zalo
Trẻ 9 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 9 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Lê Hương
Lê Hương

14/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Nhiều bậc phụ huynh đau đầu và lo lắng khi con mình bị thừa cân, thiếu chiều cao và không biết trẻ 9 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Việc sử dụng biểu đồ chiều cao, cân nặng của trẻ có giúp bố mẹ kiểm soát được con mình có đang thực sự phát triển tốt hay không? Monkey sẽ hướng dẫn bạn cách đánh giá cân nặng và chiều cao của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) nhé!

Cách đo chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ 9 tuổi

Bước 1: Công thức tính chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m)* Chiều cao(m))

Bước 2: Đánh giá tình trạng sinh dưỡng của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi của trẻ em

  • Sau khi chỉ số BMI được tính, nó được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ.

  • Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.

  • Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi ( từ 2 tuổi tới 20 tuổi) được biểu diễn như sau

2.Trẻ 9 tuổi cao bao nhiêu, trung bình cân nặng thế nào?

Bảng chiều cao cho thấy theo độ tuổi bé trai 9 tuổi có chiều cao chuẩn 133.3cm. Đây là kết quả chiều cao của những trẻ được chăm sóc đúng cách về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, thói quen nghỉ ngơi… Nếu con bạn chưa đạt được mức cao này, hãy điều chỉnh lại phương pháp nuôi dưỡng và chế độ dinh dưỡng của con bạn  nhé.

Đặc biệt hơn ở lứa tuổi này chính là chiều cao chuẩn của nam và nữ có sự đồng nhất. Vì vậy, mức chuẩn chiều cao của bé gái 9 tuổi là 133.3cm. Con số này có thể chênh lệch ở những bé gái cùng tuổi sở dĩ do chế độ ăn uống, vận động, ngủ nghỉ ở từng bé khác nhau.

Trẻ 9 tuổi cao bao nhiêu là hợp lý và cách phát triển chiều cao

3.1 Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng quyết định đến 32% khả năng tăng chiều cao của trẻ. Các bữa ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, được sắp xếp khoa học sẽ giúp xương có điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn. Thực đơn hằng ngày cần bổ sung các chất quan trọng cho quá trình phát triển chiều cao: Canxi, protein, vitamin D, vitamin K, collagen type 2, magie, phốt pho, kẽm, sắt, kali… 

Các chất này bổ sung thông qua một số thực phẩm như: Cá, tôm, cua, ốc, hến, thịt gà, thịt bò nạc, trứng, bơ, sữa, phô mai, hạnh nhân, đậu nành, đậu hũ, rau bina,... Bố mẹ lưu ý chế biến hợp khẩu vị trẻ nhà mình mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng tối ưu trong thực phẩm.

3.2.Tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày

Bố mẹ hãy là người cùng duy trì thói quen với bé. Vì thói quen rèn luyện thân thể mỗi ngày giúp trẻ đảm bảo được 20% phát triển chiều cao. Trẻ 9 tuổi có thể tập các bài tập yoga tại nhà, đạp xe, nhảy dây, tập xà đơn, chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao: Bơi lội, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… Một số lưu ý dành cho bố mẹ khi tập luyện cùng trẻ:

  • Duy trì tập luyện 45 - 60 phút/ngày, tối thiểu tập thể dục thể thao 3 - 5 ngày/tuần.

  • Luôn khởi động trước mỗi bài tập và giãn cơ nhẹ nhàng sau khi tập.

  • Ăn nhẹ với ngũ cốc, chuối, bánh ngọt… Trước giờ tập khoảng 45 - 60 phút.

  • Cường độ tập luyện hợp lý phải có kế hoạch rõ ràng để bé không bị ảnh hưởng cường độ tập quá sức.

  • Bố mẹ không cho bé tập khi đang có chấn thương.

  • Uống đủ nước trong và sau khi tập.

3.3.Chăm sóc giấc ngủ cho con

Cho bé ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái hơn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Giấc ngủ ngon và sâu giúp cơ thể của bé dễ dàng sản sinh các hormone tăng trưởng với hàm lượng nhiều nhất trong ngày. Trẻ cần đi ngủ trước 22h tối và ngủ đủ 8 - 10 tiếng/ngày. Bố mẹ lưu ý không để trẻ mặc đồ quá chật khi ngủ, không ăn quá no trước giờ ngủ hay vào bữa tối. Không khí phòng ngủ thoáng, tránh ẩm mốc, nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh hoặc quá nóng để trẻ cảm thấy thoải mái. 

3.4.Đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể

Các trẻ uống quá nhiều nước sẽ gây những hệ lụy không mong muốn cho sức khỏe. Nhưng nếu bị thiếu nước thì cũng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Thông thường, trẻ ít khi tự uống nước, chỉ uống khi đã quá khát đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đã bị mất nước nhẹ. Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ uống đủ nước vào những thời điểm chính xác như:

  • Giữa các bữa ăn: Không nên cho trẻ uống nước trước hoặc ngay sau khi ăn. Nguyên nhân bởi nếu uống nước trước bữa ăn thì sẽ tạo cảm giác no, khiến trẻ không muốn ăn. Còn uống nước ngay sau khi ăn sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến trẻ khó tiêu, kém hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ uống nước giữa các bữa ăn.

