“Dạy con làm việc nhà” đang dần trở thành xu hướng trên khắp thế giới. Không chỉ giúp ba mẹ đỡ bận rộn hơn, phương pháp này còn dạy con những bài học quan trọng về tự lập, tinh thần trách nhiệm, tự tin và gắn kết hơn với gia đình. Dưới đây là 7 lợi ích đáng chú ý và 10+ cách mà ba mẹ có thể khích lệ con làm tốt nhất!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nên dạy con làm việc nhà từ lúc mấy tuổi?
Ba mẹ có thể dạy con làm việc nhà từ lúc mấy tuổi? Từ 2 tuổi, con đã hiểu và nhận thức được những lời ba mẹ nói nên bạn hoàn toàn có thể bắt đầu dạy con từ những việc đơn giản nhất như thu dọn đồ chơi, vứt rác đúng nơi quy định, tự đánh răng, đi vệ sinh, bày khăn giấy… Ba mẹ nên tập cho con làm việc nhà ngay từ thời điểm này, vì con đang cảm thấy thú vị với việc giúp đỡ và dễ đón nhận bài học hơn.
Trong những năm đầu đời, giá trị của việc dạy con làm việc nhà không phải là giúp ba mẹ hoàn thành công việc, mà chính là tạo thói quen giúp đỡ và tinh thần trách nhiệm cho con. Đối với trẻ từ 2 - 4 tuổi, làm việc nhà giống như một trò chơi mới mẻ. Con rất thích được nhờ giúp đỡ, được công nhận và khen ngợi, vì vậy ba mẹ nên “khai thác” điều đặc biệt này bằng cách dạy trẻ những công việc nhà đơn giản, dễ dàng. Khi con lớn hơn, hãy hướng dẫn con thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn và bắt đầu tự lập.
Ba mẹ không nên để con làm việc nhà quá khó, cũng không nên giao những việc nhà nguy hiểm liên quan đến dao sắc, đồ dễ vỡ… Con sẽ nản lòng và sợ hãi, không muốn tiếp tục làm nó lần thứ hai.
7 lợi ích khi dạy con làm việc nhà ngay từ sớm
Nhiều ba mẹ muốn để con tận hưởng tối đa thời gian vui chơi khi chúng vẫn còn nhỏ. Nhưng 7 lợi ích khi dạy con làm việc nhà ngay từ sớm dưới đây sẽ khiến ba mẹ thay đổi suy nghĩ!
-
Việc nhà giúp con học kỹ năng sống: Ba mẹ nên nhớ, con sẽ không bé bỏng mãi, chúng sẽ lớn lên, sẽ phải đối mặt với thế giới “người trưởng thành”. Và tự lập, làm các công việc cơ bản như dọn phòng, nấu ăn, lập ngân sách chi tiêu… là một số kỹ năng cần phải có. Đây cũng là những kỹ năng cần thiết nhưng trường học chưa thể giúp con trang bị đầy đủ.
-
Nâng cao tinh thần trách nghiệm, tính tự lập: Thói quen làm việc nhà giúp con học thêm về tinh thần trách nhiệm và tính tự lập. Những công việc cá nhân ảnh hưởng đến con bạn hạn như vệ sinh cá nhân, dọn dẹp phòng, giặt quần áo… có thể giúp con trở nên tự chủ và tự tin hơn.
-
Công việc nhà dạy con cách làm việc nhóm: Các thành viên đều có trách nhiệm với gia đình và với thành viên khác thông qua công việc chung. Con sẽ học được cách hỗ trợ, liên kết và những hậu quả xảy ra khi các thành viên không đáp ứng được kỳ vọng của nhau. Qua đó, giúp trẻ biết cảm thông, đặt mình vào vị trí của người khác và những lỗi lầm sẽ dễ được tha thứ hơn.
-
Củng cố sự tôn trọng: Con thường không hiểu hết nỗi vất vả của ba mẹ. Và thông qua những công việc nhà, có thể giúp con hiểu được điều này nhanh hơn một chút. Con sẽ có thể nhận thức rõ hơn về những rắc rối hay mớ hỗn độn chúng gây nên sau khi chơi đồ chơi, hoặc sự vất vả của ông bà cha mẹ nếu chúng được giao nhiệm vụ dọn dẹp nhà… Qua đó, con biết tôn trọng, giúp đỡ người khác và thêm yêu quý lao động.
