zalo
Trẻ 8 tuổi chậm phát triển và những điều ba mẹ cần biết
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 8 tuổi chậm phát triển và những điều ba mẹ cần biết

Lê Hương
Lê Hương

30/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tuy mỗi trẻ có sự phát triển không giống nhau nhưng nhìn chung tất cả đều tuân theo một mốc thời gian chung, riêng trẻ sinh non có thể sẽ phát triển chậm hơn các bạn cùng tuổi. Đặc biệt, cha mẹ cần quan tâm theo dõi để nhận biết dấu hiệu trẻ 8 tuổi chậm phát triển cũng như có cách giải pháp chăm sóc và điều trị kịp thời cho bé yêu nhà mình. 

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển là tình trạng trẻ phát triển chậm về các mặt thể chất, trí tuệ, cảm xúc, ngôn ngữ,... Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có khoảng 15% trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 17 tuổi có một hoặc nhiều khuyết tật liên quan đến sự phát triển.

Trong đó, một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 8 tuổi chậm phát triển là:

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ 8 tuổi bị chậm phát triển. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Do di truyền 

Theo nghiên cứu, có khoảng 25 -30% trẻ chậm phát triển do di truyền. Nếu cha mẹ có bất thường về não bộ hoặc hệ thần kinh thì trẻ cũng có nguy cơ phát triển chậm.

Các rối loạn đa tuyến, rối loạn gen đơn, gen đa, bất thường về nhiễm sắc thể đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé chậm phát triển. 

Ảnh hưởng trong thời gian thai kỳ của mẹ

3 tháng đầu thai kỳ là thời kỳ quan trọng nhất bởi đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ. Nếu mẹ nghiện rượu, hút thuốc thì con sinh ra có nguy cơ cao bị chậm phát triển.

Ngoài ra, mẹ mắc bị nhiễm ký sinh trùng, uống thuốc có hại,... trong thai kỳ thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con trong tương lai. Trong đó, cao huyết áp cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con do bị rối loạn lưu thông lượng máu và dinh dưỡng để nuôi thai nhi. 

Sinh non 

Trẻ sinh non thường chậm phát triển hơn so với các cùng trang lứa. Quá trình phát triển ngôn ngữ của con sẽ diễn ra chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Bên cạnh đó, trẻ thường có xu hướng thấp bé, nhẹ cân hơn so với các bạn. Đây chính là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của con. 

Do bệnh lý  

Trẻ em là những đối tượng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu không được tiêm phòng ngừa các bệnh do virus gây ra như sởi, thủy đậu, quai bị,... thì sẽ ảnh hưởng đến trí não của trẻ. 

Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh 

Môi trường sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con. Nếu con thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các hóa chất độc hại như khói thuốc lá, thuốc trừ sâu,... thì đều có nguy cơ cao bị chậm phát triển. Ngoài ra, thiếu thốn sự quan tâm của cha mẹ và người thân xung quanh thì trẻ cũng sẽ bị chậm phát triển. 

Biểu hiện chậm phát triển ở trẻ 8 tuổi

Cha mẹ có thể phát hiện sớm trẻ 8 tuổi chậm phát triển qua các dấu hiệu dưới đây: 

Thường trẻ chậm phát triển sẽ có những biểu hiện khác với trẻ bình thường. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khả năng nhận thức 

Dấu hiệu rõ nhất để phát hiện trẻ 8 tuổi chậm phát triển là bé phản ứng và đáp ứng chậm chạp, nhận thức kém hơn các bạn đồng trang lứa, không muốn nhận biết, tìm hiểu thế giới xung quanh.

Trẻ thường nói trước quên sau, khó ghi nhớ lâu. Nếu trẻ ở độ tuổi đi học, trẻ thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bảng chữ cái, con số, không nhận biết được màu sắc. 

Khả năng vận động 

Ở độ tuổi của con, trẻ vẫn chậm về hành động như chậm lẫy, chậm đi, chậm đứng,... hay đi lại khó khăn. Con thường gặp khó khăn trong cầm nắm đồ vật hoặc kết hợp giữa tay - chân - miệng kém. 

Chậm phát triển ngôn ngữ 

Nói không rõ ràng là một trong những dấu hiệu nhận để nhận biết trẻ chậm phát triển. Trẻ chậm nói, diễn đạt khó khăn, vốn từ kém, nói không rõ chữ.

Đặc biệt, cha mẹ nên theo dõi và quan sát khi bé không thích nói chuyện với mọi người xung quanh, thường chơi một mình. 

