zalo
Trẻ 2 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn: Nguyên nhân và giải pháp
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 2 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn: Nguyên nhân và giải pháp

Phương Đặng
Phương Đặng

30/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Một vấn đề ít phổ biến ở trẻ 2 tuổi nhưng vẫn làm bố mẹ lo lắng đó chính là tình trạng trẻ tự nhiên nôn khi đang ngủ. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến tình trạng này? Và cách xử lý tình trạng trẻ 2 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn mà nhiều bố mẹ dù giàu kinh nghiệm nuôi con cũng chưa chắc nắm rõ là gì. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất tần tật những điệu bố mẹ cần lưu ý với con trẻ.

Vì sao trẻ 2 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn

Nôn là một tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, đặc biệt là nôn trớ. Chính vì vậy mà có nhiều bố mẹ thường chủ quan khi thấy trẻ nôn lúc đang ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ cần phần biệt được giữa nôn trớ và nôn mửa. 

Liệu nôn chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ? (Ảnh: OHGOOD)

Nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh do đường tiêu hóa còn nằm ngang và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Còn nôn mửa thường là do trẻ bị say xe hoặc bị ngộ độc thực phẩm. Việc trẻ bị nôn trong khi ngủ thường rất ít gặp, nó có thể là nhẹ vì trẻ ăn quá no, hoặc nghiêm trọng hơn là do bệnh lý nào đó mà bố mẹ cần phải chú ý.

Do trẻ ăn quá no

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và cũng là nhẹ nhất đối với trẻ. Nếu trước giờ đi ngủ trẻ được ăn quá no, đặc biệt là các thức ăn dạng lỏng như là sữa hoặc thức ăn khó tiêu hóa như dầu mỡ, thì trẻ 2 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn cũng có thể xảy ra do thức ăn chưa tiêu hóa hết và trào ngược ra ngoài. Vấn đề này tuy không mấy nghiêm trọng nhưng vẫn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, làm bé khó chịu.

Do trẻ bị ngộ độc thức ăn

Nếu trẻ bị nôn ói có kèm theo cơn đau bụng, tiêu chảy hay chóng mặt trong khi ngủ và sau khi ngủ dậy, thì có thể là do trẻ đã bị ngộ độc thức ăn. Các cơn đau cũng sẽ thuyên giảm sau khi trẻ nôn ói hay đi ngoài được. Tuy nhiên, nếu cơn đau và vẫn tái diễn vấn đề nôn ói, hoặc có thể sẽ đi kèm theo sốt và mệt mỏi thì bố mẹ nên lập tức đưa bé tới các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Do viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột thường gây khó chịu nhưng sẽ thường tự khỏi. Việc mất nước và điện giải hấu hết không nghiêm trọng đối với người trưởng thành khỏe mạnh, nhưng có thể nghiêm trọng với trẻ em.Viêm dạ dày ruột có thể khiến trẻ nôn, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi…Nếu trẻ đau lâu và không thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để chữa trị cho trẻ.

Do nhạy cảm với thực phẩm

Thực phẩm thường là tác nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ. Không phải vì thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà là vì dạ dày của trẻ 2 tuổi còn quá yếu, hệ miễn dịch của bé có thể phản ứng quá mức với một loại thực phẩm nào đó mà bình thường vốn vô hại. Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm như bơ sữa (sữa, pho mát,...), bánh mì, bánh quy giòn, bánh pizza, trứng hay đậu nành (trong nhiều thực phẩm chế biến hoặc đóng hộp và đồ ăn nhẹ) vào buổi tối hay trước khi đi ngủ vì có thể gây nôn trớ ở trẻ. 

Nếu như nặng hơn, có thể gây ra các triệu chứng khác như phát ban, sưng tấy hoặc các vấn đề về hô hấp. Nếu trẻ có triệu chứng này, ngay lập tức bố mẹ cần đưa con đến phòng khám gần nhất để được khám và chữa trị.

Do trào ngược dạ dày

Đôi khi trẻ bị nôn trớ là do bị trào ngược dạ dày, khi axit trào ngược thì chúng có thể gây kích ứng cổ họng, gây ho và buồn nôn, nôn cho trẻ. Giống như nguyên nhân trên, khi trẻ ăn thứ gì đó kích thích dạ dày như: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, phô mai, cam, quýt, xoài, cà chua,...làm cho dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, dễ gây trào ngược.

Trẻ đang ngủ tự nhiên nôn phải làm sao?

Cách giúp bé hết tình trạng nôn ói khi ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Để ngăn chặn tình trạng trẻ 2 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn, trước tiên bố mẹ nên cho trẻ súc miệng trước để loại bỏ cảm giác khó chịu trong miệng, không cho bé ăn hoặc uống ngay sau đó bất cứ thứ gì. Tiếp đó, cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ hoặc nước điện giải, sau 5 – 10 phút uống thêm 1 lần nữa để dạ dày không bị quá tải và không gây nôn. Không được cho trẻ uống nước ép trái cây và soda vào thời điểm này.

Xem thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có đáng lo ngại?

Khi nào mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Có một vài trường hợp trẻ 2 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn ba mẹ cần chú ý để đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Trẻ nôn kèm theo sốt cao, đau đầu, đau bụng và có thể có cử chỉ bị mất tri giác.

  • Nôn mửa nhiều nhưng trẻ không chịu uống bù nước.

  • Có dấu hiệu mất nước: môi khô, háo nước, mắt trũng, mệt mỏi, ít quấy khóc hơn bình thường và tiểu ít.

  • Nôn ra mật (chất nôn màu xanh lá cây) hoặc máu.

  • Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn hơn 1 ngày.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng sốt cao. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ 2 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn có thể là biểu hiện sinh lý xảy ra ở trẻ, tuy nhiên, nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bố mẹ nên tìm đến sự trợ giúp từ bác sĩ để thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân bệnh sớm, tránh hậu quả xấu cho trẻ.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey