Trẻ bị ngã đập gáy xuống đất: Cẩn thận nguy cơ trẻ bị gãy cổ
Kỹ năng sống

Trẻ bị ngã đập gáy xuống đất: Cẩn thận nguy cơ trẻ bị gãy cổ

Hồng Nhung
Hồng Nhung

28/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ vốn hiếu động và rất dễ trẻ bị ngã đập gáy xuống đất. Nhưng có nhiều trường hợp tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng có thể gây ra những chấn thương cổ nghiêm trọng. Vì vậy bố mẹ không được chủ quan và lơ là với những tai nạn nhỏ trong cuộc sống thường ngày. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những nguyên do khiến trẻ bị ngã và bỏ túi những biện pháp xử lý, phòng ngừa tai nạn ở té ngã ở trẻ trong bài viết dưới đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Những lý do nào khiến trẻ có thể bị ngã

Nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất khiến trẻ có thể bị ngã là sự bất cẩn của người lớn. Một số phụ huynh trông coi trẻ không đúng cách có thể khiến trẻ ngã từ xe đẩy, từ võng, giường hoặc từ trên cao rơi xuống. Ngoài ra, khi người lớn bế trẻ và chơi đùa cùng trẻ thì vô ý tuột tay khiến trẻ rơi từ trên cao xuống có thể gây ngã đau và thương tích nặng hơn.

Phụ huynh đưa bé dưới 3 tuổi cho bé dưới 10 tuổi trông coi. Trẻ dưới 10 tuổi còn rất hiếu động và chưa ý thức được trách nhiệm của việc trông coi em nhỏ. Do đó trẻ có thể bỏ em nhỏ hơn tự chơi một mình trên cao, trên ghế, trên giường hoặc trên võng. Hoặc hai trẻ chơi với nhau và vô tình bé nhỏ bị xô đẩy dẫn đến trẻ bị ngã đập gáy xuống đất.

Sự cố ngoài ý muốn như trẻ chạy nhảy nô đùa và chạy qua những nơi trơn trượt như nhà tắm, sàn nhà mới lau,... khiến trẻ bị ngã. Trẻ con tinh nghịch khi biết bò, biết đi sẽ bắt đầu leo trèo lên những vật dụng như ghế, bàn, tủ,... từ đó khiến trẻ dễ bị ngã xuống hơn.

Nguyên nhân cuối là trẻ đến trường mẫu giáo, công viên có nhiều bạn bè và thường chơi những hoạt động ngoài trời với nhau. Trẻ thường nô đùa và vô ý xô đẩy nhau ngã. Hoặc trẻ bị ngã đập gáy xuống đất khi chơi những môn thể thao như đá bóng, đá cầu, nhảy dây, kéo co,...

Những lý do lý do khiến trẻ bị ngã đập gáy xuống đất (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ có thể gặp những chấn thương nào nếu bị ngã đập gáy xuống đất

Thông thường trẻ bị ngã lao về phía trước thường rất dễ bị đập gáy xuống đất. Vì trẻ chưa biết cách chống tay khi té và ngã đập gáy xuống đất. Trẻ bị ngã đập gáy xuống đất có thể gặp những chấn thương nguy hiểm đến xương và não của trẻ. Những tai nạn tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng thực chất nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Dưới đây là những chấn thương trẻ có thể gặp phải nếu bị ngã đập gáy xuống đất:

Sưng u, bầm tím sau gáy

Thông thường, vết bầm tím sau gáy là tổn thương vật lý có thể thấy khi trẻ bị ngã đập gáy. Những va chạm giữa trẻ va vào sàn làm vỡ các mạch máu dưới da và gây bầm tím, sưng to ở gáy. Sau đó, cơ thể của trẻ phá vỡ máu và tái hấp thu vì vậy có lúc vết bầm tím thường chuyển sang màu xanh vàng. 