  • Sau khi tắm: Khi đi tắm, không gian kín gió và nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh tốc độ bay hơi ẩm trên da, khiến da trẻ bị khô và bé sẽ cảm thấy khát. Sau khi tắm khoảng 15 phút, bố mẹ nên cho bé uống nước để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất thải trong cơ thể và góp phần làm dịu da khô. 

  • Sau khi ngủ dậy: Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nước trước khi ngủ vì có thể khiến bé nhịn tiểu, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và làm tăng gánh nặng cho thận. Bố mẹ nên cho trẻ uống nước sau khi ngủ dậy để giảm khô miệng, tăng cường trao đổi chất và cải thiện chức năng thận của bé.

  • Sau khi khóc: Trẻ đã ổn định về cảm xúc, ngừng khóc thì bố hoặc mẹ nên cho trẻ uống nước. Bởi khóc làm tiêu hao lượng nước trong cơ thể, khiến cổ họng trẻ bị khô, đau rát nên cần được bù nước. Đồng thời, việc cho trẻ uống nước cũng giúp bé xua tan những cảm xúc tiêu cực.

3.5.Cải thiện tư thế

Giúp các bé cải thiện được tư thế chuẩn khi đứng, ngồi hay nằm giúp tình hình xương chậu và cột sống trong quá trình nâng đỡ cơ thể diễn ra thuận lợi. Tư thế sai có khả năng gây ra các tình trạng cong vẹo cột sống, các tổn thương ở xương, đặc biệt là xương chậu. Phụ huynh hãy chú ý điều chỉnh cho trẻ theo tư thế đúng chuẩn bằng cách ngồi hay đứng thẳng lưng, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, tránh nằm sấp khi ngủ. 

3.6.Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh vì đồ ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng. Đa số thức ăn nhanh có quá nhiều chất đạm, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, ít tinh bột, ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Một bữa ăn không cân đối về khẩu phần và nếu kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Điều này có thể dẫn tới các bệnh rối loạn chuyển hóa như thừa cân béo phì, huyết áp cao, tiểu đường. 

3.7.Cho con tắm nắng mỗi ngày

Cho trẻ phơi nắng trước 9h sáng và sau 4h chiều. Vitamin D rất quan trọng với trẻ, hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Ngoài xuất hiện trong thực phẩm và các loại sản phẩm bổ sung, vitamin D có thể tổng hợp dưới da thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Bố mẹ nên cho con tắm nắng 10 – 15 phút/mỗi ngày vừa giúp con khỏe khoắn, lại vừa bổ sung thêm vitamin D giúp phát triển xương tốt hơn.

3.8.Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời

Cùng tham gia với con là cách tốt nhất để khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi ngoài trời. Không những vậy, việc này còn giúp thúc đẩy tình cảm giữa bố mẹ và con cái, bố mẹ có thể tổ chức cho cả gia đình đi cắm trại. Cùng với đó là các trò chơi như truy tìm kho báu, kéo co… để các bé tham gia, vui đùa tạo kỉ niệm với trẻ. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể cùng con làm một số công việc ngay tại nhà như chăm sóc cây cảnh, sơn cổng. 

Đi bộ thay vì đi xe đến công viên vì điều này sẽ tạo cơ hội để trẻ ngắm nhìn thiên nhiên và quan sát những đứa trẻ khác. Kích thích sự tò mò, lôi kéo trẻ hòa nhập cùng các bạn khi đi bộ trẻ cũng có cơ hội quan sát nhiều hơn và đặt câu hỏi về thế giới xung quanh. Bố mẹ hãy tận dụng cơ hội này để bổ sung thêm kiến thức cho trẻ. 

3.9.Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao

Sản phẩm giúp bé tăng cân dựa trên hoạt động trao đổi chất tự nhiên của hệ tiêu hóa. Tức là nó bổ sung các chất cần thiết để quá trình hấp thụ và tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Hầu hết các sản phẩm này đều được chiết xuất từ ​​các dược liệu hoàn toàn tự nhiên, như: giá đỗ, sữa ong chúa,… 

Ngoài ra, các sản phẩm này còn có tác dụng nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi, ức chế, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Từ đó cải thiện hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có chứa men vi sinh có lợi cho quá trình tiêu hóa của trẻ.

Xem thêm: Chiều cao cân nặng bé gái 9 tuổi bao nhiêu là đủ?

Bài viết trên giúp các bố mẹ có những kiến thức về trẻ 9 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn, không bị chậm phát triển chiều cao. Hy vọng sau khi đọc giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về các vấn đề liên quan đến cân nặng của trẻ để chăm sóc con đúng cách đằng sau luôn cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Monkey mong rằng qua bài viết này bố mẹ sẽ luôn kiên nhẫn đồng hành cùng con trong mọi cách giúp bé phát triển tốt hơn về sức khỏe cũng như tinh thần một cách toàn diện nhất.   

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey