Tình trạng trẻ em bị ngã đập đầu thường xuyên thấy nhất là sưng trán, bầm tím,... Vì vậy khi trẻ bị ngã đập đầu sốt bố mẹ lo lắng không biết sốt có phải biểu hiện của chấn thương sọ não nguy hiểm hay không. Có cách nào để xử lý kịp thời khi trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường hay không? Hãy cùng Monkey giải đáp thắc mắc trẻ bị ngã đập đầu sốt và cách xử lý khi trẻ có những dấu hiệu bất thường sau ngã trong bài viết dưới dây.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị té ngã đập đầu?
Trẻ em vốn rất hiếu động và luôn tò mò với mọi thứ xung quanh nên vấn đề té ngã là chuyện khó tránh ở bất kỳ ai. Mặc dù vậy, tuỳ vào những va chạm khi trẻ bị té mà mức độ chấn thương của trẻ khác nhau. Do thế, những bậc phụ huynh tuyệt đối không được lơ là với những tai nạn tưởng chừng như là không có nguy hiểm gì trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không, những tai nạn nhỏ này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ sau này ở trẻ.
Xem thêm: Trẻ bị ngã đập đầu xuống đất bị nôn có phải bị chấn thương sọ não?
Bố mẹ phát hiện trẻ bị ngã đập đầu, bố mẹ cần bình tĩnh xem xét vết thương. Sau khi xác định được mức độ vết thương ở đầu thì bố mẹ có thể xử lý theo mỗi trường hợp như sau:
Các bước xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu và có chấn thương nhẹ
Nhiều bố mẹ không biết cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu đúng cách dẫn đến tình trạng trẻ từ chấn thương nhẹ sang chấn thương nặng hơn. Vì vậy, Monkey chia sẻ cho phụ huynh về các bước xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu chấn thương nhẹ:
-
Bình tĩnh dỗ trẻ nín khóc và quan sát các biểu hiện, chấn thương của bé ở mức độ nào. Nếu là chấn thương nhẹ thì mẹ có thể thực hiện các bước xử lý ban đầu.
-
Tuyệt đối không được bế trẻ lên ngay lập tức vì khi trẻ bị ngã có thể gây những chấn thương về não, gãy xương và khi bế lên ngay lập tức sẽ khiến các chấn thương nặng nề hơn. Vì vậy chỉ được bế trẻ khi bắt buộc và chỉ nên bế trẻ nhẹ nhàng.
-
Nếu vết thương chảy máu ngay đầu hoặc trán, mẹ có thể sử dụng các phương pháp cầm máu đúng cách. Sử dụng nước muối sinh lý rửa vết thương để tránh nhiễm trùng. Sau đó mẹ có thể sử dụng gạc hoặc khăn sạch lau sạch vết thương và có thể sử dụng băng keo cá nhân để băng lên vết thương.
-
Nếu vết thương bị sưng tấy và bầm tím mẹ có thể sử dụng những biện pháp dân gian để giúp vết thương giảm sưng tấy, bầm tím. Những biện pháp mẹ có thể sử dụng như gừng và phèn chua, nước lá bắp cải, cà phê, chườm đá, trứng gà luộc,...
-
Nếu trẻ có biểu hiện nôn khoảng 1 - 2 lần thì mẹ nên cho bé nghỉ ngơi và uống nước lọc hoặc sữa mẹ đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ uống nước hoặc sữa bình thường và không có biểu hiện nôn ra thì bố mẹ có thể cho trẻ ăn uống bình thường.
-
Nếu trẻ lớn có biểu hiện đau tại chỗ hoặc nhức đầu mẹ cũng có thể cho bé uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ uống thuốc giảm đau ít nhất 2 giờ sau khi bị ngã.
-
Cuối cùng là quan sát liên tục tình trạng của trẻ trong suốt 36 - 48 tiếng. Nếu trong khoảng thời gian đó trẻ không có biểu hiện gì thì bố mẹ có thể yên tâm.
Các bước xử lý khi trẻ bị chấn thương đầu trung bình đến nặng
Nếu phụ huynh chủ quan về việc trẻ bị ngã đập đầu xuống đất mà không chú ý đến những biểu hiện bất thường khác. Việc này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Nếu phát hiện những chấn thương đầu trung bình đến nặng, bố mẹ cần có những biện pháp xử lý như sau:
-
Bố mẹ tuyệt đối không được di chuyển trẻ khi phát hiện trẻ chấn thương đầu nguy hiểm. Hãy cố gắng quan sát xem tình trạng trẻ và bé có những biểu hiện nào lạ thường hay không.
-
Trong lúc đó, bố mẹ cần nhanh chóng gọi cấp cứu để trẻ được đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu không tình trạng chấn thương đầu sẽ thêm nặng đặc biệt là tình trạng gãy xương não, xuất huyết não,...
-
Nếu vết rách ở đầu trẻ khá to thì cần thực hiện biện pháp cầm máu tạm thời. Sau đó trẻ cần đưa đến bệnh viện gấp để được khâu vết thương lại.
