zalo
Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có đáng lo ngại?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có đáng lo ngại?

Phương Đặng
Phương Đặng

29/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét là tình trạng hiếm gặp nhưng lại là vấn đề khiến ba mẹ có con ở độ tuổi này lo lắng. Đa số các bé đều đã ngủ xuyên đêm, yên giấc ở tuổi này, trừ trường hợp bé gặp ác mộng. Vậy nguyên nhân là gì? Ba mẹ cần làm gì để khắc phục, hỗ trợ con ngủ tốt?

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Vấn đề giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, do vậy khi thấy bé con nhà mình thường bị giật mình tỉnh dậy hay quấy khóc, bố mẹ thường rất lo lắng và không biết nguyên nhân nào làm giấc ngủ của con không được sâu giấc. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình mà bố mẹ nên biết.

Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi dễ giật mình quấy khóc. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ bị thiếu canxi

Canxi được xem là một trong những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển trong những năm đầu đời của trẻ. Tình trạng thiếu canxi có thể gây ảnh hưởng đến xương, răng, hệ cơ và cả giấc ngủ của trẻ. Khi trẻ bị thiếu canxi, giấc ngủ của con sẽ không sâu giấc, ngủ hay giật mình và quấy khóc.

Một triệu chứng khác cho thấy cơ thể của trẻ đang thiếu canxi đó chính là đổ mồ hôi ướt cả sau gối, hay ông bà thường gọi là đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Việc thiếu hụt canxi ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ, sẽ làm xáo trộn giấc ngủ và không có giấc ngủ sâu, dễ bị giật mình tỉnh giấc.

Trẻ bị hoảng sợ khi ngủ

Một nguyên nhân khác khá phổ biến chính là bé bị hoảng sợ vào ban đêm. Cơn hoảng sợ trong đêm thường bắt đầu từ khoảng 2 đến 3 giờ sau khi ngủ, khi bé chuyển từ trạng thái ngủ không REM sang ngủ REM. Biểu hiện rõ nhất cho thấy bé bị hoảng sợ là sau khi bé giật mình dậy, vẻ mặt của bé có thể mệt mỏi, hốt hoảng như mới vừa gặp ác mộng. Nguyên nhân chính là do thần kinh trung ương bị kích thích mạnh trước khi ngủ, có thể là vì những hoạt động vui chơi vào ban ngày của trẻ . Sau đây là một số đối tượng trẻ dễ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ:

  • Do trẻ ngủ không đủ giấc

  • Bé có cơ thể ốm yếu, mệt mỏi và căng thẳng

  • Khi bé được cho ngủ ở một môi trường mới, xa lạ

  • Đang sử dụng một loại thuốc nào đó. 

Do chế độ ăn của trẻ

Nếu bố mẹ cho trẻ ăn theo những gì trẻ muốn sẽ vô tình làm mất cân bằng dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Khi lượng thức ăn hằng ngày quá nhiều hay lặp đi lặp lại sẽ khiến cho lượng canxi cung cấp cho trẻ bị thiếu hụt và dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, sợ ăn và dễ mắc các bệnh lý khác. Thậm chí, một số thức ăn không tốt cho hệ tiêu hoá có thể làm bé bị trào ngược dạ dày cũng là lý do làm bé 2 tuổi ngủ hay giật mình.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên thường gặp kể trên, vẫn còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ giật mình liên tục:

  • Tư thế nằm không thoải mái, nằm sấp hoặc tay chân bị chèn ép khiến trẻ khó chịu

  • Trẻ tè dầm khiến tả ướt và trẻ ngủ không sâu giấc

  • Môi trường phòng ngủ không được tốt, có thể là do âm thanh lớn, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng quá chói, không khí trong phòng không thông thoáng,...

  • Các hoạt động mạnh, chơi đùa hoặc bị hù dọa vào ban ngày khiến trẻ bị ám ảnh

Tư thế nằm thoải mái có thể giúp bé không bị giật mình khi ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giấc ngủ của trẻ khi không được sâu và ngon giấc không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn ảnh hưởng rất lớn đến bố mẹ. Đặc biệt là với mẹ, vì mẹ phải thức giấc rất nhiều lần trong một đêm để ru trẻ ngủ lại. Vậy, cần phải làm gì để giúp bố mẹ khi trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình?

Xem thêm: [BẬT MÍ] 10+ cách cho bé 2 tuổi ngủ xuyên đêm

Nên làm gì khi trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình?

