Khi con bạn bước vào những năm đầu tiên của bậc tiểu học, dần hòa nhập với môi trường mới với thầy cô và bạn bè, bạn có để ý cảm xúc, hành vi của con có sự thay đổi rõ rệt so với lúc trước hay không? Bạn đã có sự chuẩn bị nào để hỗ trợ con mình ở độ tuổi này chưa? Hãy cùng Monkey khám phá sự phát triển tâm lý trẻ 7 tuổi và tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Tâm lý trẻ 7 tuổi phát triển như thế nào?
Bạn có biết bé 7 tuổi thích gì và suy nghĩ như thế nào không? Thực tế, đa số các bé sẽ có những đặc điểm tâm lý chung như dưới đây:
Thích đặt câu hỏi và tìm hiểu
Hầu hết tâm lý trẻ 7 tuổi đều thể hiện sự ham học hỏi và tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Một đứa trẻ 7 tuổi được ví như một nhà khoa học nhí hay một phi hành gia đang tìm kiếm những điều thú vị về vũ trụ. Với tư duy này, trẻ ở độ 7 tuổi rất thích đặt câu hỏi với bố mẹ và những người xung quanh để thỏa mãn trí tò mò của mình. Vì vậy, gia đình hãy quan tâm đến con cái nhiều hơn để hỗ trợ các con qua giai đoạn này.
Phát triển tính cách, nhận thức
Đối với trẻ 7 tuổi, nhận thức và tính cách của con đã được hình thành, vì vậy con có thể thích tham gia tranh luận, chơi đùa nhiều hơn cùng các bạn.
Thích chơi 1 mình
Mặc dù nhiều trẻ thích chơi với bạn bè nhưng tâm lý của trẻ 7 tuổi đã bắt đầu thay đổi. Sẽ có lúc trẻ thích chơi một mình, đọc sách hoặc dành thời gian ở một mình. Đó là bước đệm quan trọng để trẻ phát triển tâm lý khi lên 8 tuổi. Trẻ dần suy nghĩ nhiều hơn, để ý đến lời nói của bố mẹ và những người xung quanh nhiều hơn. Thời gian ở một mình sẽ giúp trẻ nhận thức được bản thân và các mối quan hệ của trẻ với những người khác.
Thích tranh luận
Khả năng tư duy độc lập và khả năng nói của trẻ 7 tuổi đã dần hoàn thiện. Vì vậy bạn có thể dễ dàng nhận thấy tâm lý khác biệt ở trẻ 7 tuổi thích tranh luận với bạn bè thay vì tranh giành đồ chơi như hồi còn bé. Tất nhiên sẽ không ít lần trẻ giận nhau nhưng lúc này không nên để người lớn giải quyết mà nên giảng hòa cho trẻ.
Thích kết bạn
Trong những năm đầu tiên đi học, trẻ bắt đầu mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh và các mối quan hệ của chúng với những người khác. Trẻ có xu hướng dần trở thành bạn thân và chia sẻ với thầy cô nhiều hơn là với bố mẹ. Nói cách khác, đây là thời gian để trẻ mở rộng các mối quan hệ, gặp gỡ, học hỏi và trưởng thành.
Phát triển tình cảm, cảm xúc
Tình cảm và cảm xúc ở trẻ sẽ ngày càng phát triển hơn ở giai đoạn này, bởi thời điểm này các bé sẽ hình thành 2 hướng là hướng nội và hướng ngoại. Trẻ hướng nội thích chơi một mình, trẻ hướng ngoại thì thích những trò chơi đội nhóm. Điều này giúp hình thành tình cảm trong suy nghĩ của bé giữa quan hệ gia đình, bạn bè, người thân của trẻ và còn biết yêu thương những người xung quanh.
