zalo
Sự phát triển của trẻ 9 tuổi và những điều ba mẹ cần biết
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Sự phát triển của trẻ 9 tuổi và những điều ba mẹ cần biết

Lê Hương
Lê Hương

12/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đến 9 tuổi, trẻ đã sẵn sàng cho một sự thay đổi lớn về phát triển trí tuệ, thể chất và tình cảm. Để hiểu được sự phát triển của trẻ 9 tuổi, cha mẹ cần kiên nhẫn chuẩn bị vì trẻ ở độ tuổi này thường nghĩ rằng chúng đã lớn và không cần sự giám sát của cha mẹ nữa. Hãy cùng Monkey khám phá chi tiết sự phát triển của bé ở độ 9 tuổi nhé!  

Các cột mốc phát triển của trẻ 9 tuổi

Trẻ bắt đầu trải qua những dấu hiệu dậy thì sớm. Thông thường, các bé gái có thể sẽ tới tuổi dậy thì sớm hơn các bé trai đây là một giai đoạn bứt phá tăng trưởng. Con bạn có thể cao hơn đáng kể và tăng cân nhiều trong giai đoạn này.

Giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của bé, bố mẹ có thể cho bé kiên trì hoạt động thể chất để đạt được mục tiêu, chẳng hạn như khi chơi trò chơi hoặc hoàn thành thử thách thể lực. 

1.1 Phát triển thể chất

Các bé điều khiển tốt cử động của bàn tay và các ngón tay, biết sử dụng các công cụ như búa hoặc các dụng cụ làm vườn tương đối thành thạo. Ngoài ra, bé còn có khả năng vẽ các bức tranh có nhiều chi tiết, kiên trì theo đuổi các hoạt động cho đến khi kiệt sức. Trẻ lên 9 tuổi phân biệt rõ ràng giữa nam và nữ giới  đây coi như là sự kích thích đầu tiên của tuổi dậy thì, cả bé trai lẫn bé gái vẫn tiếp tục tăng đều đặn về chiều cao và cân nặng của bé.

1.2 Phát triển cảm xúc

Tâm trạng của trẻ rất dễ thất thường khi rơi vào độ tuổi này. Có thể là háo hức được thử thách trong những việc không có sự can thiệp của ba mẹ, các bé 9 tuổi biết đánh giá bản thân mình với các bạn bè xung quanh mình, biết cách phàn nàn về những việc làm mình không mong muốn.

Bên cạnh đó, bé trở nên có trách nhiệm và đáng tin cậy hơn, khẳng định vai trò của bản thân bằng sự chân thành và những lời nhận xét của gia đình, thầy cô và bạn bè. Lên 9 tuổi, trẻ rất coi trọng sự công bằng với bản thân và với những người khác, do đó trẻ thích trò chuyện và chia sẻ ý tưởng, quan điểm của mình với mọi người nhiều hơn để nhận được sự đồng cảm, chia sẻ. 

1.3 Phát triển xã hội

Phát triển rèn luyện các kỹ năng xã hội cho trẻ là một trong những điều cực kỳ cần thiết vì ở độ tuổi này, các mối quan hệ bạn bè dần trở nên quan trọng hơn đối với các bé. Các bé cũng đã dần nhận ra bạn bè cũng có nhiều cấp bậc khác nhau và thường sẽ có bạn thân nhất đối với mình. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bắt đầu hiểu ra rằng áp lực từ bạn bè xung quanh có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc của mình.

Một số nội dung không lành mạnh ở trên các mạng xã hội vô tình gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ nếu bạn không kiểm soát được các thông tin bé tiếp cận. Vậy nên, bố mẹ nên giáo dục cho con những kiến thức cần thiết để trẻ tự bảo vệ mình và chỉ con những nhận thức đúng với lứa tuổi của bé.

