Có thể cha mẹ chưa biết khi dạy trẻ giao tiếp bằng mắt khả năng ngôn ngữ của bé cũng phát triển tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem những lợi ích và cách cách dạy trẻ phương pháp giao tiếp bằng ánh mắt như thế nào nhé.
Mối liên quan giữa việc giao tiếp bằng mắt với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Giao tiếp qua ánh mắt là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ, và trước khi trẻ được học cách nói, các bé sẽ học về giao tiếp phi ngôn ngữ này. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ chú ý đến những hành động của người lớn thông qua những hành động như bồng bế, dỗ dành.
Theo một vài chú ý cho thấy, rằng nếu trẻ sử dụng ánh mắt giao tiếp với những người chăm sóc sẽ có khả năng phát triển ngôn ngữ tốt hơn những đứa trẻ còn lại. Những đứa trẻ từ 1 tuổi sử dụng giọng nói như “ê, a” và nhìn vào mắt người chăm sóc như muốn giao tiếp ngược lại cho thấy vốn từ vựng tăng lên khi 2 tuổi nhiều hơn những bé không giao tiếp bằng ánh mắt thường xuyên.
Hiểu được điều này, từ đó bố mẹ chú ý và nỗ lực để giao tiếp với trẻ sơ sinh bằng ánh mắt và lời nói, trước khi các bé có thể sử dụng khả năng giao tiếp để nói chuyện, phản hồi lại những người đối diện.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho ra kết quả rằng thời điểm trẻ bắt đầu học nói chính là thời điểm trẻ nhìn vào mắt người chăm sóc. Thông thường thời điểm này bắt đầu từ khi trẻ hơn một tuổi. Và khi ở giai đoạn 19 tháng tuổi, các bé sẽ có vốn từ là khoảng hơn 100 từ. Và khi trẻ cố gắng sử dụng 100 từ này tức là trẻ đang mong muốn thực hiện giao tiếp bằng lời nói trước khi bắt đầu nói những chữ đầu tiên. Khi cha mẹ giao tiếp lại với trẻ thông qua cả lời nói và ánh mắt trẻ sử phát triển được nhiều từ vựng hơn và phát triển được kỹ năng ngôn ngữ.
Và khi phát hiện được sở thích của bé với một món đồ vật nào đó, nếu cha mẹ nói chuyện và nhìn cầm đồ vật đó lại tầm mắt của bé. Vừa nói vừa di chuyển đồ vật, khi bé lắng nghe và nhìn theo. Có thể phát triển được khả năng ngôn ngữ của bé
Ngoài ra, sử dụng ánh mắt trong giao tiếp còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như:
-
Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp thể hiện sự tôn trọng: Khi giao tiếp nhìn vào mắt đối phương, không lơ đãng đi nơi khác khiến đối phương cảm thấy trẻ đang chú ý, tập trung vào lời nói, câu chuyện của họ
-
Sử dụng giao tiếp trong ánh mắt cho thấy được sự thấu hiểu: Đôi khi một ánh nhìn sẽ nói lên việc trẻ thấu hiểu được đối phương đang nói gì. Và nếu khi trẻ đang nói về một điều quan trọng, sử dụng ánh mắt là cách tốt nhất để truyền đạt mức độ quan trọng của nó.
-
Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp giúp truyền tải sự tin tưởng và đáng tin cậy: Khi sử dụng được kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt trẻ sẽ được đánh giá cao về sự tự tin và năng lực. Bởi không phải ai cũng biết cách sử dụng ánh mắt trong giao tiếp, và cũng không phải ai cũng biết cách duy trì giao tiếp bằng ánh mắt ở mức độ cao
-
Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp giúp thu hút người đối diện: Khi trẻ sử dụng được ánh mắt trong giao tiếp, đối phương sẽ biết họ không độc thoại. Vì vậy họ sẽ nhiệt tình lắng nghe trẻ nói, từ đó câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn đối với cả hai.
-
Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp giúp tạo ấn tượng và ghi nhớ lâu dài: Trẻ sử dụng được ánh mắt trong cuộc trò chuyện hoặc trong một bài thuyết trình,..Giúp bé thật sự nổi bật trong đám đông, được người nghe chú ý, từ đó bé tạo được ấn tượng trong trí nhớ của người nghe
-
Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp giúp tạo thiện cảm: Từ những cái nhìn qua lại trong cuộc trò chuyện với đối phương, bé sẽ thực sự tạo được thiện cảm với người nghe.
Tại sao trẻ không giao tiếp bằng ánh mắt?
Hầu hết ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh các bé đều giao tiếp bằng ánh mắt có thể không nhiều nhưng khi nói chuyện một cách trực diện hay dùng tay để gây sự chú ý bé sẽ nhìn theo. Tuy nhiên, đối với một số trẻ, việc giao tiếp bằng ánh mắt gần như không xảy ra ngay từ thời điểm bé chưa biết nói và một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể là bé bị tự kỷ.
Trẻ tự kỷ giao tiếp bằng ánh mắt rất khó khăn, điều này làm cha mẹ hoặc những người khác gặp khó khăn trong việc làm bé nhìn thẳng vào mắt mình. Điều này được giải thích rằng, thông thường trẻ tự kỷ dễ bị phân tán sự bởi môi trường, do đó rất khó tập trung sự chú ý vào người nói xung quanh.