Một số vấn đề tâm lý trẻ 7 tuổi thường gặp
Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng sẽ có nhiều đứa trẻ với nhóm tính cách khác nhau, trong đó bé thường gặp các vấn đề khó khăn như:
Rụt rè, sợ giao tiếp
Những đứa trẻ nhút nhát luôn lo lắng hoặc rụt rè khi tiếp xúc với người khác hoặc trong những tình huống không quen thuộc. Tâm lý trẻ 7 tuổi có thể cảm thấy xấu hổ và lo lắng khi là trung tâm của sự chú ý, chẳng hạn như khi đứng trước đám đông. Trẻ nhút nhát chỉ cảm thấy an toàn khi chúng quan sát mọi hoạt động từ bên ngoài chứ không thích tham gia.
Thích một mình
Nhìn thấy những đứa trẻ đi chơi một mình trong phòng chơi cả ngày, các bậc cha mẹ thường lo lắng về việc con họ bị trầm cảm và cố gắng tìm ra cách để giúp chúng thoát ra khỏi không gian chật chội. Các bậc phụ huynh bắt đầu tổ chức các buổi dã ngoại cuối tuần và cho con tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa, nhưng trẻ vẫn thích ở trong phòng và chơi một mình.
Ba mẹ cần làm gì để đồng hành cùng con trong giai đoạn phát triển tâm lý 7 tuổi
Không riêng những bé gặp khó khăn về tâm lý mà cả những bé đã đủ tự tin, mạnh mẽ cũng cần được ba mẹ theo dõi và hỗ trợ để con phát triển tâm tư, tình cảm tốt nhất. Cụ thể ba mẹ nên:
Rèn kỹ năng tự chăm sóc cho trẻ
Mặc dù có thể vẫn cần sự nhắc nhở của cha mẹ nhưng khi lên 7 tuổi, trẻ cần tự giác để duy trì thói quen và kỹ năng vệ sinh cá nhân, chẳng hạn như đánh răng, rửa tay, thay quần áo... Đồng thời, trẻ cần rèn tính tự lập, cha mẹ có thể hướng dẫn một số cách tự chăm sóc bản thân, chẳng hạn như gấp đồ đạc, tự dọn dẹp bàn ăn, gấp chăn màn, v.v., cũng sẽ khiến trẻ thích thú hơn.
Dạy con cách yêu thương
Hầu hết trẻ 7 tuổi có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ và phân biệt đúng sai. Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất để cha mẹ tạo cho con môi trường phát triển đạo đức tốt nhất. Dạy trẻ cách yêu thương những người xung quanh thông qua các hoạt động từ thiện nhỏ hoặc nâng cao nhận thức về môi trường bằng cách không xả rác hoặc phá hoại cây cối…
Đồng hành, tâm sự cùng con
Ở giai đoạn này, tâm lý trẻ 7 tuổi thường có những thay đổi so với trước đó. Ngoài ra, việc đồng hành cùng con trong giai đoạn này là rất cần thiết. Việc nuôi con là một chặng đường dài, trên chặng đường đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy hãy luôn bên cạnh con cùng với tình yêu thương, hãy nhẫn nại và tâm sự với con nhiều hơn ở giai đoạn này.
Khuyến khích con tham gia các hoạt động
Ngoài sự phát triển về trí não, sự phát triển về thể chất và các kỹ năng vận động cũng rất quan trọng ở lứa tuổi này. Đến bảy tuổi, hầu hết trẻ em đã phát triển đầy đủ các kỹ năng phối hợp và thăng bằng. Vì vậy, cha mẹ có thể cùng con chơi các môn thể thao phức tạp hơn như bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây… hoặc các môn thể thao trí óc như cờ vua, cờ tỷ phú…
Xem thêm: Quà cho bé 8 tuổi nên lựa chọn những gì?
Sự phát triển trí não của trẻ 7 tuổi được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự tự nhận thức, phát triển trí não và khám phá của trẻ. Hy vọng những thông tin bổ ích ở trên đã giúp ba mẹ hiểu được tâm lý trẻ 7 tuổi để đồng hành cùng con phát triển tốt nhất!