Vết bầm tím, sưng u ở trẻ khi bị té có thể hồi phục sau đó khoảng 1 tuần. Bố mẹ cũng có thể sử dụng các biện pháp làm tan vết bầm và làm giảm sưng vết sưng u sau gáy trẻ. 

Tuy nhiên nếu tình trạng trẻ tỉnh táo và nhanh nhẹn, không có những dấu hiệu bất thường thì phụ huynh có thể an tâm. Nếu trẻ có bất cứ tình trạng nào khác thường khi bị sưng u, bầm tím ở gáy thì bố mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra để được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì biểu hiện sưng u, bầm tím sau gáy có thể trẻ đang bị gãy xương cổ rất nguy hiểm.

Những chấn thương có thể có khi trẻ bị ngã đập gáy xuống đất - Sưng u, bầm tím ở gáy (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Bị chảy máu đầu, có thể có hoặc không có các vết rách

Khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, bé có thể va chạm với những vật khác và gây ra vết rách trên da gây chảy máu. Nếu vết rách không quá lớn, bố mẹ chỉ cần thực hiện những biện pháp cầm máu để ngăn máu tiếp tục chảy ở trẻ. 

Nếu vết rách chảy máu lớn, bố mẹ hãy thực hiện cầm máu tạm thời và ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế, làm sạch vết thương và khâu chúng lại. Kiểm tra xem trẻ có bị chấn thương sọ não hay không.

Trường hợp nguy hiểm hơn là trẻ bị ngã chảy máu vùng đầu. Lúc này trẻ đang bị xuất huyết não và tụ máu não rất nguy hiểm, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp  cứu ngay lập tức để được kịp thời chữa trị.

Chấn động não

Nếu lực va đập đủ mạnh và thông thường trẻ va đập ở những bề mặt như bê tông, cạnh cửa,  cạnh bàn,... có thể gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến trẻ. Đặc biệt là trẻ có thể bị chấn động não.

Chấn động não không biểu hiện rõ ràng nhưng bố mẹ có thể nhận biết qua những dấu hiệu như:

  • Nhức đầu.

  • Buồn nôn trên 3 lần sau khi bị ngã.

  • Mất thăng bằng, chóng mặt.

  • Cảm giác nhìn mờ, nhìn một thành hai.

  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn.

  • Cảm giác lừ đừ, không phản ứng lại với lời nói của người khác.

  • Rối loạn giấc ngủ.

  • Cảm giác tê bì, châm chít.

  • Thay đổi tâm trạng, hành vi thất thường.

Khi trẻ bị ngã đập gáy xuống đất và chấn động não, trẻ có thể không mất ý thức. Nhưng nếu sau đó 1 đến 2 ngày trẻ xuất hiện những triệu chứng như trên, bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Trẻ bị chấn động não - Chấn động nguy hiểm khi trẻ bị ngã đập đầu (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Bị vỡ hộp sọ

Trẻ bị ngã đập gáy xuống đất có nguy cơ bị vỡ hộp sọ cao. Chấn thương vùng đầu này nằm ở mức độ nặng và trẻ cần được đưa đi cấp cứu để được xử lý kịp thời. Dưới đây là 4 loại vỡ hộp sọ chính mà trẻ có thể gặp phải:

  • Vỡ hộp sọ tuyến tính: Gãy xương sọ theo đường thẳng, là dạng vỡ xương không di chuyển được xương. Trẻ cần được đưa đi bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ. Thông thường hầu hết các trường hợp trẻ vỡ xương sọ tuyến tính có thể hoạt động lại bình thường sau một vài ngày mà không cần điều trị.

  • Vỡ hộp sọ áp lực: Vết nứt của vỡ xương sọ xuất hiện dọc theo các đường khớp trong hộp sọ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, các đường khớp sọ thường khó liền lại và ngày nới rộng hơn.

  • Vỡ sàn sọ: Mức độ chấn thương vùng đầu rất nghiêm trọng. Trẻ bị gãy các xương phía đáy hộp sọ, biểu hiện bên ngoài là vết bầm tím quanh mắt hoặc sau tai. Các biểu hiện khác đi kèm như dịch, máu chảy ra từ mũi, tai vì một phần vỏ não bị rách nên dịch não bị rò rỉ.

