Khi con bạn đến tuổi bắt đầu rụng răng sữa, sẽ có nhiều vấn đề khiến bạn quan tâm. Trong đó, rất nhiều mẹ lo lắng vì trẻ 8 tuổi chưa thay răng, liệu nguyên nhân có phải do thói quen sinh hoạt răng miệng của trẻ? Cùng Monkey tìm hiểu thông tin này nhé!
Thời điểm thay răng của trẻ
Những chiếc răng sữa đầu tiên thường bắt đầu rụng vào khoảng 6 tuổi. Một số trẻ có thể thay răng sớm nhất là 5 hoặc muộn nhất là 7 tuổi, điều này vẫn được coi là bình thường. Trẻ trung bình sẽ bị rụng tám chiếc răng sữa vào năm tám tuổi; bốn răng cửa trên và bốn răng cửa dưới.
Khoảng 10 tuổi những chiếc răng còn lại bắt đầu rụng. Trẻ vị thành niên trung bình rụng hết răng sữa trước 13 tuổi. Bé gái thường rụng răng nhanh hơn bé trai và đôi khi sớm hơn 11 tuổi. Răng hàm thứ 12 bắt đầu mọc trong thời gian này.
Nguyên nhân trẻ 8 tuổi chưa thay răng
Trẻ 8 tuổi vẫn chưa có dấu hiệu thay răng có thể do những nguyên nhân sau:
-
Di truyền: Nếu răng của bạn mọc vào trong một thời gian dài hoặc bạn cần niềng răng để giải quyết các vấn đề về chỉnh nha, rất có thể con bạn cũng sẽ như vậy.
-
Đẻ non
-
Chế độ ăn uống chưa hợp lý: có thể con bạn đang thiếu chất hoặc thiếu canxi, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của trẻ.
-
Mẹ ăn kiêng quá nhiều trong lúc mang bầu
-
Do thói quen xấu của trẻ: trẻ em thường có thói quen cắn móng tay, dùng tay ăn, chống cằm….điều này ảnh hưởng xấu đến hàm răng cũng như mang lại nhiều vi khuẩn trong khoang miệng, dẫn tới viêm nhiễm. Trẻ ăn kẹo quá nhiều cũng bị xiết ăn răng.
-
Có thể trẻ bị thiếu mầm răng vĩnh viễn: Một số trường hợp trẻ thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc răng vĩnh viễn mọc ngầm ở bên trong mà chưa phát hiện ra, nên tuy răng sữa đã rụng đi nhưng răng vĩnh viễn mãi không thấy mọc lên thay thế.
Trẻ 8 tuổi chưa thay răng có ảnh hưởng như thế nào?
Như vậy, bạn đã biết nguyên nhân khiến bé 8 tuổi nhà mình chưa thay răng. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết thêm tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển răng của bé.
Răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch
Nếu chân răng của trẻ còn quá chắc, thì răng vĩnh viễn rất có thể sẽ mọc ra mà chệch theo hướng khác, chứ không đúng theo vị trí. Chân răng sữa không bị lung lay, thì dĩ nhiên là răng vĩnh viễn sẽ phải chòi lên theo một hướng khác.
Khả năng bị mắc các bệnh lý về răng miệng cao
Khi răng vĩnh viễn mọc lệch hướng, điều này sẽ khiến hàm răng của bé xuề xòa, lổm chổm nhiều chỗ và nhiều khe khiến thức ăn dễ bám vào,. Bên cạnh đó còn khiến kẹt trong chân răng và khó vệ sinh răng sạch sẽ như răng bình thường, do đó dễ là chỗ cho vi khuẩn sinh sôi làm hư răng, đau răng.
Bên cạnh đó, khi răng mọc lệch có thể đâm vào nướu, chen không đúng chỗ gây khó chịu, đau nhức, thực tế, người bị lòi xỉ sẽ thường xuyên bị đau răng hơn so với người mọc răng bình thường. Nhiều thí nghiệm cho thấy điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ, trẻ sẽ chán ăn và kén ăn hơn.
Thẩm mỹ xấu
Răng lòi xỉ sẽ làm cho nụ cười của bé xấu đi, một hàm răng lởm chởm chen chúc sẽ khiến bé thiếu tự tin trước đám đông, làm bé thêm rụt rè và nhút nhát, tức là tác động đến tính cách và cả tâm lý của trẻ.
Một hàm răng lộn xộn và chìa ra chìa vô có thể làm lệch khuôn mặt, gây hô và trông xấu đi rất nhiều. Đặc biệt là đối với răng cửa, nếu răng mọc vĩnh viễn đâm ra ngoài và lớn hơn, thì trông sẽ càng bất thường.
Nên làm gì khi trẻ 8 tuổi chưa thay răng?
Để khắc phục tình trạng trẻ 8 tuổi chưa thay răng, ba mẹ nên cho bé kiểm tra và áp dụng các biện pháp về dinh dưỡng & chăm sóc răng miệng như sau:
Kiểm tra tình trạng răng của trẻ
Trước hết, bố mẹ nên xem kĩ hàm răng của con, hoặc đến bác sĩ nha khoa xem răng của con đã thật sự mọc hay chưa, rất có thể, răng sữa của con không lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc ở bên trong.
Ba mẹ cũng nên theo dõi sát sao tình hình răng của con, vì đôi khi trẻ sợ nhổ răng nên không dám báo, đến lúc răng vĩnh viễn mọc ra thì đã không thể nhổ răng sữa được nữa. Trẻ có thể sẽ cần nha sĩ hỗ trợ để thay răng, nhổ răng cho đúng cách và bớt đau. Các nha sĩ sẽ giúp bé nắn chỉnh răng sao cho phù hợp, và sớm chỉnh sửa lại sự lệch lạc cho đúng trước khi quá muộn.
Thiết lập cho bé chế độ ăn uống phù hợp
Trẻ em rất thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, tuy nhiên, cha mẹ cần hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, đồ cứng khó nhai, kẹo cao su,... để tránh sâu răng. Trong quá trình thay răng, nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, súp lơ… đồng thời bổ sung các thực phẩm nhiều canxi như sữa, phô mai để răng chắc khỏe hơn.
Dạy trẻ chăm sóc răng
Ba mẹ nên tập cho con thói quen súc miệng sau khi ăn, đánh răng sáng tối mỗi ngày để bảo vệ răng khỏe mạnh. Hơn nữa, việc chăm sóc răng đúng cũng sẽ giúp con hạn chế bị sâu răng nếu bé ăn nhiều đồ ngọt, hoặc giảm nguy cơ viêm lợi do thức ăn bám lại, ngăn ngừa hơi thở có mùi,...
Như vậy, Monkey đã giúp bạn tìm hiểu qua về vấn đề thay răng và chăm sóc răng miệng cho trẻ, cha mẹ hãy luôn theo dõi, quan tâm con để con có một hàm răng đẹp và cười xinh rạng rỡ nhé! Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bậc phụ huynh bớt lo lắng và biết cách cải thiện vấn đề trẻ 8 tuổi chưa thay răng một cách dễ dàng và hiệu quả.