Những nguy hại khi trẻ chậm phát triển

Trẻ 8 tuổi chậm phát triển trí tuệ sẽ phát triển kém hơn so các bạn đồng trang lứa trong việc học tập, giao tiếp, vận đồng, trí tuệ cũng như kỹ năng trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số nguy hại khi bé chậm phát triển: 

  • Về tư duy: Trẻ 8 tuổi chậm phát triển trí tuệ thường có chỉ số IQ nhỏ hơn 75, bé có thể chậm diễn đạt, tuy nhiên vẫn có thể hiểu những điều mọi người xung quanh. Trẻ thường có khả năng học tập kém hơn so với các bạn cùng tuổi. 

  • Về cảm xúc: Trẻ chậm phát triển thường bám bố mẹ và không có đủ năng lực để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. 

  • Về hành động: Con thường chậm trong các thực hiện các hoạt động trong cuộc sống, dẫn đến việc ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai. 

Trẻ chậm phát triển sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai của con. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phương pháp điều trị chậm phát triển ở trẻ 8 tuổi

Con cái luôn là món quà quý giá nhất của cha mẹ. Cha mẹ nào cũng mong muốn con yêu của mình phát triển khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm phát triển thì cha mẹ cũng đừng quá buồn phiền và chán nản. Cha mẹ hãy đồng hành và hỗ trợ con trong hành trình điều trị này.  

Y khoa

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ chậm phát triển sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp nhất. Vì vậy, ngay khi cha mẹ thấy con có những triệu chứng hay phát triển chậm hơn các bạn đồng trang lứa thì hãy đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ khám và đánh giá tình trạng, mức độ chậm phát triển của con và tư vấn hướng điều trị tốt nhất cho trẻ.

Đặc biệt, đối với những trẻ chậm phát triển về tâm thần như có hành vi phá phách, trầm cảm, tự kỷ,... thì cần được khám bởi các bác sĩ tâm thần để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. 

Một số liệu pháp giúp điều trị cho bé chậm phát triển: 

  • Liệu pháp ngôn ngữ: Giúp trẻ tập phát âm, kiểm soát hoạt động của miệng và học cách tập phát âm 

  • Liệu pháp hoạt động: Các bài tập hoạt động trị liệu cùng có trò chơi sẽ giúp trẻ hoạt động tốt hơn 

  • Liệu pháp vận động: Các bài tập trị liệu sẽ giúp trẻ rất nhiều trong quá trình vận động phát triển  

Trẻ chậm phát triển cần có sự can thiệp của y khoa và sự đồng hành của ba mẹ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tâm lý và thói quen sinh hoạt

Hiện nay có các chương trình giáo dục và trường học đặc biệt cho các bé chậm phát triển. Trẻ được gửi vào trường phần lớn là những bé không đủ khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Tại đây, giáo viên sẽ áp dụng các phương pháp nhắc đi nhắc lại nhiều lần, động viên khuyến khích,... để tác động đến giác quan và giúp con phát triển giống bình thường nhất có thể.

Đặc biệt, trong hành trình điều trị này không thể thiếu vắng bóng mẹ cha. Các bậc phụ huynh sẽ là hậu phương vững chắc nhất để giúp con phát triển tốt nhất có thể. 

Cha mẹ hãy giữ vững tinh thần và giúp đỡ con trong hành trình gian lao này. Hãy tin tưởng rằng con sẽ được điều trị và có khả năng đạt được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời. 

Trước tiên, tâm lý cha mẹ phải thoải mái thì mới giúp con cảm thấy tự nhiên và dễ chịu nhất. Hãy đồng hành cùng con trong tất cả hoạt động thường ngày như sinh hoạt, vui chơi, học tập. Nhưng cũng đừng quên dạy trẻ cách tự thực hiện những hoạt động đơn giản nhất trong cuộc sống. Cha mẹ nên lặp đi lặp nhiều lần và bắt đầu dạy từ những điều căn bản nhất.

Khi trẻ hoàn thành tốt, đừng ngần ngại dành cho con những lời khen ngợi dù là những việc nhỏ nhất. Điều đó sẽ cảm thấy thích thú và muốn thực hiện tốt nhất hơn trong lần sau. 

Cha mẹ hãy tạo cho con một thói quen sinh hoạt phù hợp nhất, khuyến khích con phát triển cả thể chất và tinh thần. Hãy cùng con đọc truyện, cùng con vui chơi, giúp con khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn, tạo cho con cơ hội tiếp xúc nhiều với các bạn đồng trang lứa.

Hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng những thiên thần nhỏ không bao giờ là dễ dàng, đặc biệt đối với những gia đình có bé chậm phát triển. Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ 8 tuổi chậm phát triển sẽ giúp tìm ra được phương pháp điều trị sớm và phù hợp nhất. Cha mẹ đừng nản lòng, hãy cố gắng đồng hành cùng con trong hành trình gian lao này. Và đừng quên theo dõi Monkey để biết thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc bé yêu được tốt nhất nhé!

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!