Bé 7 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân là do đâu? Và làm thế nào để tìm ra giải pháp tốt nhất giải quyết vấn đề dinh dưỡng này cho trẻ? Thấu hiểu những lo lắng của ba mẹ về vấn đề này, Monkey, chia sẻ cùng ba mẹ trong những thông tin sau đây nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên nhân bé 7 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân là gì?
Có khá nhiều lý do dẫn đến hiện tượng trẻ 7 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân. Theo những nghiên cứu của các bác sĩ, có một số nguyên nhân chính sau đây:
Ăn nhiều nhưng chưa đủ
Ăn nhiều thôi là chưa đủ. Bé cần ăn đủ chất, đủ bữa, và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Lượng thức ăn cần chia đều ra mỗi bữa khác nhau và số bữa ăn cần điều chỉnh để tăng dần lên. Bố mẹ cần phải tăng số lượng thức ăn theo bữa, chia theo từng thành phần để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bé.
Ăn nhiều nhưng không phù hợp chế độ
Theo những khuyến nghị từ các bác sĩ thì bố mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm - mỗi ngày cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng - khoảng 15 đến 20 loại. Và phần lớn các bố mẹ thường tập trung vào nhóm thực phẩm cố định, chủ yếu là thực phẩm mà bé thích. Đây là cách để bé ăn nhiều hơn tuy nhiên lại không đảm bảo chất, dẫn đến thiếu chất.
Cho trẻ ăn vượt quá nhu cầu
Các ba mẹ thường có tâm lý chung đó là cho bé ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên đây là hành động hoàn toàn sai lầm. Khi bé ăn vượt quá nhu cầu có thể sẽ dẫn đến không hấp thụ được dưỡng chất, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu và nhiều bệnh về tiêu hoá khác nữa.
Mất cân bằng dinh dưỡng bữa ăn
Trẻ ăn quá nhiều mà không tăng cân còn 1 lý do nữa đó chính là mất cân bằng dinh dưỡng. Theo những nghiên cứu của viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị, trẻ ăn đa dạng thực phẩm sẽ bổ sung dưỡng chất tốt nhất.
Và 1 bữa ăn cân bằng cần đảm bảo có từ 13-20% đạm, nếu như cho bé ăn dư quá nhiều đạm sẽ dẫn đến ảnh hưởng thận, mất cân bằng dinh dưỡng. Ba mẹ nên cho bé ăn đa dạng, bổ sung đầy đủ đạm, vitamin, chất xơ, chất béo bão hoà,...
Trẻ mắc bệnh về tiêu hoá
Một nguyên nhân lớn dẫn đến trẻ không tăng cân dù ăn nhiều đó là các bệnh lý tiêu hoá. Các bệnh lý tiêu hoá như đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ,... sẽ khiến bé ăn được nhưng không tăng cân. Không những thế, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trẻ còi cọc, chậm phát triển.
Xem thêm: Bé 7 tuổi biếng ăn phải làm sao?
Bé 7 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân phải làm sao?
Biết rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân, sẽ dễ nắm được những phương pháp điều trị hơn. Dưới đây là những phương pháp mà ba mẹ nên áp dụng:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đúng cách
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, đảm bảo về lượng là sự cân bằng các nhóm chất bao gồm đạm, tinh bột, chất béo và các loại vitamin, khoáng. Chế độ ăn cần đảm bảo có đầy đủ các loại thực phẩm và đủ chất béo để có thể giúp quá trình trao đổi chất dễ dàng hơn.
Chế biến đúng cách thức ăn
Thức ăn nếu chế biến sai cách sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong đó. Ba mẹ cần chú ý phải cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng với việc lựa chọn thực phẩm sạch, chế biến đúng cách. Nguồn thực phẩm kém chất lượng hoặc chế biến sai cách có thể dẫn đến các nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. Và đây là nguyên nhân khiến bé ăn nhiều nhưng vẫn chẳng thấy lên cân.
Bổ sung nhiều chất xơ
Chế độ ăn uống nghèo chất xơ là tác nhân khiến bé ăn nhiều mà không tăng cân. Bên cạnh việc cung cấp các loại vitamin, khoáng cho cơ thể thì nhóm chất xơ cũng vô cùng cần thiết. Nó có khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột như táo bón, đầy bụng và tiêu chảy.
Cung cấp đủ hàm lượng nước cho cơ thể của bé
Nước là yếu tố cần thiết cho sự duy trì quá trình trao đổi chất, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế, bổ sung đủ nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất thuận lợi hơn. Và từ đó, trẻ có thể hấp thu dưỡng chất, tăng cân hiệu quả hơn.
Cho bé đi khám dinh dưỡng thường xuyên
Việc thăm khám sức khỏe thường xuyên cho trẻ là vấn đề cực kỳ quan trọng và cần thiết. Cho bé đi khám sức khoẻ định kỳ sẽ theo dõi được tình hình phát triển, đồng thời cũng kiểm soát được bệnh tốt hơn. Từ đó, có thể nghe tư vấn từ bác sĩ, đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé tăng cân tốt hơn, phát triển khoẻ mạnh hơn.
Cách cải thiện tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân ba mẹ cần biết
Gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi
6+ loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi cải thiện cân nặng tốt
Thực chất có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bé 7 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân. Những thông tin kiến thức chia sẻ trong bài viết trên của Monkey được tham khảo từ nguồn bác chuyên gia dinh dưỡng, hy vọng sẽ hữu ích cho ba mẹ.