zalo
Trẻ 8 tuổi vẫn đái dầm phải làm sao?
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 8 tuổi vẫn đái dầm phải làm sao?

Lê Hương
Lê Hương

18/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Dù tình trạng tè dầm thường chỉ gặp ở giai đoạn 1 - 3 tuổi nhưng sự thật còn nhiều trẻ 8 tuổi vẫn đái dầm khiến nhiều ba mẹ lo lắng tìm cách khắc phục. Vì vậy, trong bài viết này Monkey sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ về tình trạng này cũng như cách cải thiện cho bé hiệu quả.

Vì sao trẻ 8 tuổi vẫn đái dầm?

Đái dầm (tè dầm) là hành động tiểu không tự chủ trong lúc chìm sâu vào giấc ngủ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở những em bé đang bắt đầu tập bỏ tã hoặc đôi khi xuất hiện ở các lứa tuổi khác do bệnh lý, sức khỏe yếu. 

Còn đối với các bé 8 tuổi, tình trạng đái dầm còn xuất hiện thường do các nguyên nhân như:

Nguyên nhân bé 8 tuổi vẫn đái dầm. (Ảnh: Internet)

  • Trẻ chưa tập được kỹ năng giữ nước tiểu: Theo quy luật tự nhiên, khi bàng quang đầy thì trẻ cần phải đi tè nhưng khi đủ lớn, bé đã có khả năng thể nhịn một chút hoặc sẽ có phản ứng dậy đi tè khi buồn. Tuy nhiên, một số bé do vẫn quen với việc đi tè tự do nên con thường tè dầm ra giường. 
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý như thiếu hormone chống lợi tiểu (ADH) hay bàng quang bị dị tật bẩm sinh thì lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn trẻ cùng tuổi. Ngoài ra, khi gặp vấn đề sức khoẻ như bàng quang bị nhỏ thì khả năng dự trữ nước tiểu trong bàng quang của bé sẽ ít hơn so với những người có bàng quang bình thường. 
  • Các bệnh như tiểu đường hay nhiễm trùng đường tiết niệu tuy hiếm gặp ở trẻ 8 tuổi nhưng không phải là không có khả năng trẻ mắc phải. Những bệnh này cũng khiến trẻ tiểu nhiều hơn mọi người.
  • Hoặc một nguyên do mà bố mẹ ít để ý là vấn đề tâm lý mà bé đang gặp phải. Nhiều trẻ đang cảm thấy không được thoải mái, mệt mỏi lo lắng cũng là một nguyên do.

Các tình trạng đái dầm của trẻ

Tình trạng đái dầm của trẻ 8 tuổi thường có 2 dạng mà các bậc phụ huynh cần biết và phân biệt để tìm ra được cách khắc phục phù hợp nhất.

Các tình trạng đái dầm của trẻ. (Ảnh: Internet)

Dạng 1: Đái dầm tiên phát

Đái dầm tiên phát là một kiểu đái dầm phổ biến dễ gặp ở trẻ nhỏ hơn so với bé 8 tuổi. Hiểu đơn giản, tình trạng này là do khả năng kiểm soát tiểu tiện của trẻ vào ban đêm gặp khó khăn hơn so với ban ngày. Đây cũng là kiểu đái dầm thường gặp nhất.

Dạng 1: Đái dầm thứ phát

Loại 2 là đái dầm thứ phát là tình trạng tái “đái dầm" sau một khoảng thời gian không xuất hiện nữa, thường là 6 tháng. Hội chứng này không giới hạn ở trẻ nhỏ 2-3 tuổi mà những trẻ 8 tuổi vẫn có thể mắc phải và cần tìm nguyên nhân chính xác để cải thiện.

Điều trị đái dầm ở trẻ 8 tuổi như thế nào?

Đừng để áp lực cho trẻ dẫu biết là các bậc phụ huynh sẽ rất lo lắng khi trẻ đã 10 tuổi nhưng vẫn còn mắc chứng đái dầm, tuy vậy việc la mắng chỉ làm trẻ cảm thấy xấu hổ và buồn bã, tình trạng tè ra giường mỗi đêm vẫn không hề thuyên giảm. Vậy nên, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây.

Điều trị hành vi

  • Trước khi đi ngủ nhắc trẻ đi tiểu, cứ khoảng 2-3 giờ thì hãy đánh thức bé để xem trẻ có cần đi vệ sinh hay không.

  • Tránh việc lạm dụng tả lót.

  • Trải tấm lót không thấm nước phòng khi trẻ đái lên để tránh gây mùi hôi.

  • Dỗ dành trẻ thay quần áo khi đái dầm.

  • Không la mắng và trêu chọc khi bé đái dầm

  • Có thể để bô bên cạnh giường và tập trẻ có thể tỉnh dậy lúc bé mắc tè. 

Trải tấm lót không thấm nước phòng khi bé tè vào ban đêm. (Ảnh: Internet)

Điều trị động cơ

  • Như đã đề cập, không nên la mắng mà thay vào đó hãy khích lệ bé bằng phần thưởng cho những lần không đái dầm.

  • Luyện bàng quang nếu trẻ có dung tích bàng quang nhỏ.

  • Tập cho trẻ giữ nước tiểu lâu hơn vào ban ngày.

Thăm khám bác sĩ

Khi sử dụng nhiều phương pháp nhưng vẫn không hiệu quả bạn có thể dắt bé đi thăm khám bác sĩ. Tìm ra căn bệnh hoặc nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ sẽ là cách tốt nhất giúp trẻ khắc phục được tình trạng trên

Hiện nay, có phương pháp mới để chữa chứng đái dầm bằng cách sử dụng những loại thiết bị hiện đại để trao đổi tín hiệu hoạt động điện đến giữa vùng chẩm và trẻ có tự điều khiển sóng điện não của mình qua phần mềm dễ dàng như đang điều khiển thiết bị điện tử. Sau một số lần điều trị, với khoảng thời gian mà bác sĩ quy định, đái dầm sẽ dần biến mất và hiệu quả của phương pháp được đánh giá khá cao.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh đó, Monkey mách ngay cho bạn những mẹo dân gian vừa trị được bệnh đái dầm vừa lại tiết kiệm chi phí:

  • Mang cua biển sử dụng cái lớp trắng xốp ở trong, nấu canh hoặc chưng cách thủy, tùy tuổi của trẻ mà cho ăn ngày 1-3 lần. Có thể dùng một ly nhỏ nước ép trái cây như quả nam việt quất trước khi ngủ. Đây là thứ nước rất tốt cho đường tiết niệu.  Cho bé uống ép nam việt quất một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp chữa bệnh đái dầm.
  • Ăn mật ong: Cho con uống một muỗng canh mật ong trước khi đi ngủ.: Cho con của bạn ăn Quả óc chó và nho khô với liều lượng ăn 1 muỗng cà phê hạt nho khô và 2 muỗng cà phê hạt óc chó như một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Tránh cho con ăn sô cô la, uống nước nhiều đường cũng là một trong những biện pháp khắc phục đái dầm tốt nhất.

Cho bé uống mật ong trước khi ngủ để giảm tè dầm. (Ảnh: Internet)

Qua bài viết trên, Monkey hy vọng ba mẹ đã tìm ra được lý do tại sao trẻ 8 tuổi vẫn đái dầm cũng như giải pháp giúp trẻ khắc phục được tình trạng này. Monkey mong rằng bố mẹ luôn là người bạn đồng hành cùng con để giúp bé phát triển toàn diện tốt nhất. 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey