Ba mẹ lo lắng về hiện tượng con ngủ trằn trọc lăn lộn không ngon giấc và đang tìm kiếm cách khắc phục? Hãy cùng Monkey tìm hiểu về nguyên nhân, cách giúp trẻ 2 tuổi đêm ngủ trằn trọc có thể có giấc ngủ ngon lành hơn trong bài viết sau đây nhé!
Những biểu hiện thường gặp ở trẻ 2 tuổi đêm ngủ trằn trọc
Giấc ngủ là yếu tố vàng giúp trẻ hồi phục sức khỏe, phát triển và thúc đẩy sự tăng trưởng cơ thể. Bé 2 tuổi ngủ đêm hay trằn trọc, khó ngủ chính là biểu hiện của vấn đề về bệnh lý, đặc biệt là hệ thần kinh.
Bé ngủ trằn trọc, khó ngủ là biểu hiện của việc rối loạn giấc ngủ. Biểu hiện cụ thể của việc trẻ 2 tuổi đêm ngủ hay trằn trọc thường gặp là:
-
Bé khó đi vào giấc ngủ
-
Khi ngủ bé không yên giấc, hay bị tỉnh nhiều lần trong đêm
-
Bé thường xuyên trằn trọc, cựa người, lăn qua lăn lại khi ngủ
-
Giấc ngủ không sâu, không lâu, dễ bị đánh thức bởi những âm thanh nhỏ.
Và điều này sẽ khiến bé khó chịu, thường hay cáu gắt. Giấc ngủ không sâu, kém chất lượng khiến bé mệt mỏi và thậm chí chán ăn.
Xem thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ nhiều có tốt không? - Chuyên gia giải đáp
Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ trằn trọc không ngon giấc
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi đêm ngủ trằn trọc. Có yếu tố về bệnh lý, có yếu tố về sinh lý cơ thể, và môi trường bên ngoài. Cụ thể đó là:
Cơ thể bé thiếu vitamin D
2 tuổi, bé đang ở độ phát triển về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên nếu như không được bổ sung đầy đủ vi chất, cụ thể là vitamin D sẽ dẫn đến vấn đề thiếu hụt canxi,... Điều này khiến hệ thần kinh trở nên nhạy cảm, do thiết các yếu tố vi lượng.
Bé đang trong giai đoạn phát triển mới
Mỗi giai đoạn phát triển bé sẽ có những thay đổi mới. Ở giai đoạn này, bé có các động tác cơ bản, thường sẽ cử động mạnh hơn, hoạt động tay chân nhiều. Vì thế, những biểu hiện trằn trọc, lăn lóc sẽ là dư âm tương tự trong giấc ngủ.
Tâm lý không ổn định
2 tuổi là khi bé bắt đầu giao tiếp với người xung quanh. Khi mở rộng môi trường tiếp xúc, có thể bé sẽ gặp phải những tác động tâm lý nhất định. Cảm xúc của bé vui buồn, lo lắng, sợ hãi bắt đầu thay đổi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bé lăn lộn, trằn trọc khó ngủ.
Bệnh lý
Đặc biệt tình trạng ngủ trằn trọc của bé là khi bé gặp các vấn đề về bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá. Thực đơn ăn uống có vấn đề, hoặc ba mẹ ép bé ăn quá nhiều,... khiến bé khó ngủ, trằn trọc về đêm.
Bé 2 tuổi đêm trằn trọc khó ngủ cũng có thể do bị sốt, hay bị đau nhức cơ thể. 2 tuổi, bé chưa thể nói, diễn đạt hết cho ba mẹ biết tình trạng sức khoẻ của mình vì thế ba mẹ sẽ không biết bé khó chịu do đâu để xử lý.
Nên làm gì khi trẻ 2 tuổi đêm ngủ trằn trọc
Để có thể khắc phục tình trạng bé 2 tuổi khó ngủ về đêm, ngủ hay trằn trọc lăn lóc. Ba mẹ có thể lưu ý những cách sau đây để cải thiện giấc ngủ cho con tốt hơn:
Tạo không gian ngủ chất lượng
Không gian ngủ rất quan trọng, có tính quyết định chất lượng giấc ngủ. Phòng ngủ của bé cần được dọn dẹp thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng. Vật dụng liên quan như giường chiếu, chăm đệm của bé đảm bảo có mùi hương nhẹ dễ chịu, khô, sạch.