1.4 Phát triển nhận thức

Trong giai đoạn này trẻ có thể hiểu và sử dụng từ vựng và cấu trúc câu phức tạp, bài phát biểu của trẻ 9 tuổi hầu như đạt được trình độ người lớn. Các em thực hiện các phép toán như tổng cộng và trừ số tiền với nhiều chữ số, hiểu và sử dụng các phân số và tổ chức dữ liệu. 

Khi bé đang dần bước vào giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ em 9 tuổi bé có thể trình bày chi tiết về các sự kiện xảy ra hằng ngày. Đồng thời hoàn thành các bài tập phức tạp hơn khi thầy cô đưa ra. Dần dần các suy nghĩ được độc lập hơn, lên kế hoạch tốt hơn suy nghĩ nghiêm túc và cải thiện việc ra quyết định. 

Độ tuổi thích ứng tốt với các quy ước xã hội, có hành vi cư xử đúng mực trong hầu hết các tình huống. Các em đang xây dựng và hình thành các giá trị đạo đức cho bản thân mình, chọn cho mình hình mẫu thần tượng và theo dõi. Đó có thể là thầy/cô giáo, huấn luyện viên thể thao và việc chọn thần tượng này chịu ảnh hưởng hầu hết là của giới trẻ cùng với đó là bạn bè đồng trang lứa.

1.5 Phát triển ngôn ngữ

Lên 9 tuổi trẻ bắt đầu nói chuyện rõ ràng và biết chọn lọc từ để sử dụng phù hợp trong giao tiếp giống như một “người lớn". Các bé đã đọc và viết một cách nhuần nhuyễn hơn, diễn đạt suy nghĩ của mình theo cách văn chương, đa dạng từ vựng. Bố mẹ nên khuyến khích các em đọc nhiều sách khi 9 tuổi chọn các thể loại truyện phù hợp với sở thích của trẻ để có thể phát triển toàn diện nhất cho bé. 

1.6 Chơi

Đa số các trẻ 9 tuổi thường thích chơi với các bạn cùng giới, cùng độ tuổi hơn vì có chung suy nghĩ với các bé làm các bé thoải mái hơn khi tiếp xúc. Các bé thường sẽ thích các trò chơi vận động hoặc ngồi chơi game nhiều hơn là các trò chơi về đóng vai.

1.7 Những mốc quan trọng khác

Mốc phát triển và hình thành đáng chú ý khác ở trẻ 9 tuổi là:

  • Trẻ ở độ tuổi này vẫn phải ngủ đủ 10 – 11 giờ mỗi đêm, thế nhưng việc cho con đi ngủ sớm đã không còn dễ dàng nữa.

  • Trẻ đã có những tiêu chuẩn nhất định trong vấn đề sinh hoạt, trẻ cũng có thể tự mình theo dõi các hoạt động hàng ngày và ghi nhớ về thời gian biểu.

  • Nhiều trẻ 9 tuổi cũng thích tham gia hoạt động đội nhóm ở các câu lạc bộ hoặc các trung tâm rèn luyện kỹ năng mềm. Đây là cơ hội để bé có thể giao lưu và làm quen với những người bạn mới, đồng thời có cơ hội làm việc vì một mục tiêu chung hay sở thích chung.

Những bước ngoặt của trẻ 9 tuổi

2.1 Biết lên kế hoạch

Khả năng lập kế hoạch và con muốn được độc lập hơn nhưng không may là năng lực lập kế hoạch ở độ tuổi này chưa đủ để con có thể 1 mình tổ chức được mà không cần bố mẹ hỗ trợ. 

Bố mẹ không nên lạnh lùng dẹp tan kế hoạch hay mong muốn “viển vông” của con. Thay vào đó bạn hãy ngồi xuống cùng con để xem rằng thời điểm nào thì hợp lý để nói với con rằng hãy kể cho bạn nghe xem bé đã lên kế hoạch những gì. Nhưng với những việc nho nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của bé, nếu bạn cho con quyền tự do quyết định thì bé sẽ rất vui. 

