Cách quản lý tài chính cá nhân: Lập kế hoạch, các quy tắc và phương pháp hiệu quả
Kỹ năng sống

Cách quản lý tài chính cá nhân: Lập kế hoạch, các quy tắc và phương pháp hiệu quả

Ngân Hà
Ngân Hà

12/11/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng giúp bạn kiểm soát dòng tiền, đạt được các mục tiêu tài chính và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Trong bài viết này, Monkey sẽ chia sẻ với bạn cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bao gồm các bước lập kế hoạch, áp dụng các quy tắc và phương pháp hiệu quả. Tìm hiểu ngay!

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân là quá trình quản lý, sử dụng và theo dõi tiền bạc và tài sản cá nhân của mỗi người. Điều này bao gồm việc quản lý thu nhập, chi tiêu, đầu tư, tích lũy tiền và thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân. 

Cần nhớ rằng, mỗi người đều có những mục tiêu và tình hình tài chính riêng biệt, do đó, quản lý tài chính cá nhân là quá trình tùy chỉnh và điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể. Hiểu về quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn biết cách sử dụng tiền một cách thông minh và xây dựng tình hình tài chính ổn định và bền vững.

Quản lý tài chính cá nhân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Khi được trang bị kỹ năng quản lý tài chính cá nhân đúng đắn và hiệu quả, bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời như dưới đây:

  • Hiểu về tiền của mình: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn thấu hiểu rõ hơn về dòng tiền và tình hình tài chính của mình. Điều này giúp bạn biết khi nào cần tăng thu nhập, giảm chi tiêu hoặc điều chỉnh các khoản đầu tư cá nhân.

  • Đảm bảo tài chính ổn định: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn duy trì sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. Điều này giúp bạn tiết kiệm, đảm bảo tài chính ổn định và có khả năng đối phó với các tình huống bất ngờ.

  • Xây dựng mục tiêu tài chính: Khi bạn hiểu về quản lý tài chính, bạn có thể dễ dàng xây dựng các mục tiêu tài chính trong tương lai, như mua nhà, đầu tư tài chính cá nhân, hay mua xe hơi.

  • Chủ động tài chính: Quản lý tài chính giúp bạn tạo khoản dự phòng quan trọng để đối phó với các tình huống khẩn cấp, như tai nạn hoặc bệnh tật. Điều này mang lại sự an tâm cho bạn và gia đình.

  • Quản lý và hạn chế nợ: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn tránh các khoản nợ không cần thiết và lập kế hoạch trả nợ hiệu quả, giảm bớt áp lực tài chính.

  • Gia tăng tài sản: Hiểu về tài chính và quản lý chúng đúng cách giúp bạn phát triển tài sản nhanh chóng, đầu tư đúng đắn và loại bỏ các khoản nợ không cần thiết.

  • Nâng cao mức sống: Kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân đúng cách là có khả năng gia tăng tài sản, ổn định tài chính và tận hưởng cuộc sống cao cấp hơn.

Vai trò của việc quản lý tài chính cá nhân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Dưới đây hướng dẫn chi tiết 4 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính

Bước đầu trong việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đó chính là đặt ra mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Trong đó, mục tiêu tài chính là đích đến mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Nó có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn, và có thể liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, chẳng hạn như:

  • Tài chính cá nhân: Mua nhà, mua xe, du lịch, nghỉ hưu,...

  • Giáo dục: Học đại học, học sau đại học,...

  • Kinh doanh: Mở doanh nghiệp, đầu tư,...

  • Sức khỏe: Bảo hiểm, chi phí khám chữa bệnh,...

Để xác định mục tiêu tài chính, bạn cần các định nhu cầu và mong muốn của bản thân, đồng thời cân nhắc tình hình tài chính hiện tại của mình, cuối cùng là xác định thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu. Ví dụ: bạn có thể đặt mục tiêu mua nhà trong vòng 5 năm. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần tính toán số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng, bao nhiêu tiền cần có để trả trước, và bạn cần kiếm thêm bao nhiêu tiền.

Xác định mục tiêu tài chính. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 2: Lập kế hoạch tài chính

Sau khi xác định mục tiêu tài chính, bạn cần lập kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính cần bao gồm các yếu tố sau:

  • Thu nhập: Bao gồm thu nhập hiện tại và thu nhập tiềm năng.

  • Chi tiêu: Bao gồm các khoản chi tiêu cố định và chi tiêu linh hoạt.

  • Tiết kiệm: Bao gồm số tiền tiết kiệm mỗi tháng và mục đích sử dụng số tiền tiết kiệm.

  • Đầu tư: Bao gồm số tiền đầu tư mỗi tháng và mục tiêu đầu tư.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch tài chính

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch tài chính. Bạn cần thực hiện kế hoạch tài chính một cách nghiêm túc và kiên trì để đạt được mục tiêu của mình. Để thực hiện kế hoạch tài chính hiệu quả, bạn cần:

  • Theo dõi chi tiêu của mình.

  • Tiết kiệm tiền mỗi tháng.

  • Đầu tư tiền tiết kiệm.

Ở bước này, bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý tài chính cá nhân để giúp bạn thực hiện kế hoạch tài chính một cách hiệu quả hơn.

Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tài chính

Đây là bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch tài chính. Bạn cần kiểm tra kế hoạch tài chính của mình thường xuyên để đảm bảo rằng kế hoạch vẫn phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu hiện tại của bạn. Nếu tình hình tài chính của bạn thay đổi, bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính cho phù hợp. 

Ví dụ, nếu bạn được tăng lương, bạn có thể tăng số tiền tiết kiệm mỗi tháng. Nếu bạn có thêm chi phí phát sinh, bạn cần điều chỉnh số tiền chi tiêu hoặc giảm số tiền tiết kiệm.

Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tài chính. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các quy tắc quản lý tài chính cá nhân cần nhớ

Dưới đây là các quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà bạn cần lưu tâm và áp dụng.

Tránh xa những cám dỗ từ việc mua sắm

Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, tránh xa những cám dỗ từ việc mua sắm là cực kỳ quan trọng. Lúc này bạn cần hạn chế tiếp xúc với quảng cáo vì chúng có thể kích thích bạn chi tiêu vào những thứ không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những nơi có thể gây cám dỗ như cửa hàng, trung tâm mua sắm nếu bạn có sở thích mua sắm để giải tỏa. 

Việc tự nhận biết và hạn chế sở thích mua sắm không cần thiết, đồng thời tập trung vào việc tiết kiệm và đầu tư hợp lý để tăng cường tài sản cá nhân, là một bước đệm trên hành trình đi đến sự tự do tài chính.

Học cách tăng thu - giảm chi

Học cách tăng thu nhập và giảm chi tiêu là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo tình hình tài chính của bạn được cải thiện. Cụ thể như:

  • Tiêu ít hơn: Việc cắt giảm chi phí và tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Khi bạn tiêu ít hơn, dòng tiền của bạn tăng lên và bạn có khả năng tiết kiệm nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế việc sử dụng thẻ tín dụng, vì chúng có thể dẫn đến chi tiêu quá mức.

  • Kiếm nhiều hơn: Thu nhập của bạn là yếu tố chính quyết định mức độ giàu có của bạn. Hãy tìm cách tăng thu nhập bằng cách làm thêm giờ, làm công việc ngoài thời gian, tìm công việc có mức lương cao hơn, tự kinh doanh hoặc bán những đồ không cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sẵn sàng hy sinh thời gian và sự cống hiến để kiếm thêm thu nhập.

Việc kiếm nhiều hơn và tiêu ít hơn thật sự là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện tình hình tài chính cá nhân và tránh nợ nần.

Học cách tăng thu - giảm chi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Luôn “thanh toán” cho bản thân trước tiên

Sau khi bạn nhận lương, trước khi chi tiêu cho các hóa đơn và mua sắm, hãy dành ngay một phần thu nhập cho bản thân. Đừng hiểu lầm, đây là khoản tiền sẽ được đặt vào tài khoản tiết kiệm, và chắc chắn không dùng cho các mục đích khác. Bằng cách này, bạn xác nhận tính ưu tiên của việc tiết kiệm và tạo động lực mạnh mẽ để duy trì thói quen tiết kiệm. 

Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Thay vì chi tiêu trước rồi tính đến việc tiết kiệm, hãy đặt việc tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu, thói quen này giúp bạn duy trì một tài chính ổn định và giảm rủi ro tài chính không mong muốn. Bên cạnh đó, khi bạn có thói quen tiết kiệm trước, bạn đã tự định rõ giới hạn cho chi tiêu cá nhân. Điều này giúp bạn kiểm soát tốt hơn việc tiêu tiền mỗi tháng và đảm bảo rằng bạn luôn có một nguồn tiết kiệm dự phòng đủ để xoay sở.

Bắt đầu từ những bước nhỏ

Đừng quá để tâm vào việc phải giải quyết món nợ lớn hoặc đặt ra mục tiêu tiết kiệm quá cao. Đôi khi, những thay đổi nhỏ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn. Thay vì đổ tiền vào các mục tiêu to lớn, hãy tận dụng các cơ hội tiết kiệm từ những chi tiêu hàng ngày, như sử dụng phiếu giảm giá, tận dụng chương trình khuyến mãi và so sánh giá cả trước khi mua hàng. 

