zalo
Tìm hiểu về sự phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tìm hiểu về sự phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi

Lê Hương
Lê Hương

17/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bước sang tuổi thứ 8, trẻ bắt đầu hiểu được nhiều thứ hơn nên con dễ dàng bị tác động và thay đổi ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là tâm lý. Vậy hãy cùng Monkey khám phá về các vấn đề phát triển quan trọng của tâm lý trẻ 8 tuổi, đồng thời tìm hiểu về các mẹo dạy con tốt hơn nhé!

Những vấn đề phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi

Tâm lý trẻ 8 tuổi có thể thay đổi về tính cách, về sở thích và các hoạt động thường ngày. Cụ thể:

Phát triển tính cách

Đây là thời điểm mà các bậc cha mẹ nên hết sức cẩn trọng trong việc giáo dục tính cách cho con cái. Tâm lý trẻ 8 tuổi thường nghĩ rằng chúng biết rất nhiều và hành động như chúng biết tất cả mọi thứ. Ngoài ra, trẻ còn thích tranh luận và chỉ trích người khác, chúng sẽ có xu hướng tức giận và thô lỗ. Ở giai đoạn này, trẻ thường phát triển một hình ảnh chủ quan về bản thân, chúng bắt đầu nhận ra rằng có một khoảng cách giữa cảm xúc và biểu hiện bên trong. 

Trẻ 8 tuổi bắt đầu biết tranh cãi. (Ảnh: Internet)

Phát triển hoạt động và sở thích

Ở giai đoạn này, tính cách của trẻ sẽ chia theo 2 hướng là hướng nội hoặc hướng ngoại, chúng ảnh hưởng đến sở thích và hoạt động của trẻ. Một đứa trẻ hướng nội có thể hài lòng với sự hạn chế một số hoạt động nhóm sao cho cân bằng với thời gian chơi độc lập. Trẻ em 8 tuổi có thể tự biết đọc hoặc chơi một mình. Mặt khác, trẻ hướng ngoại không thích ngồi một mình trong thời gian dài và thích các hoạt động tập thể như thể thao hoặc trò chơi. Cha mẹ nên cố gắng thích nghi với tính cách này của trẻ.

Kỹ năng học tập là trọng tâm của hầu hết thời gian biểu của trẻ thuận theo tâm lý trẻ 8 tuổi. Trẻ em rất tò mò và thích thú với các hiện tượng tự nhiên, khoa học và kỹ thuật. Tâm lý trẻ 8 tuổi cũng hứng thú với các môn thể thao ngoài trời như bơi lội, bóng đá, cầu lông, đạp xe, Tất cả những hoạt động này có thể giúp trẻ khám phá những kỹ năng mới của mình và dần thích nghi hơn.

Trẻ 8 tuổi có thể hướng nội hoặc hướng ngoại. (Ảnh: Internet)

Phát triển tình cảm

Tâm lý trẻ 8 tuổi có thể rất biết hiểu chuyện và bao dung với những người xung quanh. Nhất là những đứa trẻ là bạn cùng lớp và hàng xóm của chúng. Trẻ sẽ luôn vui vẻ và giúp đỡ bạn bè. Ngoài ra, các con cũng dễ gây ra mâu thuẫn, đánh nhau vì ai cũng có những vấn đề riêng. 

Bước vào giai đoạn 8 tuổi, trẻ cũng bắt đầu hiểu rằng bạn bè cũng có gia đình, và dần dần tôn trọng bạn bè xung quanh hơn. Trẻ có thể đi xem phim với gia đình hoặc tham gia tiệc tại trường, lớp , nhưng các con cũng sẽ cảm nhận được sự xa cách và cảm thấy hạnh phúc khi trở về nhà.

Những phát triển trong tính kỷ luật

Luôn để trẻ suy nghĩ về hành động của bản thân. (Ảnh: Internet)

Giai đoạn phát triển trong 8 năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian cha mẹ thực thi các hướng dẫn kỷ luật hợp lý, nghiêm khắc và nhất quán, cho trẻ thấy rõ những gì trẻ mong đợi ở chúng và hậu quả của việc không tuân theo chúng, đồng thời giải thích tại sao một số hành vi được khen ngợi, nhưng những hành vi sai khác lại bị trừng phạt.

Kỷ luật trong giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 8 tuổi có nghĩa là dạy dỗ chứ không phải để kiểm soát. Vì vậy, hãy dành cho trẻ thời gian để suy ngẫm về hành vi của các con và sau đó thay đổi nó. Sau mỗi lần kỷ luật, trẻ vẫn chưa thể xoay chuyển hành vi của mình 180 độ. Do đó, phụ huynh phải cố gắng kiên nhẫn khi dạy con ở giai đoạn này.