2.2 Biết khám phá đam mê

Bố mẹ có còn nhớ cái hồi mà con cứ rên rỉ  “Con buồn chán quá” và các phụ huynh thì ước gì con có một sở thích nào đó trong mình. Giờ thì bố mẹ nên cảm thấy vui mừng và thỏa nguyện, vì bé đã đến tuổi thần kỳ của chính mình những niềm đam mê đã bắt đầu lộ diện và cùng lúc.

Bé đã có trong tay những công cụ đang dần phát triển đối với các bé như khả năng ngôn ngữ, sức mạnh, khả năng tư duy và tập trung. Tất cả những điều cơ bản cần thiết để chuyển suy nghĩ thành hành động.

2.3 Biết để ý đến bạn khác giới

Ở các em đã bộc lộ những thiên hướng giới tính, trong giờ học ở lớp đã xuất hiện những bức thư nhỏ chuyền tay trao đổi về vấn đề mà 2 bạn đang quan tâm cùng nhau. Các em thường suy nghĩ khác lạ và rất hay thắc mắc về những câu hỏi trong chính suy nghĩ của trẻ. 

Đồng hành cùng con trong giai đoạn 9 tuổi

3.1 Giúp con tăng sự tự tin

Trẻ độ tuổi này đang tìm cách nắm bắt và học hỏi các thông tin. Nhưng chưa thật sự “sáng tỏ" trong suy nghĩ lẫn lời nói của trẻ. 

Bố mẹ đừng nên tạo áp lực vô hình trên vai của con, không đổ lỗi cho trẻ “dốt" không nên coi trọng quá nhiều vào điểm số mà hãy để con học hết mình theo sức của bé. Điều này sẽ giúp bé thoải mái hơn không bị mệt mỏi, thậm chí suy nghĩ về bản thân mình là dốt, dần khiến con trở nên tự ti. Bố mẹ chính là người giúp con tăng thêm sự tự tin vào bản thân, để trẻ không vì một thành tích kém mà trở nên hụt hẫng, khiến bé bị tụt dốc so với các bạn.  

3.2 Giúp con phát triển khả năng tư duy độc lập

Trẻ đang dần trở nên quyết đoán hơn, có quan điểm cá nhân trong nhiều vấn đề ở cuộc sống hằng ngày. Nhiệm vụ của vố mẹ lúc này là khơi gợi cho trẻ khả năng suy nghĩ chủ động, cần làm cho trẻ thấy được nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của mình, tích cực tìm kiếm giải pháp nếu kết quả đó có kém với bản thân mong đợi.  

3.3 Tăng cường kiến thức cho con

9 tuổi ở giai đoạn tiền tuổi tween nên thể chất phát triển nhanh nên bố mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý. Cân bằng dinh dưỡng hợp lý cho con ít ăn vặt để con không tăng cân béo phì, cũng như hướng con tham gia vào các hoạt động thể chất ngoài trời để tăng cường sức khỏe, vận động dẻo dai. 

Suy nghĩ cảm nhận của con về mọi thứ rất tốt cho nên bố mẹ cần phải dạy cho con biết ý thức về giá trị bản thân, giá trị và trách nhiệm để nâng cao khả năng chịu đựng áp lực. Đồng thời trang bị kiến thức về tuổi dậy thì giúp con bình tĩnh đi qua nó.

Xem thêm: Top 10 đồ chơi trí tuệ cho trẻ 10 tuổi

Bài viết trên giúp các bố mẹ có những kiến thức về nuôi dạy trẻ 9 tuổi. Hy vọng sau khi đọc giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về các vấn đề liên quan đến trẻ để dạy con đúng cách đằng sau luôn cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Monkey mong rằng qua bài viết này bố mẹ sẽ luôn kiên nhẫn đồng hành cùng con trong mọi cách giúp bé phát triển tốt hơn về sức khỏe cũng như tinh thần một cách toàn diện nhất.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!