Chính từ những khoản tiết kiệm nhỏ này, bạn có thể tích lũy một số tiền đáng kể để đầu tư hoặc thực hiện mục tiêu lớn hơn. Điều quan trọng là bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt, từ đó bạn có thể áp dụng những kỹ năng này vào nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.

Bắt đầu từ những bước nhỏ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng

Nguyên tắc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chi tiêu cho những thứ có giá trị thực tế, có thể mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình, thay vì chỉ đơn giản là những thứ đắt tiền. Khi bạn tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, bạn sẽ có xu hướng chi tiêu ít hơn cho những thứ không cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn, từ đó có thể đạt được các mục tiêu tài chính của mình, chẳng hạn như mua nhà, mua xe, nghỉ hưu sớm,...

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Chỉ mua những thứ mình “cần” thay vì “muốn”

Một trong những quy tắc quản lý tài chính cá nhân quan trọng nhất là chỉ mua những thứ mình “cần” thay vì “muốn”. Sự khác biệt giữa “cần” và “muốn” cụ thể như sau:

  • “Cần” là những thứ chúng ta cần để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, bao gồm: Lương thực, thực phẩm; Nhà ở; Quần áo, giày dép; Phương tiện đi lại; Bảo hiểm; Y tế; Giáo dục;...

  • “Muốn” là những thứ chúng ta không nhất thiết cần để sống, nhưng chúng ta muốn sở hữu vì những lý do khác nhau, chẳng hạn như: Sở thích; Giải trí; Thể hiện bản thân; Theo kịp xu hướng;...

Trong đó, việc chỉ mua những thứ mình “cần” sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát chi tiêu, tránh cảnh nợ thẻ tín dụng và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.

Chỉ mua những thứ mình “cần” thay vì “muốn”. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp quản lý tài chính cá nhân khác nhau, trong đó phương pháp 50/20/30 và quy tắc 6 chiếc lọ là hai phương pháp đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả. Cụ thể như sau:

Áp dụng quy tắc 50/20/30

Quy tắc 50/20/30 chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 phần chính, với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 50%, 20%, 30%. Trong đó:

  • 50% thu nhập dành cho các chi tiêu thiết yếu: Đây là những chi phí bắt buộc mà bạn phải chi trả hàng tháng, bao gồm: Nhà ở (tiền thuê nhà, tiền mua nhà, tiền điện nước,...), ăn uống, đi lại, sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm,...

  • 20% thu nhập dành cho mục tiêu tài chính: Đây là khoản tiền bạn dành để tiết kiệm, trả nợ, hoặc đầu tư cho tương lai.

  • 30% thu nhập còn lại dành cho chi tiêu cá nhân: Đây là khoản tiền bạn có thể sử dụng để mua sắm, giải trí, hoặc thực hiện các sở thích cá nhân.

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên phương pháp này có thể không phù hợp với những người có thu nhập thấp hoặc có nhiều khoản nợ cần phải trả.

Quy tắc 50/20/30. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân được tác giả T. Harv Eker sáng tạo ra và giới thiệu rộng rãi qua cuốn sách "Bí mật tư duy triệu phú". Quy tắc này giúp bạn phân chia thu nhập của mình thành 6 phần khác nhau, mỗi phần được quy định mục đích sử dụng riêng. Theo quy tắc 6 chiếc lọ, thu nhập của bạn sẽ được chia thành 6 phần như sau:

  • Lọ 1: Quỹ nhu cầu thiết yếu (55%). Dành cho các chi phí hàng ngày và cần thiết trong cuộc sống để đảm bảo sự thoải mái và hạnh phúc ngay tại thời điểm hiện tại.

  • Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn (10%). Dành cho tương lai hoặc các trường hợp khẩn cấp như bệnh tật.

  • Lọ 3: Quỹ giáo dục (5%). Để đầu tư vào việc học hỏi và phát triển kiến thức chuyên môn hoặc kỹ năng mềm.

  • Lọ 4: Quỹ hưởng thụ (10%). Dành cho bản thân, để thưởng thức những niềm vui và thoải mái sau những nỗ lực làm việc.

  • Lọ 5: Quỹ tự do tài chính (10%). Dành cho các mục tiêu tài chính trong tương lai, có thể sử dụng linh hoạt hoặc đầu tư.

  • Lọ 6: Quỹ từ thiện (10%). Để chia sẻ và giúp đỡ người khác thông qua các hoạt động từ thiện.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gợi ý một số công cụ quản lý tài chính cá nhân phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều công cụ quản lý tài chính cá nhân phổ biến trên thị trường, từ các ứng dụng điện thoại, phần mềm trên máy tính đến các dịch vụ trực tuyến. Mỗi công cụ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng người dùng. 

