zalo
Cách dạy trẻ 8 tuổi khó bảo hiệu quả ba mẹ cần biết
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Cách dạy trẻ 8 tuổi khó bảo hiệu quả ba mẹ cần biết

Lê Hương
Lê Hương

30/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi gặp trường hợp trẻ 8 tuổi khó bảo nhiều cha mẹ thường mất bình tĩnh nên hay quát tháo, đánh mắng, la hét trong quá trình dạy dỗ khiến con càng trở nên lì lợm, làm trái ý bố mẹ. Vậy lúc này cha mẹ cần làm gì? Đâu là cách giáo dục trẻ lý tưởng mà phụ huynh nên áp dụng?

Tại sao trẻ ương bướng khó bảo?

Nhiều cha mẹ thường thắc mắc, tại sao trước kia con mình rất nghe lời, ngoan ngoãn nhưng khi bước sang giai đoạn tầm 8 tuổi trẻ thường tỏ ra lì lợm, khó bảo và đôi khi cãi lời người lớn.

Vấn đề này gây nên không ít tranh cãi giữa chính các bậc phụ huynh và cả cha mẹ với con cái. Thậm chí nhiều ông bố, bà mẹ còn cảm thấy áp lực trong việc dạy con sao cho đúng và hiệu quả. Theo đó, một vài nguyên nhân được cho là lý do khiến trẻ 8 tuổi khó bảo.

Có nhiều lý do khiến trẻ ương bướng, khó bảo. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tác động môi trường sống

Cha mẹ có biết, môi trường sống tác động rất nhiều đến sự hình thành nhân cách và cả tính cách của mỗi đứa trẻ. Con bạn sẽ có thiên hướng trở lên khó bảo hơn nếu bé được sống và tiếp xúc với những người có những tính cách tương đồng như: ngang bướng, không nghe lời, hay cãi lại…

Vì thế, để con được phát triển toàn diện, cha mẹ hãy cố gắng tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường lành mạnh, kéo xa con ra khỏi những mối quan hệ độc hại, không tốt cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ ương bướng còn một nguyên nhân khác không thể không kể đến là do cha mẹ, ông bà quá nuông chiều khiến con dễ sinh hư và luôn muốn được làm mọi việc theo ý mình.

Lúc này khi người lớn yêu cầu con làm điều gì đó không đúng ý con, con thường không thích và có những phản ứng như lì lợm, khóc lóc, ăn vạ hoặc đập phá đồ.

Do thay đổi tâm sinh lý độ tuổi

Lý giải về việc trẻ 8 tuổi khó bảo, các chuyên gia tâm lý trẻ nhỏ cho hay, ở giai đoạn này, tâm lý trẻ bị xáo trộn và không kiểm soát tốt cảm xúc nên dễ phản ứng thái quá.

Bên cạnh đó với nhiều trẻ đây còn là giai đoạn tiền dậy thì nên bé có sự nhạy cảm trong cảm xúc, con thường trở lên khó bảo, không chịu nghe lời và luôn muốn thể hiện bản thân với người khác.

Đây chính là 2 yếu tố quan trọng nhất khiến trẻ 8 tuổi khó bảo. Việc biết được nguyên nhân sâu xa, sẽ giúp cha mẹ hiểu được mình cần làm gì để con trở thành những em bé ngoan ngoãn, nghe lời.

Cách dạy trẻ 8 tuổi khó bảo

Hiện nay có rất nhiều thông tin chia sẻ, hướng dẫn cha mẹ cách nuôi dạy con trong từng độ tuổi sao cho đúng, hiệu quả. Trong trường hợp em bé 8 tuổi khó bảo cha mẹ có thể thực hiện một vài cách nuôi dạy con theo tư vấn sau:

Luôn dành cho con những lời khen và sự động viên

Cáu gắt, quát nạt, đánh mắng luôn là những điều dễ thấy ở cha mẹ khi nuôi dạy con, tuy nhiên chúng không thực sự tốt và hiệu quả về lâu dài. Hợp lý nhất, cha mẹ hãy nhẫn lại, chịu lắng nghe con và dành cho con những lời khen hoặc động viên khi con làm bất cứ điều gì hay, tốt trong cuộc sống hàng ngày.

Việc thường xuyên dành những lời khen như là 1 cách động viên tinh thần và giúp trẻ hiểu điều gì nên làm và không nên làm. Dần dần con sẽ hình thành được tư duy tốt và dễ vào nếp hơn.

Ba mẹ Luôn dành cho con những lời khen và sự động viên. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tôn trọng mong muốn và ý kiến của con

Cha mẹ thường hay cho mình quyền được quyết định cuộc sống của con, vì thế luôn bắt trẻ làm theo những gì mà mình cho là đúng. Tuy nhiên điều này không chỉ làm giới hạn sự phát triển của trẻ mà còn khiến con trở lên khó bảo, bướng bỉnh hơn.

Nuôi dạy con đúng cách chính là hãy lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con. Nếu điều con mong muốn không ảnh hưởng đến bản thân và mọi người xung quanh hãy để con được làm theo ý mình. Nếu làm được như thế, cha mẹ sẽ trở thành những người bạn tốt, dễ chia sẻ với con nhiều điều.