  • Vỡ hộp sọ dạng khuyết: Khi trẻ bị ngã và va chạm với cường độ mạnh, một phần của hộp sọ sẽ lõm vào nơi xương bị vỡ. Nếu phát hiện những điểm bất thường ở trẻ như đau đầu dữ dội, có vết cắt trên da đầu,... cần được đưa đi phẫu thuật kịp thời để điều chỉnh lại.

Trẻ bị vỡ hộp sọ - Trẻ bị ngã đập đầu gây chấn thương nguy hiểm (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Bị gãy cổ 

Khi trẻ bị ngã đập gáy xuống đất nguy cơ trẻ bị gãy xương cổ rất cao. Do đó  bố mẹ cần xem xét các biểu hiện của bé xem là bé có đang bị gãy xương cổ hay không rồi mới thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời.

Do tuỷ sống chạy qua lõi các đốt sống cổ, nó giúp kết nối hệ thần kinh trung ương não bộ và toàn bộ cơ thể. Do đó mà việc trẻ bị gãy xương cổ có những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Gãy xương cổ có thể gây tổn thương tuỷ sống gây tê liệt cơ thể tạm thời hoặc vĩnh viễn, nghiêm trọng hơn chúng có thể gây tử vong ngay lập tức.

Những biểu hiện mà bố mẹ có thể nhận biết khi trẻ bị gãy xương cổ:

  • Gây đau tại vị trí cổ dữ dội tại thời điểm chấn thương.

  • Sau đó bé có thể cảm thấy đau lan từ cổ xuống vai hoặc cánh tay do đốt sống cổ đang chèn ép các dây thần kinh.

  • Xuất hiện các vết thâm tím hoặc sưng ở sau gáy.

Triệu chứng trẻ bị gãy cổ khi bị ngã rất nguy hiểm và cần được đưa đi cấp cứu ngay (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Cha mẹ cần xử lý như thế nào khi trẻ bị ngã đập gáy xuống đất

Hầu hết các trường hợp bị ngã thường không gây ra các hậu quả nguy hiểm. Nhưng vẫn có vài trường hợp trẻ bị ngã gây ra chấn thương sọ não, gãy xương cổ trung bình đến nặng. 

Vì vậy mà các gia đình cần theo dõi và quan sát liên tục các triệu chứng của bé trong vòng 24 - 48 giờ sau khi bị ngã. Những triệu chứng chấn thương có thể xuất hiện và được phát hiện kịp thời thì khả năng trẻ bị nguy hiểm rất thấp. Dưới đây là những biện pháp xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất:

Quan sát vết thương của trẻ cẩn thận, đề phòng nguy cơ gãy cổ

Điều đầu tiên mà phụ huynh thường làm là ngay lập tức bế trẻ dậy khi thấy trẻ bị ngã đập gáy xuống đất. Điều này tuyệt đối bố mẹ không được làm vì trẻ vừa bị ngã, chưa biết được trẻ có bị những chấn thương nào nghiêm trọng hay không. Khi trẻ bị ngã đập gáy có thể có những nguy cơ gây chấn động não, nguy hiểm nhất là gãy xương cổ.

Bố mẹ cần để trẻ nằm tại tư thế đó và quan sát vết thương cẩn thận cho trẻ. Hãy cố gắng xoa dịu nỗi đau và dỗ dành trẻ để bố mẹ có thể dễ dàng quan sát hơn. Nếu trong trường hợp trẻ bị ngã ở những vị trí có thể gây thêm trầm trọng vết thương thì bố mẹ cần cẩn thận di chuyển nhẹ nhàng trẻ ra vị trí an toàn hơn.

Nếu trường hợp trẻ bị ngã là trẻ lớn thì phụ huynh có thể hỏi trẻ những câu hỏi như:

  • Nơi trẻ té ngã?