Ngoài ra nhiệt độ không khí cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong phòng ngủ. Nhiệt độ ở mức vừa đảm, không quá nóng hoặc quá lạnh giúp nhiệt độ cơ thể bé bình ổn. Không gian phòng yên tĩnh, thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, độ sách vừa phải sẽ giúp bé thoải mái, an tâm khi ngủ.
Tư thế ngủ đúng chuẩn, thoải mái
Tiếp theo điều quan trọng là bé nằm ngủ với tư thế thoải mái nhất. Tư thế ngủ đúng, thoải mái sẽ giúp giấc ngủ duy trì lâu hơn, bé giảm lăn lộn quấy khóc. Nếu trong lúc ngủ bé nằm sai tư thế, ba mẹ có thể giúp con đổi tư thế nhẹ nhàng, tránh làm bé thức giấc.
Thêm bạn bè (gấu bông, gối ôm)
Ba mẹ có thể mua cho bé gấu ôm nhỏ để làm bạn lúc ngủ. Như vậy sẽ giúp bé an tâm hơn khi ngủ, giảm nỗi lo sợ xung quanh.
Tâm lý thư giãn trước khi ngủ
Bé ngủ hay trằn trọc, không sâu giấc bị ảnh hưởng bởi 1 phần do bị ba mẹ la, làm ảnh hưởng tâm lý. Ba mẹ nên có phương pháp dạy con nhẹ nhàng, không nên nặng nề với con. Trước khi cho con ngủ nên tạo tâm lý thoải mái nhất, hạn chế quát nạt con.
Hạn chế vận động
Cho bé vận động vui chơi là việc tốt bởi hoạt động giúp bé phát triển hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên nếu như vận động quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Để giảm việc bé ngủ trằn trọc, khó ngủ, ba mẹ không nên cho bé vận động mạnh, quá sức trước giờ đi ngủ.
Vệ sinh cho trẻ trước khi ngủ
Cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp bé ngủ ngon hơ, sâu giấc hơn. Bởi nếu như cơ thể bẩn, sẽ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, giấc ngủ của bé không đảm bảo. Việc sinh cơ thể sạch sẽ là cách khiến cơ thể thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ nhất.
Bổ sung các vi chất cần thiết
Bổ sung các vi chất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp trẻ giảm được những bệnh liên quan đến hệ thần kinh, cơ xương. Tiêu biểu là các loại vitamin, khoáng chất,... với vai trò hỗ trợ miễn dịch, sản xuất năng lượng, cân bằng cơ thể,... Cơ thể đủ chất, khoẻ mạnh, không bị ảnh hưởng các vấn đề bệnh lý sẽ giúp bé sinh hoạt ăn ngủ tốt hơn. Từ đó tránh được hiện tượng trằn trọc, khó ngủ.
Xem thêm: Bé 2 tuổi ngủ thở mạnh có nguy hiểm không?
Trên đây là những kiến thức chia sẻ chi tiết về vấn đề trẻ 2 tuổi đêm ngủ trằn trọc mà ba mẹ có thể tham khảo qua. Ba mẹ có thể cho con nghe nhạc, nghe đọc truyện trước giờ ngủ để bé dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn. Ba mẹ có thể tham khảo sản phẩm Monkey Stories - với những câu chuyện hay bằng tiếng Anh, vừa giúp bé ngủ ngon hơn vừa giúp bé tiếp cận ngôn ngữ tốt hơn.
Sleep in Toddlers & Preschoolers - truy cập ngày 30/6/2022
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/14302-sleep-in-toddlers--preschoolers
The 2-Year-Old Sleep Regression: What You Should Know - truy cập ngày 30/6/2022
https://www.healthline.com/health/childrens-health/2-year-old-sleep-regression