-
Nếu tình trạng trẻ ổn định sau khi bị ngã thì bố mẹ nên quan sát trẻ liên tục trong vòng 36 đến 48 giờ sau đó. Bé có thể có bất cứ biểu hiện nào bất thường báo hiệu chấn thương ở đầu thì bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra ngay.
Các giai đoạn phát triển của trẻ 0-6 tuổi: ba mẹ cần lưu tâm
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã - Cẩn thận khi trông con
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngã sưng đầu. Cách làm giảm sưng cho con
Trẻ bị ngã đập đầu sốt có sao không?
Trẻ bị ngã đập đầu có rất nhiều biểu hiện với mức độ nguy hiểm khác nhau. Một trong những biểu hiện nguy hiểm khi trẻ bị ngã đập đầu là sốt cao. Vì vậy bố mẹ cần đưa đến bệnh viện để được chụp CT scan sọ não không cản quan. Ngoài ra, bố mẹ cần sử dụng một số xét nghiệm khác để chẩn đoán trẻ có chấn thương đầu không.
Vì sốt là biểu hiện nguy hiểm của chấn thương đầu sau khi trẻ bị ngã đập đầu. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ chụp X quang sọ não để phát hiện những dấu nứt sọ, để được chẩn đoán chấn thương sọ não hoặc máu tụ nội sọ có cao hay không.
Nếu trẻ bị ngã đập đầu sốt kèm theo những dấu hiệu sau thì cho thấy chắc chắn vùng đầu của trẻ đang có chấn thương nặng. Bố mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra ngay lập tức để có thể chữa trị kịp thời. Những dấu hiệu nặng có thể kèm theo cảnh báo tình trạng chấn thương ở trẻ ngày càng nặng thêm.
Các bác sĩ lưu ý rằng phần đầu chiếm tỷ lệ trọng lượng cao trong cơ thể bé. Do vậy, trẻ khi rất dễ bị chấn thương đầu và tuỳ vào từng yếu tố mà trẻ tiếp xúc có thể gây ra các mức độ chấn thương khác nhau.
Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang gặp nguy hiểm
Chấn thương ở đầu khi trẻ bị ngã đập đầu có thể là lành tính tự khỏi mà không chần chữa trị hoặc là chấn thương nguy hiểm. Do vậy, bố mẹ cần nhận biết những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp nguy hiểm sau khi trẻ bị ngã đập đầu sốt đáng chú ý:
-
Trẻ bị ngã đập đầu sốt kèm bất tỉnh: Trẻ bất tỉnh khi sốt là do lực va đập giữa não và hộp sọ diễn ra mạnh. Vì vậy bé có thể bị sốt, mệt, xuất hiện các tình trạng li bì và sau đó là bất tỉnh.
-
Trẻ sốt kèm theo triệu chứng nôn ói trên 3 lần: Ban đầu trẻ nôn từ 1 đến 2 lần do trẻ khóc và ho nên dễ bị hơn. Nhưng trẻ kèm theo các triệu chứng nôn trên 3 lần là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị chấn thương sọ não và cần được đưa đi bệnh viện ngay lập tức.
-
Trẻ bị sốt kèm triệu chứng ngủ nhiều: Trẻ bị ngã đập đầu sốt thường do não trẻ bị tổn thương nên gây ra cơn sốt, kèm theo đó là xu hướng ngủ nhiều. Khi trẻ ngủ, bố mẹ có thể khó khăn trong việc theo dõi các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ.
-
Trẻ bị chảy máu hoặc dịch nhầy ở tai, mũi: Khi trẻ bị ngã đập đầu sốt thường có dấu hiệu sổ mũi. Nhưng có thể dịch nhầy ở mũi có thể là do dịch não bị chảy ra từ vết rạn, nứt của não. Điều này rất nguy hiểm do đó bố mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.
-
Những biểu hiện khác kèm theo: Những triệu chứng kèm theo khi trẻ bị ngã đập đầu sốt có thể có như dấu hiệu mắt, đi loạng choạng, rối loạn tri giác,... là những biểu hiện nghi ngờ chấn thương đầu. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để có thể đưa ra những chẩn đoán đúng về tình hình hiện tại của trẻ.
Có một số trường hợp trẻ không có biểu hiện gì trong 24 giờ đầu nhưng trẻ đã có chấn thương não sau khi ngã. Phụ huynh cần liên tục theo dõi sức khoẻ và những dấu hiệu thất thường ở trẻ trong một vài ngày sau đó. Nếu trẻ có những biểu hiện như trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám lại để được chẩn đoán chính xác hơn.