  • Tư thế trẻ té ngã như thế nào?

  • Trẻ có cảm thấy đau ở vị trí nào hay không?

Như vậy người lớn có thể dễ dàng chẩn đoán các triệu chứng trẻ đang mắc phải khi bị ngã kịp thời hơn. Điều quan trọng là bố mẹ không được phản ứng quá mức nếu thấy trẻ bị ngã với cú va chạm nhẹ hoặc không có những tổn thương nghiêm trọng khiến trẻ hoảng sợ.

Quan sát vết thương của trẻ cẩn thận, đề phòng nguy cơ gãy cổ ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Xử lý các vết thương nhẹ

Trường hợp trẻ xuất hiện các vết thương nhẹ, phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp xử lý như sau:

  • Nếu trên trán trẻ có những vết sưng to, bầm tím thì người chăm sóc nên sử dụng đá để chườm lạnh cho trẻ. Với vết sưng không quá lớn, trẻ có thể được chườm đá khoảng 5 - 10 phút đối với trẻ lớn. Trẻ sơ sinh và trẻ tập đi có làn da nhạy cảm nên cần bọc thêm một lớp vải để tránh bỏng lạnh ở trẻ.

  • Đối với những vết trầy xước nhỏ thì mẹ hãy cố gắng bình tĩnh làm sạch vết thương và băng bó mọi vết cắt và trầy xước nhỏ trên da. Da của trẻ rất mỏng manh và vi khuẩn xâm nhập vào dễ gây nhiễm trùng hơn.

  • Trẻ thường hay có xu hướng mệt mỏi và thường dễ rơi vào giấc ngủ ngay say khi trẻ bị ngã. Điều này khiến cho quá trình theo dõi các biểu hiện của trẻ khó khăn hơn. Vì vậy bố mẹ có thể đánh thức trẻ 20 phút kể từ lúc trẻ ngủ để xem tình trạng của trẻ có tỉnh táo hay không.

  • Nếu bố mẹ cảm thấy lo lắng và có những biểu hiện bất thường thì hãy liên hệ đưa trẻ đến bệnh viện hoặc  các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn.

Xử lý những vết thương nhẹ khi trẻ bị ngã đập gáy xuống đất (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Cầm máu, xử lý các vết thương lớn

Trường hợp trẻ xuất hiện những vết thương lớn bố mẹ nên xử lý nhanh chóng để tránh tình trạng trẻ bị nặng hơn. Đặc biệt là chấn thương sọ não ở trẻ rất nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp xử lý trong các trường hợp trẻ bị ngã đập gáy xuống đất chảy máu với các vết thương lớn:

  • Nếu vết thương đầu của trẻ lớn và chảy máu nhiều bố mẹ cần có những biện pháp cầm máu tạm thời. Sau đó lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được khâu vết thương và tiến hành kiểm tra sức khoẻ.

  • Nếu trẻ bị gãy xương thì người lớn cần nhẹ nhàng cố định phần có nguy cơ bị gãy lại tránh trường hợp di chuyển khiến cho vết gãy càng lớn hơn. Ngay sau đó di chuyển, trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

  • Trường hợp trẻ bị nôn sau khi bị ngã, người lớn hãy từ từ dỗ dành trẻ và sau đó cho trẻ uống một chút nước hoặc bú sữa mẹ để dịu lại cơn nôn. Nhưng nếu trẻ bị nôn trên 3 lần mẹ nên đưa trẻ đi khám vì đây là dấu hiệu của chấn thương sọ não.

  • Trẻ bị bầm tím hoặc sưng sau gáy quá mức, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị gãy xương cổ rất nguy hiểm. Bố mẹ cần sơ cứu tạm thời và nhanh chóng gọi cấp cứu để được chữa trị kịp thời.