Nếu trẻ không giao tiếp bằng mắt đi kèm những biểu hiện như bé không giao tiếp, không muốn tiếp xúc với người lạ, hay tức giận, vận động chậm chạp, thích chơi một mình,...Vậy chắc chắn bé đang mắc bệnh tự kỷ. Vậy nên cha mẹ nên thường xuyên để ý đến ánh mắt trong khi giao tiếp với các con.
Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt tại nhà
Sau đây Monkey xin gợi ý đến bố mẹ những cách dạy trẻ giao tiếp bằng ánh mắt cực đơn giản tại nhà thông qua nội dung dưới đây.
Hướng dẫn trẻ nhìn vào mắt bằng cách gián tiếp sử dụng lời nói
Nếu trẻ đã đủ để nhận thức và hiểu được ý nghĩa của những câu chữ đơn giản, cha mẹ hãy tận dụng chúng để giúp trẻ giao tiếp bằng ánh mắt.
Ví dụ, bố mẹ có thể giải thích với con rằng: Bố/ mẹ không thể nhìn vào được đôi mắt của con, bố/mẹ muốn được nhìn thấy đôi mắt của con, bố/ mẹ ở đây, bố/ mẹ không thể trả lời con được vì không thể nhìn thấy mắt con,...
Ngoài ra cha mẹ cũng có thể sử dụng những nói như: “Con đang nói chuyện với ai vậy, chắc không phải mẹ, vì con đâu nhìn mẹ”, “Tại sao con lại nhìn ra đó khi đang nói chuyện với mẹ”. “Con cầm cái này giúp mẹ nhé”, “Con đang cầm cái gì trên tay đó”,...
Xem thêm: 10 cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ
Thu hút trẻ bằng dùng lời nói trực tiếp
Cha mẹ cũng có thể sử dụng lời nói trực tiếp như: “Con hãy nhìn vào mắt mẹ này”, “Con phải nhìn vào bố/mẹ nếu con muốn nói chuyện với bố/mẹ”, “Con ơi, nhìn mẹ này, mẹ cho con cái này”, “Con có muốn nhìn vào mắt mẹ không”,.... Hoặc gọi trực tiếp tên của bé nhiều lần để bé nhìn cha mẹ.
Thu hút trẻ bằng cách dùng hành động
Hãy sử dụng những món đồ mà bé thích sau đó đặt chúng trên đầu hoặc trước tầm mắt của bé. Bé bắt đầu sẽ quan sát và để ý tới chúng, dần dần bé sẽ đoán được hoặc quan sát khi tình huống tương tự đó sắp xảy tới.
Di chuyển vật thể từ hai phía
Khi bé yêu thích một món đồ nào đó, cha mẹ có thể dạy trẻ giao tiếp bằng mắt bằng cách cầm món đồ, di chuyển qua lại hai bên trong tầm mắt của bé. Hoặc đơn giản, cha mẹ cũng có thể sử dụng ngón tay di chuyển qua lại tương tự khi sử dụng đồ chơi ở mọi lúc, mọi nơi. Cha mẹ có thể thấy nó như một phép thôi miên, tuy nhiên cách làm này lại giúp trẻ di chuyển ánh mắt để chú ý vào thứ đang di chuyển trước mắt mình.
Chạm vào bé
Có thể cha mẹ chưa biết, khi chạm vào con như chạm vào mặt, môi, mũi, tai thậm chí mắt khi mắt bé không chú ý vào cha mẹ là cách dạy trẻ giao tiếp bằng mắt. Bởi khi các bé cảm nhận được sự đụng chạm của cha mẹ, đôi mắt bé sẽ đặc biệt quan tâm đến cha mẹ hơn.
Khen thưởng khi bé làm tốt
Sự khen thưởng của bố mẹ dành cho các bé nếu làm tốt cũng có thể giúp con giao tiếp bằng ánh mắt.
Ví dụ cha mẹ có thể sử dụng những câu nói như: “Cha/ mẹ rất vui khi còn làm được điều này”, “Con rất đáng yêu, con rất giỏi đó nhé”, “Ôi con của cha/mẹ xinh quá”, “Con rất giỏi, bây giờ con có thể nhìn vào mắt mẹ”,...
Qua bài viết “Dạy trẻ giao tiếp bằng ánh mắt giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ” mà Monkey vừa chia sẻ ở trên. Cha mẹ hiểu được ánh mắt và ngôn ngữ có mối liên hệ mất thiết với nhau và mối liên hệ này cực kỳ quan trọng. Hy vọng, bài viết thực sự hữu dụng và giúp các bậc phụ huynh tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để có thể dạy con giao tiếp bằng ánh mắt, nâng cao khả năng ngôn ngữ cho bé.
How To Teach Eye Contact From An Early Age and Why It Matters - 13/06/2022:
https://kidnurse.org/how-to-teach-eye-contact-from-an-early-age-and-why-it-matters/
12 Activities to Promote Eye Contact - 13/06/2022:
https://www.thechaosandtheclutter.com/archives/12-activities-to-promote-eye-contact