zalo
Tổng hợp 20+ kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi quan trọng ba mẹ nên biết
Kỹ năng sống

Tổng hợp 20+ kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi quan trọng ba mẹ nên biết

Hoàng Hà
Hoàng Hà

14/08/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

9 tuổi là độ tuổi mà con bắt đầu nhận thức được mọi thứ, hành động của mình. Vậy nên, việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi càng sớm sẽ giúp bé tự tin, tự lập và trưởng thành tốt hơn.

Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi

Ở giai đoạn từ 9 – 15 tuổi, là thời điểm mà bé bắt đầu bước sang giai đoạn “dậy thì”. Lúc này, tâm sinh lý của con đã có những thay đổi khác biệt so với lứa tuổi nhỏ hơn. Chính vì vậy, đây là lúc mà ba mẹ nên trang bị cho con những kỹ năng sống để giúp trẻ tự tin trưởng thành hơn.

Bởi vì lúc còn nhỏ con luôn được ba mẹ chăm sóc kỹ lưỡng từ “miếng ăn, giấc ngủ” cho đến việc vui chơi, học tập. Nhưng bước sang giai đoạn từ 9 tuổi trở đi đòi hỏi bé phải tự lập trong việc sinh hoạt cá nhân, giờ giấc của mình. Chính vì vậy, cách yêu thương con tốt nhất mà ba mẹ nên làm chính là dạy con kỹ năng sống, có những chuẩn bị tốt nhất để bé trưởng thành và có được tương lai tươi sáng.  

Trẻ lên 9 tuổi nên được rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tổng hợp các kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi nên phát triển

Với các bé 9 tuổi, khi não bộ và thể chất của con đã hoàn thiện và khả năng nhận thức tốt, ba mẹ có thể trang bị cho con một số kỹ năng sống cơ bản sau đây:

Quản lý thời gian

“Con biết mấy giờ rồi không”, “nhanh lên nào con ơi mẹ bị muộn giờ rồi”, “con mà dậy muốn chút nữa là muộn học đấy biết không?”… chắc hẳn là những câu nói quen thuộc của không ít bậc cha mẹ hiện nay khi bé chưa có nhận thức nhiều về tầm quan trọng của thời gian.

Vậy nên, thay vì đặt ra những câu hỏi mang tính áp lực, bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn, dạy bé cách thiết lập ra một thời gian biểu cụ thể cho riêng mình. Cụ thể, hãy yêu cầu con liệt kê ra những việc cần làm trong ngày, trong tuần, trong tháng kèm theo mốc thời gian cụ thể và khuyến khích con thực hiện nghiêm túc và đạt được mục tiêu đưa ra.

Hướng dẫn con biết cách lên thời gian sinh hoạt, học tập hợp lý. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kỹ năng giao tiếp

Đây là một kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi rất quan trọng để con hòa nhập được với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh mình. Ba mẹ nên khuyến khích con tự tin khi nói chuyện với mọi người, luôn sẵn sàng chào hỏi, cảm ơn, hỏi thăm, học cách nhường nhịn, lễ phép với người lớn… cả những người mình mới gặp lần đầu.

Ngoài ra, ba mẹ có thể hướng dẫn con giao tiếp không chỉ thông qua hình thức ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt… bên cạnh đó nên giao tiếp bằng lời nói để thể hiện cảm xúc, thái độ của mình nhiều hơn. Chính điều này sẽ giúp hình thành được lối sống chuẩn mực, cũng như đức tính tốt cho con trong tương lai.

Dạy con biết cách giải quyết các vấn đề khẩn cấp

Khi bé lên 9 tuổi, ba mẹ cần cho bé ghi nhớ số điện thoại của ba mẹ hay người thân trong gia đình, hay nhưng số cần gọi lúc nguy cấp như 113 là đầu số gọi cho công an khi có việc liên quan tới an ninh trật tự, 112 là đầu số yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn, 114 là chữa cháy, 115 là cấp cứu…

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy bé biết cách dùng dụng cụ cấp cứu, chữa lửa…. để giúp mình và giúp người khác khi gặp trường hợp khẩn cấp.

Kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi sinh tồn nơi hoang dã

Với các bé thích khám phá nên rất dễ bị lạc khi đi nơi đông người, hay đi các hoạt động ngoại khoá. Vậy nên, ba mẹ cần phải dạy con kỹ năng ứng phó với trường hợp này như ghi nhớ số điện thoại của ba mẹ, đứng yên một chỗ dù ở nơi đông đúc hay trong rừng, lưu ý con không được đến gần sông, suối, hồ, không ăn tuỳ tiện và đặc biệt là không nên quá hoảng sợ hay la hét quá nhiều dễ khiến con kiệt sức mà hãy bình tĩnh đối mặt với những tình huống khó khăn.

Dạy con biết cách sinh tồn nơi hoang dã. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kỹ năng dùng thiết bị định vị

Khi bé lên 9 tuổi, ba mẹ nên dạy con cách đọc bản đồ giấy hay điện tử để có thể tra cứu đường đi chính xác nếu không may bị lạc. Cùng với đó, nên hướng dẫn con biết cách tìm sự hỗ trợ từ cơ quan công an, hay những địa điểm an toàn để chờ bố mẹ đến đón như thư viện, quán nước,…

Giáo dục giới tính cho trẻ khi lên 9 tuổi

Thời xưa, nhiều phụ huynh chưa coi trọng việc giáo dục giới tính cho bé vì nghĩ rằng con còn quá nhỏ. Nhưng khi lên 9 tuổi, bé bắt đầu vào giai đoạn dậy thì sẽ có những thay đổi về mặt sinh lý. Vậy nên, ngay từ giai đoạn này ba mẹ nên dạy con thế nào là tình dục an toàn, dạy con về mối quan hệ lành mạnh, khi nào mối quan hệ nên dừng lại, cần bảo vệ bản thân mình trước những cám dỗ như thế nào…

Đặc biệt, với các bé nữ thì có thể tư vấn cho con trước những biểu hiện mà con sẽ gặp phải khi tới chu kỳ kinh nguyệt để con không bối rối. Còn con trai có thể giải thích về hiện tượng xuất tinh khi ngủ, hưng phấn… cũng như nên chia sẻ với ba mẹ về các mối quan hệ với bạn khác giới để có được lời khuyên tốt nhất.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi về việc tự sơ cứu vết thương

Trong những lúc bé vui chơi, nô đùa không phải lúc nào cũng có ba mẹ bên cạnh. Vậy nên, để phòng tránh việc con nô đùa bị thương tích, ba mẹ có thể hướng dẫn con kỹ năng nhờ sự giúp đỡ của người lớn hay đối phó với các vết thương nhỏ như cầm máu, vệ sinh, dùng gạc băng lại, thoa thuốc nếu có… Nhưng cách tốt nhất là ba mẹ nên quán triệt cho con chơi đùa an toàn.

Dạy bé biết cách tự sơ cứu vết thương khi vấp ngã. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị ngã chảy máu đầu

Kỹ năng quản lý tiền bạc

Với các bé 9 tuổi đã có thể hiểu về tiền và sử dụng tiền. Vậy nên, lúc này bạn có thể giải thích cho bé hiểu về giá trị đồng tiền, cách tiết kiệm tiền hoặc ba mẹ có thể cho con một khoản nhỏ và dạy chúng quy tắc sử dụng tiền “3 hũ” cho các mục đích: Để dành – Chi tiêu – Chia sẻ.

Kỹ năng sử dụng phương tiện công cộng

Bé càng trưởng thành, ba mẹ không thể lúc nào cũng bao bọc con được mãi, nhất là trong việc đi học, thay vì đưa đi đón về thường xuyên bạn có thể hướng dẫn con sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, cách di chuyển trên máy bay, tàu hoả, xe khách… Chính điều này sẽ giúp con nhận biết được các tiện ích, hạn chế và di chuyển khi đi trên từng phương tiện thuận lợi, an toàn hơn.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi tự làm việc nhà

Trẻ từ 9 tuổi đã phát triển đầy đủ về thể chất, nên có thể hỗ trợ ba mẹ một số công việc nhà như quét nhà, nấu cơm, rửa bát,… thông qua việc dạy bé làm việc nhà sẽ hình thành tính tự lập, gọn gàng và nề nếp hơn.

Kỹ năng nấu ăn

Nhiều ba mẹ nghĩ rằng bé 9 tuổi chưa thể học nấu ăn, nhưng hãy dạy con làm quen với kỹ năng này từ sớm. Ban đầu, bạn có thể hướng dẫn con nấu những món đơn giản hay phụ bạn nhặt rau, rửa rau, đập trứng,… sau dần mới gia tăng độ đó.

