Mặc dù trẻ nhỏ chưa có cơ thể hoàn thiện như người lớn nhưng khi nhận thấy hiện tượng trẻ 4 tuổi ngủ thở mạnh kèm theo một số dấu hiệu bất thường thì ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Cùng Monkey tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện thở mạnh khi ngủ trong bài viết dưới đây nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Làm sao để phát hiện trẻ ngủ thở quá mạnh?
-
Nhịp thở của trẻ sơ sinh nằm trong khoảng 40 – 50 nhịp/phút. Điều này được đánh giá là cao hơn nhiều so với 16 – 20 nhịp/phút ở người trưởng thành. Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, nhịp thở của trẻ đã bắt đầu ổn định hơn, sẽ nằm trong khoảng 25 – 40 nhịp/phút.
-
Trẻ có thể sẽ thở mạnh với khoảng 20 nhịp/phút, thường gặp khi trẻ 4 tuổi ngủ.
-
Trẻ có thể thở theo chu kỳ, trong quá trình ba mẹ quan sát bé có thể tạm ngưng thở giữa các nhịp khoảng 5s.
Lắng nghe nhịp thở của con
Cụ thể, để lắng nghe nhịp thở chính xác nhất thì ba mẹ nên đặt tai ở cạnh mũi và miệng của bé sau đó tập trung lắng nghe xem trẻ có thở kèm tiếng khò khè hay gắng sức, nặng nhọc không?
Áp má vào mũi con cảm nhận
Sau đó, ba mẹ nên áp má vào cạnh mũi và miệng bé để cảm nhận hơi thở của con có bị thở mạnh hay không. Đây là dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết trẻ 4 tuổi ngủ thở mạnh.
Quan sát các chuyển động của hõm ngực con
Cụ thể, khi ba mẹ quan sát và nghe nhịp thở nên chú ý chuyển động lên xuống ở hõm ngực theo từng nhịp thở của con. Nếu di chuyển quá mạnh, quá nhanh thì chứng tỏ bé đang bị thở mạnh và cần can thiệp để cho con có giấc ngủ ngon hơn, trọn vẹn hơn.
Đặc biệt, cha mẹ nên quan sát nhịp thở của bé khi con đang ở trong tư thế nằm yên hoặc đang được bế vào lòng. Để theo dõi chính xác, ba mẹ cần vén cao áo con sau đó quan sát, đếm nhịp thở thông qua từng cử động của ngực và bụng. Ba mẹ nên đếm liên tục trong vòng 1 phút đồng hồ. Để chính xác hơn, các chuyên gia khuyên ba mẹ nên đếm đi đếm lại từ 2 - 3 lần.
Nguyên nhân trẻ 4 tuổi ngủ thở mạnh
Vì sao trẻ ngủ thở mạnh? Ba mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân trong phần này nhé!
Mũi có chất nhầy ứ đọng khó thở
Trẻ không bị cản trở bởi chất nhầy trong đường thở thì khi ngủ sẽ bình thường. Ngược lại, khi có chất nhầy vướng ở đường thở thì sẽ khiến cho bé khó thở, khó ngủ, khi muốn ngủ thì bắt buộc bé cần thở mạnh thì mới đảm bảo đủ oxy đi vào đường hô hấp. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ 4 tuổi ngủ thở mạnh hơn bình thường.
Trẻ bị dị ứng
Nguyên nhân tiếp theo mà ba mẹ nên lưu tâm đó là có thể trẻ bị dị ứng bởi thời tiết hay một số tác nhân nào khác khiến trẻ cần phải thở mạnh hơn. Điều này phổ biến ở những thời điểm giao mùa hoặc ở những trẻ nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài như động vật, chó mèo, bụi bẩn.
Do thay đổi thời tiết kích ứng hô hấp
Tình trạng kích ứng này rất phổ biến ở những trẻ đã có tiền sử bị kích ứng hô hấp. Nếu bé gặp tác nhận thì khi ngủ bé sẽ thở mạnh hơn so với lúc thức và khi vui chơi.
Trẻ bị bệnh cảm cúm
Một số bệnh lý thông thường khiến bé thở mạnh hơn khi ngủ chính là bé đang bị cảm cúm. Việc này khiến đường thở khó chịu, bé thường kèm theo ho, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm họng nên bé khó thở hơn, bé cần thở mạnh để cảm thấy dễ chịu hơn.
Trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản
Bệnh lý liên quan đến đường hô hấp tiếp theo nhưng ở mức độ nặng hơn, nghiêm trọng hơn chính là trẻ bị viêm phổi và viêm phế quản cũng khiến cho bé cảm thấy khó thở hơn, mệt mỏi hơn. Kèm theo đó, bé tím tái, ho dai dẳng, gắng sức và thở dốc khi ngủ. Tình trạng này cần đưa đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Trẻ ngủ thở mạnh ba mẹ nên làm gì?
Làm thế nào để khắc phục tình trạng ngủ thở mạnh? Dưới đây là một số bí quyết ba mẹ nên áp dụng ngay!
Thay đổi tư thế cho con nằm nghiêng
Nằm ngửa thường khiến bé cần thở mạnh hơn vì phổi rất khó lấy oxy. Vì thế, để bé thở dễ hơn, ba mẹ nên đặt bé nằm nghiêng sang bên trái vừa tốt cho phổi, dễ thở vừa giúp tim hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.
Cho trẻ xông hơi
Xông hơi chính là biện pháp cơ bản giúp trẻ giải cảm, mệt mỏi, giúp đường thở của bé được thông thoáng, dễ chịu hơn. Bé chỉ cần xông hơn 1 lần 1 tuần và thời gian ngắn để đảm bảo không bị mất nước. Sau khi xông xong, ba mẹ cần đảm bảo bé uống thật nhiều nước để hồi phục sức khỏe tốt hơn.
Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé
Biện pháp tiếp theo mà ba mẹ có thể tham khảo hỗ trợ trẻ 4 tuổi ngủ thở mạnh chính là vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé hàng ngày. Ba mẹ nên dùng nước muối sinh lý và các dụng cụ mềm sạch để đảm bảo vệ sinh cho giúp bé dễ thở hơn, dễ chịu hơn.
Đem bé đi khám bác sĩ
Cách cơ bản nhất khi nhận thấy đột nhiên bé thở mạnh khi ngủ thì ba mẹ nên cho con đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây là cách cơ bản giúp bé xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu cần đem trẻ đi khám gấp
Sau khi xác định trẻ 4 tuổi ngủ thở mạnh kèm theo một số dấu hiệu bất thường dưới đây, ba mẹ nên cho con đi khám bác sĩ ngay lập tức, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra:
-
Trẻ ngủ li bì: Lúc này bé đã bị tổn thương ở não và mất ý thức nên cần đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời.
-
Kèm sốt cao: Sốt cao là dấu hiệu bé bị viêm nhiễm nên cần cho con đến thăm khám càng sớm càng tốt.
-
Thở mạnh có cảm giác nặng nề: Gắng sức kèm với thở mạnh, khò khè là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Nếu bé có dấu hiệu này, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
-
Trẻ quấy khóc: Trẻ 4 tuổi ngủ thở mạnh mà ban ngày chơi ngoan, hoạt động bình thường thì không đáng lo. Ngược lại, nếu bé quấy khóc bất thường tỏ ra khó chịu thì ba mẹ cần cho bé đi khám nhanh chóng để tìm ra nguyên nhân. Vì rất có thể bé đã bị vấn đề bệnh lý nghiêm trọng khiến bé bứt rứt khó chịu.
Trên đây là một số dấu hiệu bất thường mà ba mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm: Trẻ 4 tuổi ngủ thở khò khè: nhiều nguy hại đến sức khoẻ
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ về một số thông tin liên quan đến dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trẻ 4 tuổi ngủ thở mạnh khiến nhiều ba mẹ lo lắng.