Dưới đây là một số gợi ý về các công cụ quản lý tài chính cá nhân phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Các ứng dụng điện thoại là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay nhờ tính tiện lợi và dễ sử dụng. Một số ứng dụng quản lý tài chính cá nhân được đánh giá cao trên thị trường bao gồm: Money, Lover, Spendee, Money Manager, Wallet by BudgetBakers, Goodbudget,... Trong đó, các ứng dụng này đều cung cấp các tính năng cơ bản như theo dõi thu chi, lập ngân sách, phân tích chi tiêu,... 

  • Các phần mềm trên máy tính thường có nhiều tính năng và khả năng tùy biến cao hơn so với các ứng dụng điện thoại. Một số phần mềm quản lý tài chính cá nhân được đánh giá cao trên thị trường bao gồm: Quicken, Mint, YNAB, EveryDollar, Personal Capital,... Trong đó, các phần mềm này cung cấp các tính năng như theo dõi thu chi, lập ngân sách, phân tích chi tiêu, lập kế hoạch tài chính,... Ngoài ra, một số phần mềm còn có các tính năng như quản lý đầu tư, quản lý nợ,...

  • Các dịch vụ trực tuyến là lựa chọn phù hợp cho những người muốn quản lý tài chính cá nhân từ xa. Một số dịch vụ quản lý tài chính cá nhân được đánh giá cao trên thị trường bao gồm: Wealthfront, Betterment, Acorns, Robinhood, SoFi,... Trong đó, các dịch vụ này cung cấp các tính năng như theo dõi thu chi, lập ngân sách, đầu tư,... Ngoài ra, một số dịch vụ còn có các tính năng như quản lý nợ, lập kế hoạch hưu trí,...

Xem thêm:

  1. Monkey Apps - Bộ ứng dụng học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ
  2. [Chi tiết] Cách quản lý tài chính cho cá nhân, gia đình và doanh nghiệp
  3. Review 10+ sách dạy con về tài chính giúp bé biết cách quản lý chi tiêu ngay từ nhỏ

Công cụ quản lý tài chính cá nhân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

[Giải đáp] Có nên tham gia khóa học quản lý tài chính cá nhân hay không?

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng giúp bạn kiểm soát tài chính của mình, đạt được các mục tiêu tài chính và có cuộc sống an toàn, ổn định. Trong đó, việc tham gia khóa học quản lý tài chính cá nhân là một cách hiệu quả để học hỏi những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc quản lý tài chính cá nhân.

Chính vì thế, để trả lời được câu hỏi “Có nên tham gia khóa học quản lý tài chính cá nhân hay không?”, chúng ta hãy cùng đi sâu vào việc phân tích cả mặt lợi và hại của khóa học này ngay dưới đây.

Ưu điểm:

  • Nhận được kiến thức và kỹ năng từ các chuyên gia: Các khóa học quản lý tài chính cá nhân thường được giảng dạy bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này. Bạn sẽ được học hỏi những kiến thức và kỹ năng thực tế, có giá trị áp dụng cao.

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Thay vì tự học về quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể tham gia khóa học để được cung cấp kiến thức và kỹ năng một cách hệ thống và bài bản. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, tránh khỏi những sai lầm thường gặp.

  • Kết nối với cộng đồng: Tham gia khóa học quản lý tài chính cá nhân là cơ hội để bạn kết nối với những người có cùng chung mục tiêu, sở thích. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Chi phí: Các khóa học quản lý tài chính cá nhân thường có chi phí khá cao. Tuy nhiên, nếu bạn cân nhắc kỹ về những lợi ích mà khóa học mang lại thì chi phí này là hoàn toàn xứng đáng.

  • Thời gian: Thời lượng của các khóa học quản lý tài chính cá nhân thường khá dài, từ vài tuần đến vài tháng. Bạn cần cân nhắc kỹ về thời gian và công sức để tham gia khóa học.

Tóm lại, việc có nên tham gia khóa học quản lý tài chính cá nhân hay không còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người. Nếu bạn muốn học hỏi những kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia, tiết kiệm thời gian và công sức, kết nối với cộng đồng thì tham gia khóa học là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ về chi phí và thời gian để tham gia khóa học.

Có nên tham gia khóa học quản lý tài chính cá nhân hay không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn hầu hết những kiến thức cần thiết giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Đồng thời, cũng giúp bạn giải đáp được phần nào câu hỏi có nên tham gia một khóa học ngắn hạn hay không. Nếu bạn đang quan tâm đến những nội dung tương tự, hãy xem thêm các bài viết khác tại chuyên mục “Kỹ năng sống” nhé!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online