Cẩn trọng đề phòng trẻ bị ngã đập đầu sốt
Bố mẹ cần biết rõ những nguyên nhân gây té ngã để có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh tai nạn té ngã ở trẻ. Những nguyên nhân có thể xảy ra khiến trẻ bị ngã đập đầu sốt là:
Nguyên nhân gây ra tai nạn té ngã ở trẻ
Những nguyên nhân trẻ có thể bị té ngã là:
-
Người lớn không trông coi, lơ là để trẻ chơi một mình: Trẻ em đang ở lứa tuổi hiếu động, trẻ chưa nhận biết hậu quả của việc bị té ngã do vậy người lớn cần luôn trông coi trẻ. Nhưng có nhiều trường hợp người lớn lơ là và không trông coi trẻ đúng cách cũng có thể dẫn đến nhiều trường hợp té ngã nghiêm trọng.
-
Người lớn làm tuột trẻ khỏi tay: Người lớn thường bế những đứa trẻ nhỏ đi chơi, đi dạo và thường chơi với bé bằng cách bồng bé lên. Người ta có thể tung trẻ lên cao và khả năng tuột tay khiến trẻ bị ngã đập đầu sốt rất cao.
-
Phụ huynh cho trẻ dưới 10 tuổi trông bé dưới 3 tuổi: Trẻ dưới 10 tuổi vẫn còn rất ham chơi và thích đùa nghịch. Do vậy, trẻ 10 tuổi có thể để trẻ nhỏ hơn chơi 1 mình và dẫn tới những tai nạn té ngã. Hoặc cũng có thể trẻ 10 tuổi chơi cùng em và sơ ý xô ngã em trong lúc chơi.
-
Sự hiếu động và thích khám phá của trẻ: Những trẻ lớn khi đã biết đi, chạy, bò thì trẻ sẽ đi khám phá mọi thứ xung quanh trẻ. Do vậy mà nguy cơ trẻ trèo, đứng lên bàn ghế, đồ vật kê không vững cũng khiến trẻ bị ngã đập đầu sốt. Ngoài ra những nơi ẩm ướt như nhà tắm, sàn trơn cũng khiến trẻ dễ dàng bị ngã.
-
Trẻ em tại trường học vui chơi và xô đẩy nhau ngã: Trẻ có thể dễ dàng bị xô đẩy trong lúc vui chơi đùa vui với các bạn trong lúc đến trường.
Phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ em
Ngã ở trẻ em chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn hoặc do sự hiếu động và tính tò mò của trẻ và chưa nhận thức được những nguy hiểm đang xảy ra. Biết được những nguyên nhân gây tai nạn té ngã ở trẻ, bố mẹ có thể sử dụng các biện pháp phòng tránh các nguy cơ khiến trẻ bị ngã đập đầu sốt:
-
Người lớn luôn phải chăm sóc và trông chừng trẻ khi trẻ ăn, ngủ, chơi đối với trẻ dưới 3 tuổi.
-
Sử dụng giường có thanh chắn để đảm bảo giấc ngủ của trẻ được an toàn và giúp trông trẻ lúc người lớn không thể trông coi trẻ.
-
Sử dụng rào bảo vệ đặt những nơi dễ té như cửa sổ, cầu thang, hành lang, ban công với độ cao tối thiểu là 75cm. Chắn song dọc nhằm mục đích tránh trẻ leo trèo dễ dàng hơn.
-
Khi trẻ đã bắt đầu nhận thức được hậu của việc trẻ bị ngã thì bố mẹ hãy giáo dục cho trẻ đâu là những nơi nguy hiểm không được vui chơi, leo trèo.
-
Hướng dẫn những kiến thức về xử lý bình tĩnh và sơ cứu phòng ngừa những tai nạn thường gặp cho người chăm sóc, chăm nom trẻ.
-
Không cho trẻ sơ sinh, trẻ ở độ tuổi tập đi nằm võng hoặc giường không có thanh chắn một mình.
-
Không cho trẻ leo trèo lên những đồ vật nguy hiểm như ghế, bàn, đồ vật kê không vững,...
-
Không nên cho trẻ dưới 10 tuổi trông coi em nhỏ dưới 3 tuổi.
-
Không nên để sàn nhà ẩm ướt, nhà tắm trơn trượt.
-
Không nên bế trẻ và tung trẻ lên, sốc ngược trẻ lại.
Trên đây là những thông tin về trẻ bị ngã đập đầu sốt mà Monkey đã chia sẻ cho phụ huynh đọc. Hy vọng, bài viết trên đã giúp phụ huynh nhận thức được mức độ nghiêm trọng của các tai nạn té ngã tưởng chừng như té ngã thông thường. Tuy nhiên, bố mẹ thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì điều tiên quyết là các bạn cần phải luôn cảnh giác, cẩn trọng và nhận thức được những nguy cơ té ngã ở trẻ. Đừng quên theo dõi và đăng ký Monkey để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về nuôi dạy và phát triển trẻ một cách toàn diện và hoàn thiện nhất.
If Your Child Falls Out of Bed, When Should You be Worried? - Ngày truy cập 16/09/2022
https://www.samitivejhospitals.com/article/detail/if-your-child-falls-out-of-bed
Concussion or head injury - Ngày truy cập 16/09/2022
https://www.babycenter.com/health/injuries-and-accidents/concussion-or-head-injury_11257