Đây là kỹ năng giúp bé tự mình biết vào bếp nấu nướng, hình thành thói quen thích nấu ăn hay tự lập và thích nghi với môi trường mới nhanh chóng hơn.

Ba mẹ có thể dạy bé nấu những món đơn giản. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kỹ năng chăm sóc bản thân

Ở lứa tuổi này, thường trẻ sẽ chưa thể tự làm hết mọi thứ, vẫn cần sự hỗ trợ của phụ huynh. Tuy nhiên, ba mẹ không nên để con phụ thuộc, dựa dẫm quá nhiều mà nên trang bị kỹ năng tự chăm sóc bản thân mình như tự vệ sinh cá nhân, đi ngủ, mặc quần áo, chải tóc,… Đây được xem là cách tốt nhất để con chủ động hơn trong sinh hoạt mỗi ngày, tạo nền tảng tự lập trong tương lai.

Kỹ năng giúp đỡ và tôn trọng người khác

Một trong những kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi mà ba mẹ nên hướng dẫn cho trẻ chính là biết giúp đỡ mọi người từ người trong nhà và mọi người xung quanh. Bạn có thể tạo cơ hội để con có thể làm những việc đơn giản như dọn dẹp bàn ghế, quét nhà,…

Ngoài ra, đừng quên dạy con biết tôn trọng người khác bằng cách biết lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, cởi mở, gần gũi hơn…

Đây đều sẽ là những kỹ năng quan trọng để giúp bé trở thành người biết quan tâm, chia sẻ, có trách nhiệm và thói quen văn minh trong tương lai.

Dạy bé kỹ năng sống nói xin lỗi, cảm ơn đúng lúc

Lời xin lỗi và cảm ơn tưởng chừng đơn giản nhưng với một số bé nếu không được rèn luyện từ sớm con rất dễ bị đánh giá. Vậy nên, ba mẹ cần phải hướng dẫn, dạy bé kỹ năng biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc như bé cần nói cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, cho quà bánh…. Hay xin lỗi khi nhận biết mình mắc sai lầm.

Kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi về tư duy phản biện

Tư duy phản biển được biết tới là quá trình chủ động tìm kiếm thông tin, lập luận phản bác và giải quyết vấn đề dựa trên tính chính xác của thông tin. Vậy nên, việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biển cho trẻ sẽ giúp con tăng khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề chính xác hơn.

Phản biện ở đây không phải là yêu cầu con tranh cãi, luôn cho rằng mình là đúng mà để trẻ đưa ra những lập luận, phản biện logic, rõ ràng để làm sáng tỏ vấn đề. Ở đây, ba mẹ có thể dạy bé kỹ năng tư duy phản biện thông qua các trò chơi. Trong khi chơi, bạn có thể đưa ra những câu hỏi mở để con tư duy, lập luận và đưa ra câu trả lời. Đồng thời, đừng quên khuyến khích bé đặt ra những câu hỏi ngược lại cho ba mẹ để rèn luyện tư duy tốt hơn.

Ba mẹ nên dạy con cách tư duy phản biện trong mọi tình huống. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kỹ năng mua đồ ở siêu thị, cửa hàng

Đây là một kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi mà nhiều ba mẹ không nghĩ nó quan trọng nhưng thực ra rất cần thiết. Bởi thông qua đó sẽ giúp con hiểu được giá trị của đồng tiền, cách dùng tiền sao cho hợp lý nhất.

Ở đây, ba mẹ nên hướng dẫn con lên kế hoạch mua sắm trong khoản tiền cho phép, yêu cầu bé liệt kê ra những món đồ cần mua hay giao nhiệm vụ mùa đồ cho con tại siêu thị, cửa hàng và tự thanh toán. Thông qua kỹ năng này sẽ giúp hình thành sự tự tin giao tiếp, mạnh dạn hơn và phát triển thêm nhiều kỹ năng hơn.

Tự giác làm bài tập

Nhiều trẻ khi lên 9 tuổi vẫn còn chờ sự thúc ép của ba mẹ mới vào bàn học, điều này dễ dẫn đến thói quen ỷ lại, thiếu tính tự giác mỗi khi không có ba mẹ bên cạnh. Vậy nên, ngay từ giai đoạn này bạn nên rèn luyện cho con kỹ năng sống tự lập, tự sắp xếp thời gian học cho mình, tự mình phân bổ số lượng bài tập về nhà hợp lý….

Lâu dài, điều này sẽ giúp con tự mình biết điều chỉnh thời gian học hợp lý, chủ động làm bài tập về nhà mà không cần sự nhắc nhở ở ba mẹ.

Kỹ năng chọn quần áo phù hợp

Càng lớn, với một số bé sẽ chú trọng về cách mặc đẹp. Vậy nên, thay vì cấm đoán hay trách mắng con thì ba mẹ có thể đồng hành và dạy con cách chọn quần áo sao cho phù hợp với từng môi trường. Chẳng hạn như việc lựa chọn đồng phục đến trường, khi đi chơi, đi ăn uống, đi du lịch…

Kỹ năng làm việc nhóm

Một trong những kỹ năng quan trọng trong tương lai cho bé chính là làm việc nhóm. Đây là nền tảng để rèn luyện tính chủ động, giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp, sự tự tin hay thúc đẩy tư duy sáng tạo và khẳng định năng lực của bản thân.

Để giúp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho bé tốt hơn, ba mẹ có thể cho con tham gia các câu lạc bộ trong trường, các hoạt động nghệ thuật, các môn thể thao đồng đội, học nhóm cùng bạn bè, vui chơi cùng bạn bè và người thân…

Kỹ năng làm việc nhóm rất tốt cho sự phát triển của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kỹ năng làm việc độc lập

Ngoài kỹ năng làm việc nhóm thì làm việc độc lập cũng là yếu tố mà ba mẹ nên hướng dẫn và rèn luyện cho bé khi còn nhỏ. Điều này sẽ giúp con thích nghi được với những tình huống khó khăn, tự mình giải quyết vấn đề, tự tin đối mặt mà không quá phụ thuộc nhiều vào người khác.

Một số kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi rèn luyện tính độc lập mà ba mẹ có thể tham khảo như: 

  • Kỹ năng chăm sóc bản thân: tự thay và gấp quần áo, tự dọn dẹp đồ chơi, tự đánh răng, sửa soạn, chải tóc hoặc ăn uống…

  • Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự đi vệ sinh hay bỏ rác đúng nơi quy định, tự rửa tay trước hoặc sau khi ăn, cho quần áo bẩn vào máy giặt,…

  • Kỹ năng sinh tồn: Học bơi lội, sơ cứu, tự vệ, bình tĩnh và lạc quan, giữ an toàn nếu bị lạc…

Lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi

Để nâng cao hiệu quả trong việc dạy kỹ năng sống cho bé 9 tuổi, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Áp dụng kỹ năng sống vào các tình huống thực tế: Thay vì chỉ nói, hãy yêu cầu bé thực hành trong chính đời sống của mình để con được luyện tập và vận dụng xuyên suốt.

  • Xây dựng kế hoạch thực hiện từng kỹ năng: Vì có rất nhiều kỹ năng sống phải dạy trẻ, nên ba mẹ cần phải sắp xếp thời điểm nào phù hợp với kỹ năng nào để con có thể làm quen và vận dụng tốt nhất.

  • Khích lệ trẻ: Ba mẹ hãy luôn động viên, khích lệ con khi còn học hay rèn luyện được kỹ năng nào đó. Dù bé làm chưa tốt thì hãy cố gắng động viên để con tự tin vào khả năng của bạn thân mình.  

  • Khuyến khích trẻ chia sẻ và thảo luận về kỹ năng bé đã học: Trong quá trình học, rèn luyện các kỹ năng sống ba mẹ nên thường xuyên trò chuyện, chia sẻ cùng con về cảm nhận khi vừa làm xong việc này, việc kia như thế nào để đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bé.

  • Xây dựng môi trường thoải mái để trẻ học hỏi và phát triển: Ba mẹ hãy luôn tạo cho con sự thoải mái, vừa học vừa chơi vừa trải nghiệm để con có được tuổi thơ đúng với độ tuổi của con nhé.

Ba mẹ nên đồng hành cùng con khi rèn luyện các kỹ năng sống. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận

Trên đây là những gợi ý về các kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi mà ba mẹ có thể tham khảo và rèn luyện cho bé. Đây đều được xem là những kỹ năng cần thiết để giúp con tự tin trưởng thành hơn, cũng như hình thành những đức tính tốt cho con trong tương lai mà ba mẹ nên áp dụng.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey