10 cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ
Kỹ năng sống

10 cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ

Hồng Nhung
Hồng Nhung

28/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tự kỷ là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em hiện nay, trẻ tự kỷ sẽ có nhiều rào cản về ngôn ngữ và giao tiếp. Chủ đề “10 cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ” mà Monkey sắp chia sẻ dưới đây, sẽ giúp cha mẹ biết cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Tìm hiểu các cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Những khó khăn về giao tiếp ở trẻ tự kỷ 

Trẻ tự kỷ giao tiếp thường gặp khó khăn về ngôn ngữ, điều này rất dễ dàng nhận ra bởi các bé sẽ thường có những biểu hiện sau đây: 

Những khó khăn nào trong giao tiếp trẻ tự kỷ thường gặp? (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Trẻ không quan tâm đến những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình 

  • Trẻ không biết cách để kết nối với người khác, ví dụ không biết kết bạn ra sao 

  • Trẻ không muốn được ôm ấp hay chạm vào người 

  • Bé khó hiểu hoặc khó diễn tả được cảm xúc của bạn thân 

  • Trẻ không để ý khi người khác nói chuyện với mình 

  • Trẻ không chia sẻ sở thích hoặc niềm vui với bạn bè, cha mẹ, anh/chị/em,... 

  • Bé nói chuyện với giọng điệu không điển hình hoặc cao độ và nhịp độ kỳ lạ. 

  • Bé sử dụng ngôn ngữ không chính xác như sai chính tả, sai cấu trúc ngữ pháp hoặc nói chuyện với tư cách mình là ngôi thứ 3 

  • Bé gặp khó khăn trong giao tiếp về những nhu cầu bé mong muốn 

  • Bé không hiểu được các chỉ dẫn hoặc những câu hỏi đơn giản 

  • Bé chỉ hiểu câu nói theo một nghĩa duy nhất 

  • Bé không giao tiếp bằng mắt với người đối diện 

  • Những biểu hiện, cảm xúc trên khuôn mặt bé không khớp với những gì trẻ đang nói 

  • Trẻ không chú ý lắng nghe những gì người xung quanh nói 

  • Hiểu chậm hoặc không hiểu câu nói của người khác 

  • Bé không sử dụng điệu bộ, những cử chỉ thông thường 

  • Trẻ tăng động, không ngồi yên, kiềm chế cảm xúc kém, có hành vi kích động,... 

Cha mẹ cần lưu ý những gì khi dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ 

Dạy trẻ tự kỷ là một quá trình dài không chỉ ngày 1, ngày 2 và trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây: 

Những điều cha mẹ nên chú ý khi dạy trẻ tự kỷ giao tiếp. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hãy tạo một môi trường giao tiếp lành mạnh cho con 

Giao tiếp là một yếu cực kỳ quan trọng hỗ trợ trẻ tự kỷ. Giao tiếp là một quá trình gồm nhiều các kỹ năng nối tiếp nhau. Kỹ năng đầu tiên và là nền móng của ngôi nhà chính là kỹ năng tập trung chú ý. Sau đó, các kỹ năng tiếp theo con cần có bao gồm: Kỹ năng bắt chước, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp bằng mắt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ,... Do đó, hãy tạo một môi trường giao tiếp lành mạnh cho con bằng cách 

  • Thường xuyên trò chuyện với con ở những thời gian cha mẹ rảnh 

  • Tạo một không gian vui chơi không có quá nhiều đồ chơi trước mắt hoặc trong tầm với của bé 

  • Sắp xếp đồ chơi đồ dùng hợp lý cho bé 

  • Hạn chế những âm thanh ồn ào trong phòng bé 

  • Không gian chơi của bé không nên quá rộng 

  • Bàn ghế của bé cần phải phù hợp với việc học cá nhân 

Hiểu con cần gì (Sở thích, nhu cầu, mong muốn) 

Hãy tìm hiểu những sở thích, nhu cầu và mong muốn của con để giúp bé tập trung hơn khi nói chuyện với cha mẹ. Vốn trẻ em luôn thích lắng nghe về những điều chúng thích. Cha mẹ khi đã biết được con thích một loại đồ chơi nào đó, hãy mua chúng và cho con chơi mỗi ngày. 

Sau một thời gian khi trẻ đã quen với món đồ chơi đó, cha mẹ hãy cất món đồ chơi này ở những vị trí bé có thể thấy nhưng không lấy được. 

Tiếp theo, khi bé bắt đầu đòi hỏi món đồ chơi bằng ngôn ngữ cơ thể của mình, hãy đưa cho bé. Tuy nhiên sau đó, hãy giả vờ rằng cha mẹ không hiểu bé muốn gì, từ đó sẽ thúc đẩy được việc bé phải sử dụng ngôn ngữ để lấy đồ chơi. . 

Tương tác nhiều hơn với con ( Đọc sách, kể chuyện, chơi cùng con) 

Tương tác thường xuyên với con sẽ giúp con phát huy khả năng ngôn ngữ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ tử kỷ vốn gặp vấn đề chính là tương tác về mắt và giao tiếp, chính vì vậy cha mẹ hãy tương tác với trẻ, chơi với trẻ nhiều hơn. Một số cách để cha mẹ có thể tương tác với con như: Đọc sách, kể chuyện hay chơi cùng con,... Điều này sẽ một phần giúp con biết và cảm nhận được sự quan tâm, từ đó con biết lắng nghe hơn. 

Dùng từ ngữ, ký hiệu đơn giản để dạy con 

Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ thường hạn chế và đôi khi những câu nói của trẻ tự kỷ thường không theo một trật tự, chúng có thể bị đảo lộn cấu trúc. Do đó, khi dạy trẻ tự kỷ giao tiếp cha mẹ cần dùng những từ ngữ và ký hiệu đơn giản để dạy con. Việc này sẽ giúp bé làm theo những gì cha mẹ đang nói, và một phần cũng giúp bé bắt chước theo cha mẹ một cách dễ dàng hơn. 

Ví dụ như nói: Ông, bà, bố, mẹ, hoặc khi bé đang chơi với một quả bóng, cha mẹ có thể nố “bóng” hoặc “lăn”. Trường hợp bé chỉ nói những từ đơn lẻ, cha mẹ hãy dựa theo từ đó để giúp trẻ nói được 1 cụm từ ngắn đơn giản chẳng hạn như: Quả bóng lăn, đá bóng, cầm bóng, ném bóng,... 

Các từ ngữ, ký hiệu đơn giản sẽ giúp con dễ hiểu những gì người lớn nói. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khuyến khích cho con tương tác với xã hội 

Trẻ em phát triển bình thường hay trẻ em tự kỷ đều sẽ nói thông qua hoạt động vui chơi. Do đó, cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp cha mẹ nên lưu ý chính là cho con tương tác với xã hội. Hãy cho bé chơi thật nhiều, thử cho bé chơi nhiều trò chơi khác nhau để tìm ra được loại trò chơi bé thích. 

Những trò chơi giúp thúc đẩy con tương tác với xã hội mà cha mẹ có thể thực hiện cùng con đó chính là hát, đọc thơ, đọc truyện,... Đặc biệt khi ngồi tương tác với bé, cha mẹ chú ý nên ngôi ngang tầm với mắt của bé để giúp bé nâng cao độ tập trung hơn. 

Kiên nhẫn dạy con 

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ vốn là một chặng đường khó khăn và gian nan. Sự thiếu kiên nhẫn đối với trẻ tự kỷ sẽ làm phản tác dụng của bài học cha mẹ muốn cho con học, làm ảnh hướng đến mối quan hệ . Hơn nữa, bé có thể bắt chước sự thiếu kiên nhẫn của cha mẹ. Cha mẹ hãy biết kiên nhẫn, loại bỏ sự bực tức để có thể giúp trẻ dần dần trở nên tốt hơn. 

10 cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ. 

