zalo
Những cách dạy trẻ 2 tuổi tập trung và phát triển toàn diện dễ thực hiện nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao
Giáo dục sớm

Những cách dạy trẻ 2 tuổi tập trung và phát triển toàn diện dễ thực hiện nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao

Ngân Hà
Ngân Hà

19/02/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi trẻ lên 2 tuổi, các bố mẹ đặc biệt lưu ý vì giai đoạn này sẽ hình thành nên tính cách của bé trong tương lai. Trẻ có thể vui vẻ hạnh phúc hoặc cáu bẩn xấu tính, điều đó tùy thuộc phần lớn vào cách nuôi dạy và phát triển qua bố mẹ. Nhưng làm thế nào để dạy trẻ 2 tuổi tập trung?

Đây là câu hỏi mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng cố gắng tìm cách để dạy cho con mình trong thời gian này. Vì thế các bố mẹ hãy tham khảo bài viết này để tìm ra cách nuôi dạy bé phù hợp nhé!

Dạy trẻ 2 tuổi tập trung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao khả năng tập trung của trẻ 2 tuổi rất kém?

Trẻ mới biết đi điển hình là luôn di chuyển, hiếm khi tập trung vào cùng một hoạt động trong hơn một vài phút. Với khả năng tập trung hạn chế, bé có thể di chuyển nhanh chóng từ đồ chơi hoặc trò chơi này sang đồ chơi hoặc trò chơi khác. 

Và với rất nhiều năng lượng, bé chỉ có thể tập trung trong một khoảng thời gian giới hạn trước khi cần phải chơi với thứ khác. Vậy thì lý do gì khiến trẻ lại mất tập trung như thế?

Do độ tuổi sinh lý của trẻ

Trong giai đoạn này, trẻ thường có tính hiếu động và thích thú với những điều thú vị xung quanh. Trẻ có thường có tính hiếu kỳ và tò mò với sự mới lạ của đồ chơi thậm chí là các thiết bị đồ dùng trong gia đình. 

Trẻ bắt đầu biết sử dụng và cầm nắm các công cụ cũng có sự phát triển về ngôn ngữ và dần hình thành các cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó là sự phát triển hoàn toàn bình thường và tự nhiên của trẻ. Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm và giúp trẻ có sự phát triển toàn diện nhất. 

Độ tuổi sinh lý hiếu động của trẻ  (Ảnh: infonet.vietnamnet.com)

Do môi trường bị nhiễu

Môi trường bị nhiễu có thể do trẻ ở nhà quá nhiều, đặc biệt là trong thời kỳ dịch Covid-19. Điều đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý sức khỏe của trẻ lên 2 khiến cho trẻ có thể trầm tính hoặc có thể tăng động quá mức. Chính vì thế mà nhiều bậc cha mẹ đã vô cùng lo lắng. 

Hơn thế nữa, khi trẻ ít được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trí tuệ sẽ kém phát triển hơn. Trẻ sẽ có những biểu hiện ngơ ngác hoặc sợ sệt, khả năng nhận thức cũng kém hơn. 

Môi trường sinh hoạt của trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một nguyên nhân có thể khiến cho môi trường sinh hoạt của trẻ bị nhiễu là do bố mẹ. Bởi vì đây là giai đoạn hình thành nhận thức và cảm xúc của trẻ sau này. Do đó bố mẹ chính là tấm gương mà trẻ nhìn vào. Nếu bố mẹ chăm chút vun vén chơi đùa và dạy dỗ tử tế, trẻ sẽ có sự phát triển tốt về tâm lý tình cảm và kiến thức. 

Và ngược lại, khi gia đình có sự xung đột, bố và mẹ không thể hòa hợp, trẻ sẽ nhìn vào đó để tự nhận thức. Đừng nói trẻ con không biết gì nhé! Chúng biết hết, chỉ là hiện tại không biết thể hiện bằng lời nói và hành động thôi. Nhưng chúng sẽ thể hiện bằng những việc làm sau này. 

Do các thiết bị điện tử

Ngày nay với sự lên ngôi của công nghệ 4.0, các thiết bị điện tử xuất hiện ngày càng nhiều và dần chi phối cuộc sống của con người. Vì thế bất kỳ gia đình nào cũng đều có ít nhất 1 thiết bị điện tử. Đặc biệt trong thời kỳ dịch Covid, các thiết bị điện tử xuất hiện nhiều hơn để phục vụ cho việc học và làm việc. 

Trẻ sử dụng các thiết bị điện tử (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ có thể tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ sớm nếu không có sự kiểm soát từ bố mẹ. Những lúc bận, bố mẹ có thể nhanh trí vất cho trẻ 1 chiếc điện thoại hay ipad để xem. Càng về sau, sự việc lặp lại như thế, trẻ sẽ dần hình thành thói quen và khó có thể dứt được. Vì thiết bị công nghệ rất bắt mắt khiến trẻ thích thú và đam mê. 