Cầm máu, xử lý những vết thương lớn kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khi bị ngã (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ khi trẻ bị ngã gãy cổ

Nếu phát hiện bé bị gãy cổ, tuyệt đối bố mẹ không được di chuyển trẻ ngay lập tức vì gãy cổ rất nguy hiểm. Biểu hiện gãy cổ là trẻ bị đau dữ dội tại vị trí sau gáy hoặc xuất hiện vết sưng to, bầm tím sau gáy. 

Biến chứng có thể có nếu di chuyển trẻ bị ngã gãy cổ

Nếu người lớn vội vàng di chuyển mà không biết trẻ bị gãy cổ sẽ khiến cho các đốt sống cổ càng bị nứt rộng ra và có thể để lại những di chứng như:

  • Mất máu nhiều và đau đớn: Biến chứng này khá nặng nề do có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu sơ cứu ban đầu không đúng, bất động xương không vững chắc.

  • Tắc mạch máu: Xương cổ là “cây cầu” kết nối giữa não với các cơ quan khác trong cơ thể vì vậy khi xương cổ bị gãy gây ra các trường hợp tắc mạch máu. Ngoài ra, lượng mỡ từ tuỷ xương chảy ra khiến làm tăng áp lực mạch máu và ngấm trở lại vào máu. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

  • Chèn ép khoang: Hệ thống khoang ở cổ chứa tất cả các dây thần kinh điều khiển con người. Khi bị gãy xương, các mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương. Lượng máu chảy không được kiểm soát sẽ làm tăng áp lực mạch máu và chèn ép khoang. Biểu hiện là bầm tím, sưng to phía sau gáy, không đáp ứng thuốc giảm đau.

  • Viêm xương, gãy xương hở: Các đầu nhọn của xương gãy có thể đâm thủng da. Do vậy gãy xương có thể biến chấn thương kín thành hở. Vết thương có thể bị dập nát và dính nhiều dị vật. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể sẽ bị nhiễm trùng và viêm xương.

  • Tổn thương mạch máu và thần kinh: Đầu xương khi bị gãy có thể làm tổn thương các mạch máu và thần kinh lân cận. Mức độ tổn thương có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng (đứt dây thần kinh, mạch máu). Nếu không phát hiện và điều trị hiệu quả thì biến chứng có thể gây liệt, mất chức năng của toàn bộ phần dưới của cơ thể.

Vì vậy bố mẹ cần phát hiện ra những dấu hiệu của chấn thương cột sống cổ và không vội vàng di chuyển trẻ. Sau đó, người lớn cần thực hành các bước sơ cứu chấn thương cột sống cổ đúng cách để có thể dễ dàng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu nhanh chóng, kịp thời. 

Biến chứng có thể có nếu di chuyển bị gãy cổ khi bị ngã đập gáy xuống đất (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Các bước sơ cứu chấn thương cột sống cổ khi trẻ bị ngã

Cụ thể các bước sơ cứu như sau: 

  • Không để trẻ cố vận động khi trẻ có biểu hiện bị gãy cột sống cổ, dùng sức đỡ đầu và cổ của bé cố định để tránh nặng hơn.

  • Trong khi đó gọi cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu hoặc di chuyển bé. 

  • Loại bỏ những vật cản trong quá trình bé bị ngã như mũ, nới rộng cổ áo, sử dụng vòng đệm cổ hoặc gối cổ trong thời gian chờ cấp cứu,

  • Nhẹ nhàng đặt bé nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng và không được gập cổ, kiểm tra những dấu hiệu khác xem trẻ còn tỉnh táo hay không. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ hiện tại để bác sĩ cấp cứu dễ dàng hơn.

  • Cố định cột sống cổ trẻ, cầm máu các vết thương có chảy máu bằng băng ép sạch.