Để giải quyết cho vấn đề trên của bố mẹ, dưới đây là một số điều mà bố mẹ nên làm để giúp bé con có một giấc ngủ thật sâu và ngon nhất:

Trước tiên, bố mẹ phải xác định được nguyên nhân vì sao trẻ gặp phải tình trạng mất ngủ. Ở mỗi nguyên nhân khác nhau, bố mẹ sẽ có cách giải quyết vấn đề đó khác nhau.

Nếu trẻ hay giật mình vì bị thiếu canxi hoặc các dưỡng chất khác như vitamin D, kẽm, sắt,...bố mẹ có thể xem các cách sau:

  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để cung cấp vitamin cho con

  • Bổ sung sữa và một số chế phẩm từ bơ sữa được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Thường xuyên cho trẻ uống nước ép cam.

  • Thêm vào khẩu phần ăn bánh mì và ngũ cốc tăng cường canxi, ngoài ra có thể cho bé ăn kèm sữa chua và trái cây.

  • Học nấu và chế biến món ăn từ các loại đậu, rau có lá màu xanh đậm hay hải sản cho bé.

  • Sử dụng một số loại thực phẩm chức năng, loai thuốc bổ sung canxi cho bé theo hướng dẫn và sự cho phép của bác sĩ.

Nếu trẻ bị ngủ hay giật mình do trẻ bị hoảng sợ, bố mẹ nên theo dõi các hoạt động trước khi ngủ của con.

  • Không hù dọa và quát to làm con giật mình vào ban ngày

  • Xây dựng cho con thời gian biểu cố định.

  • Không để bé thức quá khuya, đảm bảo trẻ luôn được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.

  • Tạo cho con môi trường sống thoải mái, không nên áp đặt trẻ theo suy nghĩ bố mẹ

  • Trước khi ngủ không cho trẻ xem những các hành động như đánh nhau, bay nhảy mạnh,... trên điện thoại hay nghe nhạc âm thanh quá lớn.

Đối với các nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng của bé, bố mẹ nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau:

  • Thực phầm giàu canxi, sắt và kẽm như thịt bò, hàu, cua,..... 

  • Mẹ có thể mua các loại thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa nhiều canxi dồi dào nhất. 

  • Những rau lá có màu xanh sẫm, hải sản (tôm, nghêu, cua…), cá hay đậu đều là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.

Nếu bé ngủ hay giật mình khóc thét về tư thế ngủ khiến bé khó chịu, bố mẹ hãy quan sát và thay đổi tư thế ngủ chính xác cho con:

  • Không cho con nằm úp xuống phía dưới, để tay chân con được thả lỏng, không bị chèn ép. 

  • Môi trường ngủ con trẻ cũng cần đảm bảo 4 yếu tố : nhiệt độ, âm thanh, không khí và ánh sáng tốt.Những thực phẩm như ngũ cốc giúp bé bổ sung canxi. (Ảnh: Eva)

Lưu ý để bé 2 tuổi có một giấc ngủ ngon

Trong quá trình giúp bé có được một giấc ngủ ngon, bố mẹ cần phải lưu ý một vài điều sau đây:

  • Không cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu axit oxalic khi bổ sung canxi: Các loại rau như rau bina, măng tây, đậu trắng, đậu tương, rau dền...có chứa oxalat dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể của bé, tạo thành các oxalate ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi cho cơ thể, dẫn đến chứng táo bón ở trẻ.

  • Khi bé liên tục bị giật mình thức dậy và quấy khóc mà mẹ không thể giúp bé giảm bằng các cách trên, hãy đưa bé đến địa chỉ khám bệnh uy tín để được khám kỹ càng và chữa trị.

  • Bố mẹ không được tự ý sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng giúp bé ngủ ngon, phải có sự đồng ý của bác sĩ.

  • Nên bên cạnh con và kể chuyện thường xuyên để giúp trẻ cảm thấy yên tâm hơn trước khi ngủ.

Những lưu ý giúp bé ngủ ngon. (Ảnh: CircleDNA)

Nếu con bạn có tình trạng hay thức giấc và quấy khóc khi ngủ, hãy cố gắng quan sát và xác định được nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét. Cùng bên cạnh và giúp cho con luôn được phát triển, lớn lên một cách khỏe mạnh qua những chia sẻ trên nhé.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey