Trang bị kỹ năng tự vệ cho học sinh là trách nhiệm của thầy cô & ba mẹ. Với khả năng tự bảo vệ mình, các em không chỉ tự tin mà còn được an toàn, hạn chế nguy cơ bị bạn xấu bắt nạt hay người lạ lợi dụng. Bài viết này sẽ hướng dẫn ba mẹ & thầy cô cách dạy kỹ năng này hiệu quả nhất!
Cần thiết phải dạy trẻ cách tự vệ vì sao?
Kỹ năng tự vệ là khả năng tự bảo vệ bản thân bằng những hành động đúng đắn đồng thời tránh xa những mối nguy hiểm bằng nhận thức của chính mình. Theo đó, việc trang bị kỹ năng tự vệ cho học sinh sẽ giúp con được an toàn, tránh khỏi nguy cơ bị bắt nạt, dụ dỗ hay lợi dụng.
Một số lợi ích từ việc học kỹ năng tự vệ có thể kể đến như:
-
Tự bảo vệ bản thân: Các em học sinh dễ dàng bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm, biết cách ứng phó phù hợp, đúng đắn trong mọi tình huống.
-
Đề phòng tình huống nguy hiểm: Bằng sự nhận thức các hành vi nguy hiểm và dấu hiệu của kẻ xấu, con có thể tránh được các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn.
-
Chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp: Thành thạo kỹ năng tự vệ và biến chúng trở thành bản năng sẽ giúp con chống trả nhanh chóng và chính xác trong các tình huống nguy hiểm bất ngờ.
-
Tăng cường sự tự tin: Với các kỹ năng được trang bị, các bạn học sinh dễ dàng nhận thức được tình huống nguy cấp từ sớm, nhờ đó tự tin đưa ra những hành động quyết đoán để bảo vệ bản thân.
-
Giúp con ý thức về quyền được bảo vệ: Học kỹ năng tự vệ là con đã có nhận thức về quyền của bản thân. Con được phép hành động để tự bảo vệ mình và không cần chấp nhận các hành vi bạo lực, xâm hại hoặc bất kỳ hành động không tôn trọng nào.
-
Tạo môi trường an toàn cho người khác: Bằng suy nghĩ quyết đoán và hành động đúng đắn, con không chỉ tự bảo vệ mình còn giúp người khác tránh khỏi nguy hiểm.
Tham khảo ngay: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi: 10 kỹ năng cần thiết
7+ cách dạy trẻ kỹ năng tự vệ ba mẹ cần làm ngay
Dưới đây là 8 cách dạy trẻ tự vệ an toàn trong mọi tình huống thông qua nhận thức hành vi nguy hiểm, phân tích tình huống và đưa ra quyết định ứng phó đúng đắn.
Nhận thức về tình huống nguy hiểm
Dựa vào các dấu hiệu nhận biết người có ý đồ xấu trong phần kỹ năng giao tiếp với người lạ thông qua hành vi và lời nói, các bạn học có thể dự đoán tình huống nguy hiểm nào có thể đến và có sự chuẩn bị ứng phó.
Chẳng hạn, dấu hiệu của người xấu muốn tiếp cận mình: Hành vi tỏ vẻ thân mật như người quen, lời nói có ý dụ dỗ làm theo ý muốn của họ, cho tặng quà,...
Hướng dẫn tận dụng lợi thế về hình thể
Một đứa trẻ luôn thấp bé hơn người lớn nhưng chúng lại nhanh nhẹn & linh hoạt hơn, vì vậy các bạn học có thể tận dụng lợi thế này để thoát khỏi nguy hiểm.
Ba mẹ hãy chơi một trò chơi với con và dạy chúng cách chạy trốn khỏi bạn bằng việc chạy vào giữa những thứ mà bạn không thể vượt qua hoặc khó di chuyển xung quanh. Ví dụ như, đuổi bắt chúng vào giữa những chiếc xe đang đỗ, chạy xung quanh hòm thư hoặc các đồ nội thất trong nhà.
Sử dụng cú đấm đúng lúc đúng vị trí
Hãy dạy trẻ cách tạo nắm đấm đúng cách sao cho lực đánh đạt mức tối đa. Cần nhớ, ngón tay cái của con cần nằm bên ngoài nắm tay để nó không bị tổn thương khi tấn công kẻ xấu.
Tiếp đó, khi con đã biết cách tạo nắm đấm tốt, hãy dạy con cách đánh trả kẻ thù. Với thân hình nhỏ bé, vùng tấn công đối thủ của con sẽ thấp hơn, hãy khuyên con đánh mạnh và lặp lại nhiều nhất có thể vào vùng nguy hiểm của đối phương.
Giẫm vào chân đối thủ
Một hành động đơn giản như giẫm mạnh vào chân kẻ xấu là đủ để con có thể chạy thoát an toàn. Đây là phương án tốt nhất nếu con đang bị khống chế phần cánh tay hoặc toàn bộ thân trên.
Bên cạnh đó, con cần được dạy cách nhận biết thời điểm phù hợp để cắn đối thủ. Việc cắn trả sẽ khiến kẻ xấu thả tay đồng thời khiến dấu vết được để lại tay nhằm giúp cơ quan thực thi pháp luật xác định kẻ tấn công.
Hãy hét lớn & gây sự chú ý
Trong các tình huống nguy hiểm, hãy dạy con hét lớn và làm các hành động gây chú ý như giơ tay chân. Tuy nhiên, hành động này chỉ nên thực hiện nếu kẻ xấu đang tiếp cận con với khoảng cách gần. Nếu thân thể con đã bị khống chế thì hãy thực hiện những cái giẫm chân hoặc cắn vào tay đối phương để chúng nhả ra rồi mới hét lớn và chạy thoát.
Bên cạnh những tình huống nguy hiểm như bắt cóc, dụ dỗ thì các em học sinh còn gặp tình trạng bắt nạt ở trường hoặc trên đường đi học về. Vậy làm thế nào để tự vệ nếu gặp nhóm bắt nạt?
Có thể bạn quan tâm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi quan trọng ba mẹ nên biết
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách tự tin
Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn bắt nạt là giúp con bạn có được lòng tự trọng và sự tự tin. Thông thường, những đứa trẻ có vẻ yếu đuối sẽ là đối tượng được chú ý và những học sinh tỏ ra mạnh mẽ sẽ khiến người bắt nạt dè chừng. Vì vậy, hãy giúp con học cách thể hiện sự tự tin bằng ngôn ngữ cơ thể bằng những chiến lược hữu ích dưới đây:
-
Bước đi quyết đoán: Hãy bước đi với phần vai hướng về phía sau & hai mắt hướng lên trên thể hiện vẻ tự tin, mạnh mẽ.
-
Giao tiếp bằng mắt với ánh mắt không quá hung hăng mà nên từ tốn với những người xung quanh để thể hiện sự tự tin.
-
Mỉm cười với người khác để tạo sự kết nối đồng thời nâng cao lòng tự trọng của bản thân. Điều này cũng giúp con tránh khỏi sự cô lập xã hội, góp phần giảm thiểu tình trạng bắt nạt.
Ba mẹ hãy giúp con dành nhiều thời gian để luyện tập bởi kỹ năng này không giúp con thoát khỏi tình trạng bắt nạt mà còn có ích cho việc giao tiếp xã hội, phỏng vấn việc làm và gặp gỡ những người mới.
Cố gắng “thoát thân” thay vì chiến đấu
Đôi khi, con trẻ chưa nhận thức được việc cố gắng đánh lại kẻ xấu trong trường hợp khẩn cấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy trấn an con rằng việc bỏ chạy không phải là hèn nhát mà trong tình huống nguy hiểm ngày càng cao, con cần cố gắng thoát khỏi đó trước khi những trò bắt nạt diễn ra khiến con không thể chống cự.
Bỏ đi thay vì chống trả luôn là chiến lược tốt nhất khi đối mặt với kẻ bắt nạt. Đánh nhau có thể nhanh chóng dẫn đến bạo lực và thương tích. Thay vào đó, các con nên bỏ đi và kể cho người lớn biết chuyện gì đang xảy ra. Những người con muốn tâm sự có thể là huấn luyện viên, phụ huynh, cố vấn trường học, hiệu trưởng hoặc giáo viên.
Đi chung một nhóm đông người
Những kẻ bắt nạt ít có khả năng nhắm vào những người đi cùng một nhóm bạn. Ba mẹ hãy khuyên con nên chơi cùng một nhóm bạn và nên đi chung 2 3 người để tránh gặp kẻ bắt nạt tại những nơi như căng tin, bãi để xe, sân chơi hay khu vệ sinh.
Chiến thuật “thoát thân” khỏi tình huống nguy hiểm an toàn cho học sinh
Trong trường hợp đã bị khống chế bởi kẻ xấu, con cần biết các kỹ thuật tự vệ khi bị túm tóc, khóa tay chân hay xô ngã,... để chạy thoát khỏi nguy hiểm một cách an toàn.
Xử trí khi bị túm tóc
Khi bị túm tóc từ đằng trước: Giơ tay phải lên, tay trái để hờ trước mặt và không nắm cánh tay đối phương. Tiếp tục di chuyển 2 chân sang ngang rồi dùng tay để đẩy kẻ xấu ngã xuống đất và chạy thoát.
Khi bị túm tóc từ đằng sau: Dùng 2 tay giữ & siết ngón tay nhằm khóa chặt tay của kẻ xấu. Tiếp đó, xoay người thật nhanh hướng mặt về phía đối phương đồng thời bẻ mạnh hết sức, khi kẻ xấu bị đau sẽ tự động nới lỏng tay ra. Lúc này, hãy bỏ tay kẻ xấu ra khỏi tóc và đẩy hắn ra xa, có thể ra đòn vào chỗ hiểm rồi chạy thoát thân, kêu cứu.
Thoát thân khi bị khóa chân khóa tay
Đây là tình huống khó vì cơ thể con bị khống chế hoàn toàn. Lúc này, hãy nhắc con cắn mạnh vào tay kẻ xấu để hắn tự nới lỏng tay. Ngay sau đó, con hãy chạy thoát thân hoặc ra đòn hiểm vào hạ bộ đồng thời chạy và kêu cứu để người xung quanh giúp đỡ.
Chạy thoát khi bị xô đẩy ngã
Bị kẻ xấu đẩy ngã là cơ hội để con có thể chạy thoát trước khi hắn đến gần để thực hiện hành vi khống chế. Nếu hắn ở khoảng cách quá gần & có hành động cúi xuống để tiếp cận, con hãy dồn sức đạp thật mạnh vào mặt hoặc hạ bộ của đối phương.
Trường hợp đối phương đã áp sát được và ngồi phía trên con, hãy dùng đầu gối tấn công vào lưng để kẻ xấu ngã về phía trước. Sau đó, con lập tức trườn người thoát khỏi sự kìm kẹp.
Đối phó khi bị tấn công bằng vũ khí
Đây là tính huống rất bất lợi và dễ gây nguy hiểm, vì vậy con cần né đòn và bỏ chạy ngay khi có thể. Khi đã thoát khỏi kẻ xấu, hãy chạy về phía đông người hoặc chạy đến những nơi có người đáng tin cậy như đồn công an, trạm cảnh sát giao thông để được giúp đỡ.
Tự vệ khi bị bóp cổ đè xuống đất
Khi gặp tình huống này, con nên gập cổ lại và thực hiện các bước tiếp theo:
-
Cong 2 chân lên, 2 tay đánh vào 2 huyệt nách của đối phương.
-
Sử dụng tay chặt đè tay kẻ xấu.
-
Lấy tay còn lại đánh vào cằm của kẻ xấu, đồng thời ưỡn hông lật đối phương ra.
-
Tiếp đến là đá vào bộ hạ của đối phương và tẩu thoát nhanh chóng.
Xem ngay: Dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2: Hành trang cùng con bước vào đời
Nên dạy con tự vệ như thế nào để trẻ áp dụng hiệu quả?
Để việc dạy con cách tự vệ khi bị bạn đánh, nhóm đông bắt nạt hoặc kẻ thù tấn công hiệu quả, ứng dụng tốt trong các tình huống, ba mẹ nên dạy trẻ bằng những phương pháp sau:
-
Thường xuyên trò chuyện về các tình huống nguy hiểm: Nhằm giúp con nhận thức rõ ràng về các dấu hiệu & nguy cơ xấu, ba mẹ nên thường xuyên chia sẻ và hướng con các tình huống nguy hiểm. Bạn có thể kết hợp vừa trò chuyện vừa chơi các trò chơi giải đố
-
Khuyến khích con tham gia lớp dạy võ tự vệ cho trẻ em: Cách tốt nhất để rèn kỹ năng tự vệ cho học sinh là khuyến khích con tham gia học võ. Lớp học này không chỉ giúp con tự vệ mà con hỗ trợ con phát triển thể chất & tinh thần để học tập tốt hơn.
-
Cố gắng đi cùng con nhiều nhất có thể: Với các bé nhỏ tuổi, đặc biệt là trẻ học Tiểu học, mẫu giáo, các con nên đi cùng ba mẹ để tránh gặp nguy hiểm. Cho đến khi con có đủ nhận thức về việc ra ngoài một mình và có khả năng tự vệ, bạn mới nên cho bé tập dần thói quen tự đi học, đi chơi để tăng cường sự tự tin cũng như giúp con hình thành thói quen tự lập.
Một số tư liệu dạy học sinh tự vệ an toàn hữu ích cho bản thân
Để con có cái nhìn trực quan, dễ nhận thức và thực hiện hành động tự vệ hiệu quả, ba mẹ nên kết hợp cho con xem video dạy võ tự vệ và tham gia các lớp dạy kỹ thuật phòng vệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi ra ngoài.
Cách di chuyển
Sử dụng vũ khí “tự có”
Các kiểu khóa tay chân
Ngoài các video trên, ba mẹ cũng có thể dạy con các kỹ năng bảo vệ bản thân qua một số đầu sách hữu ích dưới đây:
Hình ảnh |
Tài liệu |
Link mua tài liệu |
Bộ sách 100+ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ - Ứng phó với nguy hiểm |
||
Tủ Sách Bổi Dưỡng Kỹ Năng Sống - Kỹ Năng Tự Thoát Hiểm |
||
Tủ Sách Bổi Dưỡng Kỹ Năng Sống - Kỹ Năng Bảo Vệ Bản Thân (Tái Bản 2023) |
||
Cẩm Nang Sinh Hoạt Bằng Tranh Cho Bé Quyển 3 - Kỹ năng đi ra ngoài Quyển 4 - Kỹ năng giao tiếp |
||
Bộ sách Siêu nhân thoát hiểm |
||
Bồi dưỡng trẻ 49 kỹ năng sống thực tế |
||
Bộ sách kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học |
||
Sách Ngỏ lời khi cần giúp |
||
Combo sách Giáo dục An toàn giao thông dành cho trẻ 5-6 tuổi (6 cuốn) |
||
Combo sách Giáo dục an toàn giao thông dành cho trẻ 3-4 tuổi (7 cuốn) |
Kỹ năng tự vệ cho học sinh là một trong những bài học quan trọng giúp con nhận thức quyền được bảo vệ của bản thân và hiểu rõ các tình huống nguy hiểm sắp đến để biết cách ứng phó kịp thời. Trong quá trình học, ba mẹ hãy luôn đồng hành và động viên để xây dựng sự tự tin cho con, giúp trẻ quyết đoán xử trí trong mọi tình huống một cách tốt nhất.