Nếu sử dụng quá nhiều, trẻ sẽ bị ảnh hưởng về mắt và sự phát triển về não bộ cũng kém hơn. Điều đó khiến cho trẻ có mức độ tập trung kém và bị sao nhãng bởi các thiết bị điện tử. 

Xem thêm: TOP 10+ ứng dụng dạy học cho bé 3 tuổi phát triển tư duy: Vừa học vừa chơi

Những cách dạy trẻ 2 tuổi tập trung hiệu quả

Với trẻ 2 tuổi, bố mẹ không nên ép buộc trẻ. Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng nếu ép buộc sớm sẽ tốt cho con sau này. Tuy nhiên không phải lúc nào ép buộc cũng tốt. Vì nếu ép buộc trẻ không đúng cách, trẻ sẽ dần hình thành hành vi chống đối và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra, bố mẹ có thể tham khảo những cách sau đây để trẻ có thể phát triển tốt hơn. 

Tôn trọng sở thích của trẻ 

Điều đầu tiên đó chính là tôn trọng sở thích của trẻ. Có như vậy trẻ mới có thể phát triển một cách tự nhiên nhất. Khi lên 2 tuổi, trẻ sẽ dần hình thành những sở thích cá nhân, mặc dù có những sở thích không duy trì được lâu, nhưng bố mẹ nên tôn trọng điều đó và tránh ngăn cản những thứ mà trẻ thích. 

Đó có thể là khi trẻ cực kỳ yêu thích món đồ chơi mới mua và mong muốn khám phá hết nó. Đây chính là lúc sự tập trung của trẻ được thể hiện rõ ràng. Trẻ sẽ cực kỳ tập trung, dồn mọi cái nhìn và hành động cho sở thích ấy. Chính vì thế mà bố mẹ nên để cho trẻ sống trong “thế giới riêng” ấy thay vì kéo trẻ ra khỏi đó. 

Trẻ tập trung vào sở thích riêng của mình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đảm bảo môi trường sống sạch 

Bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ lớn lên trong một môi trường sống sạch. Đó là không gian về môi trường sinh hoạt, môi trường học tập, môi trường xung quanh… Ví dụ như với môi trường học tập, bố mẹ nên trang bị cho trẻ 2 tuổi những đồ dùng hoặc sách đúng lứa tuổi như tranh ảnh khiến cho trẻ bị thu hút và tập trung hơn. 

Đảm bảo trẻ sống trong môi trường sạch (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bố mẹ nên chú đặc biệt với việc hạn chế tiếng ồn. Vì trẻ rất hiếu động và tò mò về mọi thứ, nên nếu chỉ có một âm thanh nhỏ xuất hiện cũng khiến cho trẻ bị xao nhãng. Lúc này trẻ sẽ dồn mọi sự chú ý với âm thanh kia và hoàn toàn quên những điều đang làm. Sự tập trung lúc này của trẻ bị ảnh hưởng và khó có thể quay lại như lúc đầu. 

Thay thế thiết bị điện tử bằng các trò chơi tạo sự tò mò cho trẻ 

Có thể thấy rằng, trên thực tế, trẻ rất tập trung và ham mê khi sử dụng các thiết bị điện tử. Nhưng điều đó không rèn được sự tập trung của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và cơ thể trẻ. Chính vì thế mà bố mẹ cần thay thế bằng các trò chơi kích thích sự tò mò của trẻ như xếp hình, xây nhà…

Cho trẻ chơi các trò chơi kích thích sự tò mò (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những trò chơi mà hầu như đứa trẻ nào cũng có nhưng chưa chắc bố mẹ đã biết được hết tác dụng của chúng. Đó là các trò chơi khiến trẻ có sự tập trung cao để xếp những miếng ghép thành hình dạng mong muốn. 

Ngoài ra, các trò chơi cũng kích thích sự sáng tạo, sự ham học hỏi và trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Hơn thế nữa, trẻ có thể rèn luyện sự phối hợp ăn ý giữa mắt và tay khi tìm kiếm. Điều đó sẽ mang đến cho trẻ môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện nhất. 

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bố mẹ đã biết được những nguyên nhân khiến trẻ khó tập trung và những cách dạy trẻ 2 tuổi tập trung tốt hơn. Tùy vào từng sở thích của trẻ và điều kiện gia đình khác nhau mà bố mẹ có thể áp dụng khác nhau. Miễn là phù hợp và tốt nhất cho trẻ. Bởi trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, có phát triển khỏe mạnh mới có thể làm được những điều có ích cho xã hội.

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!