Hiểu được nỗi lòng của cha mẹ đối với trẻ tự kỷ, Monkey gợi ý 10 cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp giúp trẻ phát huy tốt khả năng ngôn ngữ, cha mẹ có thể tham khảo. 

Những cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp cha mẹ nên biết. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy trẻ học cách lắng nghe 

Để dạy trẻ tự giao tiếp cha mẹ hãy bắt đầu dạy trẻ học chắng lắng nghe. bằng các cách thức dưới đây:  

Cha mẹ hãy dạy trẻ học cách lắng nghe. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Gia tăng sự chú ý của bé bằng cách chạm vào tai bé để “Nghe”, chạm vào mắt bé để “Nhìn” 

  • Gọi tên của bé bằng cái tên bé có thể hiểu được nhằm gia tăng sự chú ý cho bé 

  • Giảm bớt tiếng ồn xung quanh quá quá trình trẻ đang chơi để không làm mất đi sự tập trung của bé 

  • Cha mẹ nên nói hoặc hát những bài hát quen thuộc, câu nói quen thuộc và nhắc đi nhắc lại chúng hàng ngày. Ví dụ như những điều liên quan đến thời gian lúc tắm, lúc ăn, lúc nói 

  • Hát cùng trẻ, dạy trẻ những động tác phù hợp với bài hát. Cha mẹ nên sử dụng các bài hát có nhịp điệu đơn giản, sau khi bé đã chú ý hãy dừng bài hát một thời gian để trẻ từ đó có phản ứng 

  • Cha mẹ hãy giúp trẻ thoải mái và làm bất kỳ những gì có thể để ngăn chặn các âm thanh khiến trẻ buồn chán. 

  • Hãy thường xuyên sử dụng những câu nói như “quá ồn ào”, “vặn bé đi” khi cha mẹ đã kiểm soát được mức độ tiếng động cho trẻ. 

  • Động viên con trẻ bắt chước những điều cha mẹ nói 

Dạy trẻ tương tác bằng cách mặt đối mặt 

Đối với phương pháp này, cha mẹ nên làm những điều sau đây: 

Nên dạy trẻ tương tác bằng cách mặt đối mặt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Tạo mối quan hệ với trẻ bằng cách nhìn, nghe, đụng chạm 

  • Cha mẹ hãy đứng trước tầm nhìn của bé và gọi tên bé khi muốn bé nhìn mình 

  • Hãy sờ vào má trẻ và bắt đầu từ từ quay đầu trẻ lại phía cha mẹ

  • Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tập nhật biết về  các bộ phận như ngón tay, ngón chân, mắt, mũi, miệng thông qua các bài hát 

  • Sử dụng đồ chơi mà bé đang quan tâm để thu hút sự chú ý của trẻ 

  • Cố gắng giao tiếp bằng ánh mắt khi cha mẹ chơi với con bằng cách chơi các trò chơi như đuổi bắt có sử dụng những câu khẩu hiệu như: Chuẩn bị, sẵn sàng, chạy,.. Sau đó hãy ra hiệu cho bé ánh mắt ngay sau các câu khẩu hiệu. Và cha mẹ hãy khuyến khích bé nhìn mình khi chạy 

  • Cha mẹ cần thu hút sự chú ý của con bằng cách vỗ vào tay, vai, lưng của trẻ một cách kiên quyết. 

  • Khi muốn chỉ cho bé biết những thứ bạn đang dấu trong tay hãy chỉ vào bàn tay để và xoè bàn tay của cha mẹ ra, hoặc chỉ bé cách để bé xòe tay ra. 

Xem thêm: Top 4 bộ sách kỹ năng giao tiếp cho bé hay nhất

Thu hút sự chú ý chú ý của trẻ khi trao đổi 

  • Chú ý và nhận xét những điều trẻ đang làm, cha mẹ hãy liên hệ giữa điều đang khen ngợi bé với các dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ đang làm 

  • Hãy làm những điều mà cha mẹ cảm thấy sẽ làm cho bé thích hút 

  • Mang những việc mà cha mẹ đang làm đến gần bé 

  • Cha mẹ hãy cố gắng giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động khi vui chơi cùng trẻ bên ngoài. 

