Trẻ 2 tuổi ngủ li bì, ngủ mê man cả ngày lẫn đêm, khó đánh thức có thể là hiện tượng đáng lo ngại. Bởi rất có thể trẻ đang gặp phải những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Ba mẹ hãy đọc bài viết sau đây để hiểu được nguyên nhân và cách cải thiện chứng ngủ li bì cho trẻ nhé.
Dấu hiệu trẻ 2 tuổi ngủ li bì
Thông thường, tình trạng ngủ li bì ở trẻ chỉ xuất hiện khi trẻ đang mắc phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Ba mẹ có thể quan sát và dễ dàng nhận thấy những triệu chứng này ở trẻ như:
-
Thời gian ngủ của trẻ kéo dài hơn bình thường. Một khi trẻ đã ngủ thì rất khó để đánh thức trẻ dậy. Cũng có rất nhiều trường hợp các bé tỉnh dậy nhưng ngủ lại ngay sau đó.
-
Trẻ thường xuyên lâm vào trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi, cơ thể uể oải, kém linh hoạt, mắt lờ đờ và hay híp lại
-
Trẻ 2 tuổi ngủ li bì thường thụ động trong các hoạt động thường ngày như vui chơi, học tập, xem phim giải trí,...
-
Một số những dấu hiệu khác đi kèm với chứng ngủ li bì ở trẻ 2 tuổi như: nóng sốt trong người, nhiệt độ cơ thể tăng cao, trẻ hay khóc và hay cáu gắt,...
Ba mẹ cần lưu ý và quan tâm chăm sóc trẻ. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên thì hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
App học tiếng Anh cho trẻ mầm non & tiểu học được tải nhiều nhất tại Việt Nam
Trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Trẻ 2 tuổi ngủ muộn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển lâu dài?
6+ nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngủ li bì ở trẻ
Bác sĩ đã tìm ra những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ li bì sau đây:
1. Do sức đề kháng kém
Trẻ 2 tuổi đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ vì những nguyên nhân như: lười vận động, biếng ăn, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ giấc,... nên sức đề kháng giảm sút đáng kể.
Cơ thể cũng theo đó mà hạn chế sự sản sinh ra các hormone tăng trưởng và những chất có lợi cho sức khỏe của bé. Lâu dần, bé mất đi khả năng chống chọi với bệnh tật, cơ thể yếu ớt, tinh thần không thoải mái. Bé cũng không còn hoạt bát, nhanh nhẹn như các bạn bè đồng trang lứa.
Lúc này, trẻ cần thời gian ngủ nhiều và dài như một cách nạp lại nguồn năng lượng cho cơ thể. Ba mẹ nếu bé gặp phải vấn đề này thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học và thiết lập thời gian nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng của bé.
2. Trẻ 2 tuổi bị sốt ngủ li bì
Trong các nguyên nhân khiến trẻ ngủ li bì, thì sốt chính là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất. Thời gian trẻ bị sốt, cơ thể sẽ mất khá nhiều nước dẫn đến việc trẻ cảm thấy mệt mỏi, dễ chìm vào giấc ngủ li bì.
Sốt khiến nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao, khô cổ, thở khò khè,... nên trẻ cảm thấy khó chịu trong người, chỉ muốn ngủ và ngủ trong một thời gian khá dài. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi trẻ bị sốt, chỉ cần được uống thuốc và ăn uống đầy đủ, trẻ sẽ nhanh chóng quay lại chế độ sinh hoạt bình thường.
3. Trẻ ngủ li bì do bị viêm màng não
Nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến việc ngủ li bì khó thức dậy ở trẻ 2 tuổi đó chính là bệnh viêm màng não. Khi trẻ gặp phải bệnh này, hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến trẻ vô cùng mệt mỏi, lờ đờ và thường xuyên buồn ngủ.
Trẻ bị viêm màng não không thể kiểm soát được cơn buồn ngủ và dễ chìm vào giấc ngủ li bì, khó có thể đánh thức như thường ngày. Dấu hiệu nhận biết của trẻ bị viêm màng não: trẻ đau đầu, quấy khóc, thóp lâu liền, co giật, nôn mửa, cứng gáy,...
Để phòng tránh những tai hại không đáng có ảnh hưởng đến sự phát triển và an toàn sức khỏe của trẻ, ba mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện khám ngay lập tức. Nếu chủ quan và để lâu, hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra đó là tư vong.
4. Trẻ không được cung cấp đủ oxy khi ngủ
Trẻ 2 tuổi ngủ li bì cũng một phần do thiếu oxy. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm đối với trẻ vì nếu để lâu và không được điều trị kịp thời, trẻ dễ bị thiếu máu lên não, xuất huyết não, suy hô hấp.
Ba mẹ nên đề phòng và cẩn thận hơn trước các biểu hiện khi ngủ của bé như ngủ ngáy, ngủ thở mạnh, khịt mũi, ngủ mớ thường xuyên,... Để ngăn chặn vấn đề này, ba mẹ cần để ý thiết kế không gian ngủ rộng rãi, thoáng mát, tránh việc chắn nguồn cung cấp khí cho bé hít thở khi ngủ.
5. Tác dụng phụ của tiêm ngừa
Có nhiều trường hợp cơ thể của bé có phản ứng với tác dụng của vacxin, dẫn đến sốt nên bé cảm thấy mệt trong người, biếng ăn, lười vận động, thường xuyên buồn ngủ và ngủ li bì.