Các bước sơ cứu chấn thương cột sống cổ khi trẻ bị ngã (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Đưa trẻ đi cấp cứu nếu trẻ có các biểu hiện nguy hiểm 

Trường hợp trẻ bị ngã đập gáy xuống đất có thể có biểu hiện hoặc không có biểu hiện ngay lập tức. Vì vậy bố mẹ cần quan sát trẻ liên tục trong vòng 24 - 48 giờ sau đó nếu trẻ có bất cứ biểu hiện nguy hiểm nào dưới đây, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức:

  • Trẻ bất tỉnh sau khi bị ngã: Trẻ bị đập đầu xuống đất do va đập giữa vùng đầu và mặt đất. Điều này có thể khiến phần đầu của trẻ gây khối máu tụ rất nguy hiểm.

  • Trẻ bị rối loạn tri giác: Ban đầu trẻ chưa có dấu hiệu của rối loạn tri giác, sau một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Cụ thể các dấu hiệu như khó dỗ, lơ mơ, tiếp xúc kém.

  • Nôn trên 3 lần sau khi ngã: Trẻ bị ngã dễ bị hoảng và khóc lớn, đôi lúc trẻ ho cũng có thể khiến trẻ nôn mửa. Mẹ có thể dỗ trẻ và cho trẻ uống chút nước. Nhưng nếu bé liên tục nôn từ 3 lần trở lên thì đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ cần được đưa đến bệnh viện.

  • Mất thăng bằng: Bé bị ngã đập gáy xuống đất và có thể tỉnh táo nhưng bé cảm thấy chóng mặt. Sau đó trẻ lại xuất hiện thêm những biểu hiện như ngã lên ngã xuống khi đi thì bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện sớm nhất có thể.

  • Dấu hiệu về mắt: Trẻ có biểu hiện không nhìn rõ vật, bé có thể vấp ngã hoặc va vào những đồ vật trong nhà. Trẻ có thể nhìn mờ hoặc đôi khi nhìn một hoá hai. Đặc biệt trẻ bị chảy máu hoặc dịch lỏng từ tai hoặc mũi.

  • Trẻ ngủ li bì chuyển sang bất tỉnh: Trẻ thường có xu hướng ngủ thiếp đi ngay sau khi ngã. Điều này sẽ khiến bố mẹ khó khăn hơn trong quá trình quan sát các biểu hiện ở trẻ. Nếu không giữ bé thức được, mẹ nên để bé ngủ và theo dõi cứ 2 giờ một lần gọi bé xem bé có phản ứng nào không.

Xem thêm: 

Trong nhiều trường hợp, tuy trẻ bị chấn thương sọ não hoặc chấn thương sau gáy những ban đầu bé chưa có biểu hiện bất thường nào. Bố mẹ cảm thấy lo lắng và cho trẻ đi khám nhưng được bác sĩ chẩn đoán là bình thường và cho về nhà. 

Tuy vậy, bố mẹ cũng cần kiểm tra và theo dõi trẻ liên tục trong những ngày sau đó xem trẻ có xuất hiện những biểu hiện như trên hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu có những biểu hiện bất thường khi bị ngã đập gáy (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc trẻ sau khi ngã đập gáy xuống đất như thế nào?

Trẻ cần được chăm sóc sau khi ngã đập gáy xuống đất vì khi chăm sóc không đúng cách bé có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ có thể chăm sóc trẻ trong trường hợp trẻ có những biểu hiện không quá nghiêm trọng hoặc sau khi được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Dưới đây là 3 điều người lớn cần quan tâm khi chăm sóc trẻ:

Chế độ nghỉ ngơi

Bố mẹ nên kiểm tra xem trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc những chấn thương khác ngay sau trẻ bị ngã hay không. Hãy đảm bảo rằng trẻ không có những chấn thương nào quá nghiêm trọng, bố mẹ có thể cho trẻ nghỉ ngơi để trẻ có thể xoa dịu cơn đau và hồi phục nhanh hơn. Giấc ngủ giúp trẻ thư giãn sau cơn chấn động, hoảng hốt khi ngã và quên đi những cơn đau khi bị ngã.