  • Hãy nói những từ đơn giản khi chỉ vào đồ vật nào đó mà cha mẹ muốn trẻ biết 

  • Cha mẹ hãy chủ động để cho hướng dẫn một cách thức trò chơi nào đó mà trẻ với bạn đã cùng chơi  và trẻ đã thành thục. 

  • Cha mẹ hãy động viên con khoe với người khác về những điều con đã làm xong bằng 

  • Cha mẹ hãy sử dụng những mệnh lệnh có câu từ đơn giản như “Khoé với mẹ đi, khoe với ông bà đi” để trẻ bắt đầu biết đem một và nào đó đi khoe với người khác. 

Dạy trẻ bắt chước cách phát âm, tạo âm thanh 

Cha mẹ nên dạy trẻ bắt chước cách phát âm và tạo âm thanh. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Hãy dạy trẻ cách lấy hơi bằng cách chơi những trò chơi như thổi bong bóng, bóng bay 

  • Cha mẹ dạy trẻ hoạt động môi bằng cách thực hiện các hành động biến đổi hình dáng môi, thè lưỡi ra, thụt lưỡi vào để con bắt chước 

  • Khuyến khích trẻ sử dụng đầu lưỡi bằng cách liếm kẹo mút 

  • Cha mẹ hãy sử dụng các trò chơi hành động âm thanh như con vẹt biết nói để khuyến khích các bé phát âm và sử dụng giọng nói của mình 

  • Cha mẹ hãy cho trẻ bắt chước những ngữ điệu âm thanh khác nhau từ cao đến thấp, từ mạnh mẽ đến êm ái. 

Dạy trẻ nhận biết các cử chỉ

  • Cha mẹ hãy thực hiện một cử chỉ, nhấn mạnh cử chỉ trong cùng một tình huống một cách nhiều lần 

  • Cha mẹ hãy giới thiệu các cử chỉ trong vui chơi sinh hoạt hàng ngày để giúp bé tập làm quen 

  • Hãy chỉ trỏ vào một vật nào đó khi bạn muốn trẻ chú ý 

  • Cha mẹ hãy chỉ trỏ vào một vần nào đó trong tầm mắt trẻ, chạm vào đồ vật đó và di chuyển chúng theo tầm mắt của con 

  • Cha mẹ nên cho con chơi trò chơi xếp hình nếu con thích, hãy hướng dẫn cách chơi cho con bằng cách chỉ mảnh ghép đó nên ghép vào đâu. Sử dụng những câu nói như ở chỗ này, vào đây, cái này song song cùng hành động chỉ trỏ 

  • Hãy nắm lấy tay con để con có thể chạm vào những thứ con có thể lấy và muốn lấy 

  • Cha mẹ hãy đưa ra 2 loại đồ ăn khác nhau và dạy trẻ cách chỉ tay về món ăn trẻ thích. Khi trẻ chỉ tay hoặc với lại món ăn trẻ thích thì đặt món ăn còn lại xuống 

  • Cha mẹ hãy cố gắng chơi các trò chơi với trẻ một cách lần lượt để các bé nhìn thấy cha mẹ đang chỉ trỏ và học cách hiểu các hành động đó. 

Dạy trẻ học cách bộc lộ biểu cảm đa dạng 

Bộc lộ những biểu biểu cảm nhiều hơn đối với trẻ (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Cha mẹ hãy cố gắng phóng đại mọi cử chỉ và biểu cảm của mình như vô cùng ngạc nhiên, vô cùng buồn bã, vô cùng vui vẻ để các bé có thấy thấy chúng 

  • Nếu các bé có thể hiểu được số ngôn ngữ vậy cha mẹ hãy nói “Nào nhìn vào mặt cha/mẹ” để giải thích cho các bé ý nghĩa sự biểu hiện trên khuôn mặt của cha mẹ 

  • Cha mẹ hãy cùng bé ngồi trước một tấm gương và sau đó tạo ra các khuôn mặt khác nhau để trẻ thấy 

  • Cha mẹ có thể dạy cách phân biệt biểu cảm khuôn mặt bằng đưa ra những hình ảnh với các biểu cảm khuôn mặt khác nhau. Sau đó chỉ cho bé thấy đâu là khuôn mặt buồn bã, đâu là khuôn mặt vui vẻ,... 