Cách ba mẹ đồng hành cùng con trong giai đoạn phát triển tâm lý 8 tuổi

Vậy làm thế nào để thấu hiểu và đồng hành cùng bé trong giai đoạn này?

 Cách ba mẹ đồng hành cùng con khi phát triển tâm lý 8 tuổi. (Ảnh: Internet)

Dạy con kỹ năng xã hội

Phẩm chất khi trường thành của một người phụ thuộc rất nhiều vào những kỹ năng được hình thành và được dạy từ thời thơ ấu. Khi trẻ giỏi kỹ năng xã hội, trẻ sẽ tự tin hơn, dễ dàng kết bạn, tìm kiếm được những sự giúp đỡ từ bên ngoài và có những mối quan hệ đối tác sau này. Các con cần biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, đó cũng là cách giúp các con thể hiện bản thân với bên ngoài.

Dạy con kiểm soát cảm xúc

Trẻ lên 8 tuổi sẽ bắt đầu thúc đẩy bản thân thông qua hành động của người khác. Trẻ cũng biết cách đánh giá bản thân so với những bạn đồng trang lứa. Lúc này, trẻ có thể hiểu được hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào và tại sao. Việc nhận thức này có thể dẫn đến trường hợp trẻ khó kiểm soát được cảm xúc. Tâm lý trẻ 8 tuổi luôn muốn biết điều gì đúng điều gì sai và rất dễ gây gổ với người khác. 

Dạy con kiểm soát cảm xúc. (Ảnh: Internet)

Tạo môi trường giao tiếp cho con

Với trẻ 8 tuổi, kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và được rèn luyện từ sớm. Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp tới người khác. Trẻ biết cách bày tỏ mong muốn với cha mẹ, thầy cô, ông bà,… Vì vậy, phụ huynh nên cố gắng tạo môi trường giao tiếp cho các bé. Cho con đến lớp học cũng là một cách giúp trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người. Khi đó, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như làm việc nhóm, tư duy phản hồi. Nếu được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ cũng tự tin hơn, nhìn nhận cuộc sống tốt hơn.

Kết nối cảm xúc cùng con

Ở giai đoạn này, tâm lý của trẻ thường muốn biết điều gì đúng điều gì sai, điều này khiến trẻ phải suy nghĩ và thường gặp lo lắng, bất an. Vì vậy, hãy cố gắng giúp trẻ vui vẻ, đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tất cả trẻ em cần được yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, thông cảm và có giá trị để được hạnh phúc. Trẻ em sẽ cảm thấy được yêu thương khi chúng được đối xử tử tế và thân mật. Cũng giống như người lớn, các con cũng có nhu cầu được lắng nghe và tôn trọng. Trẻ em sẽ cảm thấy có giá trị nếu chúng được khuyến khích thường xuyên hơn.

Luôn lắng nghe trẻ nói và thể hiện sự tôn trọng. (Ảnh: Internet)

Một số dấu hiệu tâm lý bất thường ở bé 8 tuổi

Nếu như ba mẹ phát hiện các dấu hiệu tâm lý bất thường dưới, hãy cho con đến bác sĩ để được can thiệp kịp thời:

Rối loạn hành vi

Không phải cha mẹ nào cũng biết và nhận thức chính xác triệu chứng rối loạn hành vi ở trẻ là gì. Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện, điều tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được đánh giá kỹ lưỡng. 

Rối loạn cảm xúc

Một số đặc điểm và hành vi thường gặp ở trẻ rối loạn cảm xúc bao gồm: dễ bị kích động, có hành vi gây hấn hoặc tự làm hại bản thân, tự kỷ…Nhiều người cho rằng chứng rối loạn hành vi, cảm xúc chỉ xuất hiện ở những người sử dụng các chất kích thích. Tuy nhiên, bệnh lý này ngày càng xuất hiện càng nhiều, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, phụ huynh cần quan tâm đến cảm xúc của con nhiều hơn để có những giải pháp kịp thời. 

Một số dấu hiệu tâm lý bất thường ở bé 8 tuổi. (Ảnh: Internet)

Xem thêm: Top mẫu xe đạp trẻ 8 tuổi ba mẹ nên lựa chọn

Hy vọng những thông tin bổ ích Monkey chia sẻ ở trên đã giúp các ba mẹ hình dung được sự phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi. Đồng thời có thể thấu hiểu và đồng hành cùng con phát triển tốt hơn mỗi ngày nhé!

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!