Trẻ cần có chế độ nghỉ dưỡng hợp lý, không nên trẻ chạy nhảy, nô đùa quá mức. Vì sau khi trẻ bị ngã đập gáy xuống đất, nguy cơ chấn động não và các dây thần kinh bên trong. Nhưng bố mẹ cũng nên quan sát các biểu hiện của trẻ xem trẻ có những biểu hiện bất thường nào khác không. Nếu mẹ cho bé nghỉ ngơi ngay sau khi bị ngã thì mẹ hãy kiểm tra xem trẻ còn ý thức hay có phản ứng nào không.

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi khi chăm sóc trẻ bị ngã đập gáy xuống đất (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc vết thương

Nếu bé bị ngã đập gáy xuống đất và có những vết thương không quá nghiêm trọng. Phụ huynh hay người chăm sóc có thể tự xử lý vết thương cho trẻ và chăm sóc vết thương cho trẻ. Cụ thể trong từng trường hợp:

  • Trẻ bị sưng u hoặc bầm tím: Mẹ sử dụng các biện pháp dân gian để làm giảm vết bầm tím và sưng tấy ở trẻ. Những biện pháp có thể dùng cho trẻ là cà phê, nghệ kết hợp phèn chua, nước lá bắp cải, chườm đá lạnh,... Mẹ có thể thực hiện các biện pháp thêm vài lần nếu vết thâm của trẻ khá to và sưng nhiều.

  • Trẻ bị trầy xước chảy máu: Trẻ thấy chảy máu mẹ nên rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Sau đó dùng băng gạc hoặc vải sạch lau sạch vết thương. Cuối cùng là sử dụng băng dính cá nhân dán lên vết chảy máu để cầm máu. Mẹ có thể thay băng hằng ngày nếu vết chảy máu khá lớn.

  • Trẻ bị gãy xương cổ: Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Trong quá trình đó, bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách hơn.

Chăm sóc trẻ bị ngã đập đầu xuống đất - Chăm sóc vết thương (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ sau khi bị ngã đập gáy có nguy có nguy hiểm về thần kinh hoặc dạ dày trẻ cũng có thể bị sốc ruột. Vì thế mẹ nên cho trẻ uống nước, uống sữa hoặc thức ăn dễ tiêu như súp, cháo để trẻ có thể dịu dạ dày và dễ tiêu hoá.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều khiến dạ dày không kịp tiêu hoá để tránh trường hợp trẻ bị nôn ra. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ bỏ ăn, bỏ bú hoặc ăn kém vì những biểu hiện này có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng như chấn thương sọ não.

Đề phòng nguy cơ trẻ ngã đập gáy xuống đất

Nguy cơ gây ra các chấn thương sọ não, chấn thương vùng cổ ảnh hưởng đến sức khoẻ nghiêm trọng thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó mà người lớn, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa nguy cơ trẻ bị ngã đập gáy xuống đất. 

Mặc dù các biện pháp không thể nào bảo vệ trẻ hoàn toàn khỏi những nguy cơ gây ngã nhưng việc phòng ngừa có thể giảm thiểu gây tai nạn té ngã đập gáy ở trẻ. Đặc biệt, các biện pháp phòng ngừa còn hạn chế được mức độ nguy hiểm khi trẻ bị ngã đập gáy xuống đất. Dưới đây là những biện pháp mà bố mẹ cần lưu ý để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ gây té ngã:

Ngăn ngừa nguy cơ té ngã ở trẻ sơ sinh

  • Lắp rào chắn ở giường hoặc sử dụng cũi khi cho trẻ ngủ, vui chơi. Không nên cho trẻ nằm một mình trên bàn thay tã. Có thể sử dụng dây đeo hoặc giữ bé khi thay đồ, thay tã. Để đảm bảo an toàn hơn, bố mẹ có thể thay đồ cho bé trên giường lớn hoặc sàn nhà.

  • Không nên cho bé chơi một mình trên ghế bập bênh hoặc bề mặt cao một mình. Nhất là lứa tuổi trẻ biết lật, biết ngồi, bé có thể lật khỏi vị trí và ngã xuống đất.