Tôn trọng mong muốn và ý kiến của con. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khuyến khích con kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình

Khuyến khích con kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình là cách dạy con phổ biến được nhiều ông bố, bà mẹ trên thế giới áp dụng để giúp con mình trở thành những đứa trẻ ngoan.

Với cách này cha mẹ hãy đưa ra những quy tắc và khuyến khích trẻ thực hiện theo quy tắc đó. Nếu làm đúng con sẽ được thưởng và ngược lại khi làm sai con phải chịu phạt.

Điều này nhằm mục đích giúp kích thích trẻ có thói quen tìm cách để tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho hợp lý nhằm lợi nhất cho chính mình.

Khuyến khích con kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tìm hiểu lý do vì sao con ương bướng

Luôn có một nguyên nhân và lý do nào đó khiến cho trẻ trở lên ngang bướng. Điều quan trọng là cha mẹ hãy từ từ tìm hiểu, quan sát, trò chuyện để biết vì sao con lại có những phản ứng như thế từ đó cùng con điều chỉnh hành vi của chính mình.

Cha mẹ không nên phản ứng mạnh trước những hành vi này của con, bởi điều đó không giúp ích, thậm chí còn khiến con trở nên lì lợm, muốn thể hiện bản thân nhiều hơn.

Tìm hiểu lý do vì sao con ương bướng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Trẻ 8 tuổi chậm phát triển và những điều ba mẹ cần biết

Những lưu ý khi dạy trẻ 8 tuổi khó bảo

Để con mình trở thành đứa trẻ ngoan, nghe lời và tự lập trong cuộc sống là mong muốn của mọi bậc làm cha, mẹ. Tuy nhiên mỗi trẻ lại có 1 tính cách khác nhau, vì thế cha mẹ cũng cần có những phương pháp dạy khác nhau sao cho phù hợp. Một vài lưu ý mà cha mẹ cần nhớ khi dạy trẻ 8 tuổi khó bảo.

Kiên trì

Dạy con chưa bao giờ là điều đơn giản, đặc biệt với trẻ trong độ 8 tuổi. Bởi lúc này con đã có những suy nghĩ, lập trường và mong muốn của riêng mình. Vì thế, cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn hãy từ từ dạy bảo con khi trẻ thể hiện sự bướng bỉnh trong bất cứ vấn đề gì.

Điều quan trọng tiếp theo mẹ cần ghi nhớ là không đánh, mắng trẻ khi con làm điều gì cha mẹ cảm thấy không hài lòng. Những lúc này hãy giải thích cho con hiểu, vì sao con nên và không nên làm thế. Việc làm của con sẽ gây ra những hậu quả gì.

Cha mẹ kiên nhẫn giải thích cho con từng chút một sẽ giúp con hiểu và thay đổi được nhận thức cùng tính cách bản thân

Nhẫn nại, không nổi cáu với trẻ

Các chuyên gia giáo dục, tâm lý trẻ nhỏ luôn đưa ra lời khuyên cho cha mẹ rằng trong quá trình dạy con hãy cố gắng nhẫn lại và không nổi cáu dù cho điều này vốn không hề dễ dàng.

Bởi việc nổi cáu chỉ là cách giúp người lớn giải tỏa cơn giận dữ còn thực sự không mang lại hiệu quả trong việc giáo dục trẻ. Trẻ sẽ không học được hay cảm nhận được điều gì từ việc này.

Do đó, cha mẹ không nên nổi cáu với con trong mọi trường hợp để quá trình dạy con trở lên hiệu quả hơn.

Việc dạy trẻ cần có sự nhẫn nại, không cáu gắt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Người lớn hành động để trẻ học theo

Cha mẹ hay người lớn trong gia đình luôn là tấm gương để trẻ học theo. Dù chỉ là một hành động, lời nói nhỏ trẻ cũng rất dễ bắt chước. Vì thế, chính người thân hàng ngày tiếp xúc với trẻ hãy cẩn trọng trong từng lời nói, hành động của mình để qua đó giáo dục trẻ về những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

Theo đó, trước mặt trẻ không nên dùng lời lẽ thô tục, thái độ cáu kỉnh và những hành động không đúng.

Trên đây là những lý do giải thích cho nguyên nhân vì sao trẻ 8 tuổi khó bảo và tư vấn cho cha mẹ một vài giải pháp trong cách giáo dục con. Cha mẹ có thể tham khảo để lựa chọn xem đâu là cách dạy đúng tốt để áp dụng với con mình. Mục đích giúp con có nền tảng phát triển tốt và trở thành những đứa trẻ ngoan.

Monkey luôn mang đến rất nhiều thông tin bổ ích về giáo dục, học tập, nuôi dưỡng trẻ ở từng độ tuổi. Hy vọng chia sẻ kinh nghiệm dạy trẻ 8 tuổi khó bảo trên sẽ hữu ích với các phụ huynh. Cha mẹ hãy cùng con thường xuyên theo dõi để có cho mình kiến thức bổ ích được chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu nhé!

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!
Mã mới