Ba mẹ sau khi đưa bé đi tiêm phòng cần theo dõi sức khỏe của bé đều đặn. Nếu trẻ có các dấu hiệu lạ ngoài ngủ li bì như co giật, nôn mửa, đau đầu, quấy khóc,... thì rất có thể trẻ đã bị dị ứng với thuốc, cần gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
6. Trẻ 2 tuổi bị huyết áp thấp
Huyết áp thấp ở độ tuổi này thường là do di truyền, bẩm sinh. Trẻ bị huyết áp thấp sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ và một khi đã ngủ thì ngủ rất sâu và dài, khó để thức dậy.
Ba mẹ ngoài việc đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ, thì cũng cần thiết lập chế độ luyện tập, rèn luyện sức khỏe đều đặn, bổ sung các dưỡng chất thông qua bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt cho bé ngủ đúng giờ, đủ giấc để bé không bị buồn ngủ quá nhiều trong ngày.
7. Một số bệnh lý khác khiến trẻ 2 tuổi ngủ li bì
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, cũng có một số các bệnh có thể dẫn đến việc trẻ 2 tuổi ngủ li bì như: Viêm tai, viêm họng, thủy đậu, ho gà, sốt do mọc răng, cảm cúm,... Trẻ dễ chìm vào giấc ngủ sâu, ngủ li bì và khó đánh thức, nặng hơn nữa có thể dẫn đến hôn mê sâu.
Khi trẻ 2 tuổi ngủ li bì, bố mẹ cần làm những gì?
Tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ li bì hoàn toàn có thể chấm dứt nếu ba mẹ chú ý chăm sóc giấc ngủ và chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Cụ thể:
-
Cho bé ăn đúng bữa, đúng giờ để bé không bị đói. Đối với trẻ 2 tuổi, khoảng 3 - 4 tiếng trẻ sẽ ăn lại một lần. Nếu trẻ không muốn ăn, ba mẹ có thể cho bé uống thêm sữa.
-
Trong bữa ăn của trẻ, ba mẹ cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Khuyến khích thay đổi thực đơn hằng ngày để trẻ nạp thêm dưỡng chất và không bị chán ăn.
-
Trẻ 2 tuổi ngủ li bì, ngủ quá nhiều, ba mẹ cần cố gắng đánh thức trẻ dậy. Khoảng 1 - 2 tiếng thì sẽ gọi trẻ dậy và cho trẻ uống nước. Tránh trường hợp cơ thể trẻ bị mất nước, gây mệt mỏi, suy nhược sức khỏe.
-
Tạo ra không gian ngủ lý tưởng cho trẻ.
-
Trang phục đi ngủ cần thoải mái, mát mẹ, êm ái.
-
Sau khi đánh thức bé dậy, ba mẹ cần cho bé đi dạo, chơi trò chơi để xua đi cơn buồn ngủ ở trẻ.
-
Ba mẹ chú ý quan sát chu kỳ sinh hoạt của trẻ, để ý đến giấc ngủ và các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh lý như sốt, ho, thở khò khè, quấy khóc,... thì lập tức đưa bé đến bác sĩ để được khám chữa tốt hơn.
Để bé tỉnh táo hơn khi ngủ dậy, ba mẹ có thể kết hợp dạy bé vừa học vừa chơi bằng những ứng dụng tiếng Anh sinh động, hấp dẫn |
Lưu ý khi trẻ 2 tuổi ngủ li bì
Những lưu ý sau đây sẽ giúp cải thiện vấn đề trẻ 2 tuổi ngủ li bì một cách hiệu quả hơn:
-
Không để bé bị đói trước khi đi ngủ, tránh trường hợp bé ăn không đủ bữa, đủ lượng thức ăn cần nạp dẫn đến bụng cồn cào khi ngủ.
-
Hạn chế điều chỉnh nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp, không phù hợp với thân nhiệt của bé.
-
Cố gắng đánh thức bé dậy, không để bé tiếp tục ngủ li bì.
-
Không nên vì quá lo lắng mà tự ý mua thuốc cho bé uống.
Các câu hỏi liên quan
Trẻ 2 tuổi ngủ nhiều có tốt không?
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy, trí tuệ và thể chất ở trẻ. Tuy nhiên trẻ 2 tuổi chỉ nên ngủ trong thời gian phù hợp là từ 10 - 14 tiếng mỗi ngày. Nếu ngủ quá nhiều có thể gây phản tác dụng như: trẻ cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, thiếu tinh thần vui chơi và học tập, tay chân kém linh hoạt,...
Đọc thêm:
- Giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ, mẹ đừng bỏ lỡ!
- Trẻ 9 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Những vấn đề giấc ngủ cho bé
Trẻ 2 tuổi nên ngủ lúc mấy giờ?
Thời gian lý tưởng đến bắt đầu đi ngủ ở trẻ 2 tuổi là từ 8 giờ tối và thức dậy vào tầm 7 - 8 giờ sáng hôm sau. Trong ngày sẽ có giấc ngủ trưa ngắn kéo dài khoảng 30 - 1 tiếng. Khoa học đã chứng minh đây là thời gian tốt nhất để cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và thể trạng của trẻ.
Lời kết
Trẻ 2 tuổi ngủ li bì là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên nếu nắm rõ được nguyên nhân và các giải pháp, thì ba mẹ có thể cải thiện trọn vẹn giấc ngủ cho bé. Hi vọng những thông tin mà Monkey chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho cả bé và gia đình.