  • Nên sử dụng xe đẩy có dây đeo an toàn. Cần đảm bảo có phanh, vật dụng không quá nhiều khiến xe bị lật ngược phía sau trẻ bị ngã đập gáy xuống đất.

Ngăn ngừa nguy cơ té ngã ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Ngăn ngừa nguy cơ té ngã ở trẻ tập đi

  • Tạo một không gian thoáng mát bằng cách loại bỏ những vật dụng dễ gây ngã như thảm, dây điện, đồ chơi vung vãi khắp sàn.

  • Bọc các góc nhọn như ghế, bàn hoặc đưa chúng ra khỏi khu vực trẻ hay chơi đùa.

  • Sử dụng các thanh chắn, lưới an toàn cho cầu thang, hành lang, ban công để ngăn cho trẻ ngã ra phía ngoài.

  • Sử dụng dây đeo an toàn khi đưa trẻ đi chơi sau xe, ghế cao hoặc xe đẩy.

  • Đặt những tấm đệm, gối dưới sàn nhà bên cạnh giường để hạn chế nguy hiểm khi bị ngã.

  • Cần cho trẻ hoạt động nghỉ ngơi, tránh cho trẻ vận động quá nhiều khiến trẻ kiệt sức và dễ bị ngã.

Ngăn ngừa nguy cơ tai nạn té ngã ở trẻ tập đi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Ngăn ngừa nguy cơ té ngã ở trẻ lớn 

  • Không được sử dụng giường tầng cho trẻ dưới 9 tuổi. Đảm bảo giường tầng có lan can cao an toàn cho trẻ.

  • Đảm bảo khoá cửa sổ mở dưới 10cm ở các tòa nhà chung cư để tránh trẻ trèo ra ngoài.

  • Những vật dụng nguy hiểm như dao kéo, đồ thuỷ tinh cất ở những nơi xa tầm tay trẻ em. Không được đặt lên những nơi trẻ vui chơi vì khi ngã những vật đó có thể khiến trẻ bị ngã và gây thương tích nghiêm trọng.

  • Không cho trẻ đứng trong xe đẩy khi đi chợ.

  • Khi trẻ sử dụng xe đạp nên trang bị những đồ bảo hộ đảm bảo an toàn cho trẻ.

Phòng ngừa té ngã xung quanh nhà cho trẻ

  • Lau sạch những sàn nhà ẩm ướt, tránh để trẻ chạy nhảy qua những sàn nhà mới lau, nhà tắm ướt,...

  • Đặt đồ đạc của trẻ tránh xa cửa sổ để tránh rơi vào khiến trẻ với lấy và gây nguy hiểm.

  • Giám sát trẻ mọi lúc khi trẻ chơi đùa nơi ban công, luôn khoá các lối đi vào ban công nếu không sử dụng.

  • Sử dụng bàn ghế thấp khi đặt vào ban công để tránh trẻ leo trèo. Sử dụng đồ có khối lượng nặng để tránh trẻ di chuyển và vấp ngã.

Phòng ngừa các nguy cơ té ngã xung quanh nhà cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin về trẻ bị ngã đập gáy xuống đất mà Monkey đã chia sẻ đến phụ huynh. Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ nắm được tầm quan trọng của việc phòng ngừa trẻ tránh những tai nạn té ngã đập đầu xuống đất. Đặc biệt, bố mẹ cần biết rõ những nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải khi trẻ bị ngã đập gáy xuống đất. Đừng quên theo dõi và đăng ký tại Monkey để cập nhật các kiến thức về nuôi dạy và phát triển trẻ toàn diện và hoàn thiện hơn nữa.

What to do if your child has an accident - Ngày truy cập 19/09/2022

https://www.nhs.uk/conditions/baby/first-aid-and-safety/first-aid/what-to-do-if-your-child-has-an-accident/ 

Head Injury in Children - Ngày truy cập 19/09/2022

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/head-injury-in-children 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online