Dạy trẻ học các từ ngữ đơn giản và hiểu ý nghĩa của chúng 

  • Cha mẹ hãy tận dụng những điều mà các bé đang quan tâm, thích thú để dạy chó trẻ những từ mới 

  • Hãy thêm từ vào những chữ bé có thể nói được để bé làm quen với nhiều từ mới hơn. Ví dụ, khi bé nói “Nước”, cha mẹ hãy thêm các chữ vào sao cho có nghĩa như “Uống nước”, “Khát nước”. Từ đó con có khả năng ghép các từ với nhau. 

  • Cha mẹ hãy dạy bé nói có từ yêu cầu như “thêm nữa”, “lần nữa”, bởi đây là những từ trẻ sẻ có thể dùng khi đòi đồ ăn, thức uống, đồ chơi,...Điều này sẽ tạo điều kiện để cha mẹ có thể nói những cụm từ ngắn đơn giản khác nhau để trẻ bắt chước. 

  • Cha mẹ hãy dạy trẻ nói “không” khi con không muốn làm điều gì đó. 

Dạy trẻ giao tiếp nhiều hơn bằng ngôn ngữ nói thay cho ngôn ngữ ký hiệu 

Sử dụng nhiều lời nói thay cho hành động. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Khi bé muốn lấy một đồ vật nào đó và bé đã gọi tên, cha mẹ hãy cầm lên, thể hiện biểu cảm khuôn mặt và nhắc lại tên đồ vật 

  • Cha mẹ nên khuyến khích các bé nói nhiều hơn thay vì sử dụng các ký hiệu, cử chỉ như chỉ trỏ. 

  • Khi chơi cùng bé, cha mẹ hãy tích cực sử dụng các từ liên quan đến hành động và cho đồ chơi thể hiện theo hành đồng cha mẹ đang nói như: Đi, ngủ, chạy, nhảy,... 

Dạy trẻ hiểu ý nghĩa ý nghĩa của các từ vựng 

Dạy trẻ hiểu ý nghĩa của nhiều từ ngữ giúp vốn từ của bé phong phú. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Thường xuyên sử dụng những từ ngữ nào đó vào những tình huống cụ thể để bé hiểu được ý nghĩa của chúng 

  • Khi cha mẹ đặt câu hỏi, cha mẹ nên tạo điều kiện về thời gian để bé có thời gian trả lời 

Dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp cơ bản 

Cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ chính là dạy trẻ kỹ năng giao tiếp cơ bản. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Dạy trẻ giao tiếp về chủ đề, về sở thích mà trẻ có nhu cầu muốn nghe, muốn làm 

  • Cha mẹ nên nói chậm, rõ ràng và giao tiếp bằng ánh mắt với trẻ, cho trẻ thời gian nghe đi nghe lại nhiều lần để nhớ được câu chữ 

  • Lặp đi lặp lại các câu một cách rõ ràng, có giọng điệu lên xuống nhiều lần để bé bắt chước. 

Qua bài viết trên đây, Monkey đã giới thiệu đến cha mẹ 10 cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp, để trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, tốt nhất cha mẹ nên đưa các bé đến các trung tâm, đơn vị thăm khám để có thể hiểu được mức độ tự kỷ của bé. Từ đó tìm ra phương pháp phù hợp, đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ  

10 Tips to Get Your Autistic Child to Talk - 13/06/2022:

https://parenting.firstcry.com/articles/10-tips-to-teach-an-autistic-child-talk/ 

10 Tips to Teach an Autistic Child to Talk - 13/06/2022:

https://www.momsbelief.com/blog/10-tips-to-teach-an-autistic-child-to-talk

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online