Trẻ em 6 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Làm cách nào để con phát triển chiều cao? Tại sao con lại thấp bé hơn các bạn đồng trang lứa?... Còn rất nhiều nỗi băn khoăn của cha mẹ xoay quanh vấn đề chiều cao chuẩn của con khi lên 6 tuổi. Trong bài viết dưới đây, Monkey sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu câu trả lời nhé!
Bảng chiều cao của trẻ em
Chiều cao là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển về thể chất của các con. Trẻ 6 tuổi cao bao nhiêu? Tham khảo bảng chiều cao tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dưới đây sẽ giúp cha mẹ có câu trả lời "trẻ em 6 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn", qua đó đánh giá và hiểu rõ hơn về sức khỏe của bé nhà mình.
Trẻ em 6 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Chiều cao và cân nặng trẻ 6 tuổi thường chịu sự ảnh hưởng của giới tính, bé trai thường có các chỉ số cơ thể nhỉnh hơn bé gái. Vậy trẻ em 6 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Ở độ tuổi lên 6, chiều cao đạt chuẩn bé trai là 116.5cm và chiều cao chuẩn của bé gái là 115.5 cm.
Nếu chiều cao của bé có chênh lệch với chỉ số trên thì bé có thể đang gặp vấn đề trong phát triển chiều cao. Cha mẹ cần tìm hiểu các phương pháp, bổ sung dưỡng chất và luyện tập thể thao để giúp con có thể phát triển ổn định và toàn diện nhất.
Xem thêm: Chiều cao cân nặng của trẻ 6 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
Những vấn đề chiều cao trẻ thường gặp?
Với các bé từ 6 tuổi trở lên, thường sẽ gặp một số vấn đề về chiều cao như:
Thấp còi
Thấp còi là tình trạng bé có chiều cao thấp so với chiều cao chuẩn, thường do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ nhu cầu của trẻ. Trẻ thấp còi thường có biểu hiện chung là biếng ăn, ăn ít, có vẻ ngoài gầy gò.
Cân nặng thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trong tương lai của trẻ như chậm phát triển về trí lực, trí não hoạt động kém hiệu quả, khó tiếp thu kiến thức như bạn bè bình thường, thua thiệt về vóc dáng so với các bạn đồng lứa, giảm khả năng miễn dịch,...
Chiều cao phát triển quá độ tuổi
Chiều cao phát triển quá độ tuổi biểu hiện ở chiều dài cơ thể vượt quá chỉ số chiều cao đạt chuẩn của trẻ 6 tuổi. Uống nhiều sữa tăng chiều cao và bổ sung quá nhiều dưỡng chất là những nguyên nhân hàng đầu khiến con thừa chỉ số.
Phát triển chiều cao quá tuổi sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng đến tâm lý khi trông to lớn hơn các bạn đồng trang lứa, đặc biệt là các bé gái.
Cách giúp bé phát triển chiều cao cân đối
Bên cạnh câu hỏi bé 6 tuổi cao bao nhiêu thì làm thế nào để trẻ phát triển chiều cao cân đối cũng là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình phát triển toàn diện với các chỉ số chiều cao cân nặng đạt chuẩn. Vì vậy, nắm rõ các cách giúp bé cải thiện chiều cao cân đối sẽ giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để giúp con phát triển tốt nhất.
Cân đối dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đến các cột mốc phát triển của trẻ. Đặc biệt là khi trẻ 6 tuổi, độ tuổi tiền dậy thì là thời gian vàng để tăng tốc chiều cao cho trẻ. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn này sẽ giúp “thúc đẩy” sự phát triển trong giai đoạn dậy thì của con về sau.
Mỗi bữa ăn của trẻ nên có đủ 4 nhóm chất quan trọng gồm vitamin & khoáng chất, chất đạm, chất béo và chất đường bột. Cùng với đó cha mẹ cần bổ sung các dưỡng chất giúp phát triển chiều cao:
-
Canxi
Canxi là thành phần chính tạo nên xương và răng đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng chiều cao ở trẻ. Một số loại thực phẩm cung cấp nhiều canxi: các loại thịt, trứng, sữa, cá hồi, các loại hạt,...
-
Vitamin D
Vitamin D có vai trò kích thích sự phát triển của xương, giúp xương luôn chắc khỏe và hạn chế các bệnh về xương. Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ qua các thực phẩm như thịt, trứng, các loại nấm, rau củ quả… hoặc qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày vào 7- 9 giờ sáng.
-
Kẽm
Trẻ 6 tuổi thiếu kẽm sẽ dẫn đến chậm phát triển chiều cao và cân nặng, biếng ăn và chậm dậy thì. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung cho bé đủ lượng kẽm thông qua các loại thực phẩm như thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản,...
-
Vitamin K
Vitamin K vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein trong chất nền xương, giảm thiểu gãy xương và tăng cường mật độ xương. Một số thực phẩm cung cấp nhiều vitamin K như các loại rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh, cải xanh), trái cây (bơ, kiwi), thịt gà.
-
DHA
DHA là một trong những chất dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao thông qua cơ chế duy trì và tăng khối lượng xương, giảm nguy cơ loãng xương
Bên cạnh các dưỡng chất trên, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các chất cần thiết khác như vitamin C, magie, phức hợp vitamin B để giúp trẻ khỏe mạnh, ăn ngon, tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và đạt chiều cao chuẩn. Ngoài ra, ba mẹ nên bổ sung các loại sữa tăng chiều cao cho con theo đúng độ tuổi.
Cân đối vận động
Chiều cao trẻ 6 tuổi phụ thuộc vào vận động rất nhiều. Vận động là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển chiều cao. Trẻ hoạt động thể chất tích cực sẽ giúp cơ bắp, dây chằng và khớp phát triển, tạo điều kiện cho xương dài ra và chắc khỏe hơn.
Vận động và hoạt động ngoài trời theo chế độ hợp lý sẽ giúp xương chắc khỏe, từ đó tăng chiều cao cho trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao như đá bóng, nhảy dây, bơi lội,... sẽ giúp tăng mật độ xương, tăng sức bền và cải thiện sức khỏe cho bé.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây để hiệu quả vận động của trẻ được tốt nhất:
-
Trẻ nên tập các bài phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tránh các bài tập gây kiệt sức
-
Kết hợp giữa bài tập và bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để đạt hiệu quả cao
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng kết hợp với luyện tập phù hợp chính là chìa khóa để con phát triển chiều cao cân đối. Hy vọng những thông tin Monkey chia sẻ trên đây sẽ giải đáp cho ba mẹ được câu hỏi trẻ em 6 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn. Đừng quên theo dõi Monkey để biết nhiều hơn những thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc con nhé!
Average weight and growth chart for babies, toddlers, and kids - truy cập ngày 29/6/2022
https://www.babycenter.com/baby/baby-development/average-weight-and-growth-chart-for-babies-toddlers-and-beyo_10357633
Weight-for-length/height - truy cập ngày 29/6/2022
https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/weight-for-length-height