-
Xây dựng một tinh thần làm việc vững vàng: Tại sao bạn không truyền cho con một tinh thần làm việc vững vàng và “đạo đức làm việc” ngay từ khi còn nhỏ? Một “phần thưởng” nho nhỏ như phụ cấp, đồ ăn vặt hoặc thời gian xem TV… cũng là gợi ý hay ho để ba mẹ khơi dậy tinh thần kinh doanh hay truyền cảm hứng lao động để con có một “nền tảng” mạnh mẽ!
-
Cải thiện kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian: Đưa tất cả công việc vào một cuốn nhật ký dễ thương và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên là một gợi ý thú vị! Làm việc nhà một cách khoa học sẽ giúp con xây dựng thói quen tốt, biết cách sắp xếp thời gian học bài, vui chơi và giúp đỡ ba mẹ. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng của bất kỳ ai.
-
Giúp gia đình thêm gắn kết: Hầu hết ba mẹ thường than thở rằng công việc nhà “ngốn” quá nhiều thời gian mà họ có thể dành cho con. Vậy tại sao bạn không biến chúng thành những khoảnh khắc đặc biệt để kết nối giữa ba mẹ cùng con? Thực tế là những đứa trẻ luôn muốn giúp đỡ người lớn vì chúng cảm thấy mình quan trọng và có ích.
10+ bí kíp khích lệ con làm việc nhà dễ dàng
Trẻ trong độ tuổi “mầm non” rất giàu trí tưởng tượng, luôn thích được người khác quan tâm và “nhờ vả”. Vì vậy, ba mẹ đừng bỏ qua phương pháp dạy con làm việc nhà phù hợp tùy theo độ tuổi và sự nhận thức để thúc đẩy tư duy, nhận thức và tính cách siêng năng của con.
10 bí kíp khích lệ con làm việc nhà dễ dàng mà Monkey tổng hợp ngay sau đây sẽ giúp ích bạn!
Dạy con làm việc nhà phù hợp với độ tuổi
Trước hết, ba mẹ cần giảm kỳ vọng thực tế khi con làm việc nhà và xác định mục tiêu là thiết lập thói quen và giúp trẻ có thêm những bài học về trách nhiệm. Việc đồ chơi được sắp xếp ra sao hay quần áo của con được gấp gọn gàng như thế nào… không phải là mục tiêu quan trọng nhất! Hãy lựa chọn những công việc trong khả năng và phù hợp với lứa tuổi của con, bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất và tăng dần độ khó theo giai đoạn. Để hoàn thành tốt những công việc khó hơn, ba mẹ cần xác định mất nhiều thời gian hơn vì con cũng cần nhiều nỗ lực và tính chất công việc cũng phức tạp hơn.
Ba mẹ nên cho con tham gia vào quá trình ra quyết định khi thực hiện công việc nhà. Hãy lắng nghe và để con tự đưa ra lựa chọn rõ ràng về nhiệm vụ. Chẳng hạn như, ba mẹ hãy hỏi con "Con thích làm công việc nhà nào? Bây giờ con muốn dọn bàn ăn hay sắp xếp quần áo vào tủ?".
Thêm một lưu ý khác: Ba mẹ hãy đưa ra những nhiệm vụ thật cụ thể! Yêu cầu dọn dẹp phòng là một nhiệm vụ quá rộng và quá khó hiểu khi con còn nhỏ. Hãy cho con biết chính xác mình cần phải làm những gì, chẳng hạn như sắp xếp gối vào đúng vị trí, gấp chăn ngay ngắn, đặt gấu bông đúng nơi quy định. Ba mẹ cần hướng dẫn và làm mẫu cho con trong những lần đầu tiên. Ba mẹ cũng không nên giao quá nhiều việc cùng một lúc tránh làm con bối rối. Con có thể lẫn lộn hoặc quên toàn bộ nhiệm vụ.
Tăng dần độ khó của công việc
Khi con lớn hơn thì ba mẹ có thể dạy con làm việc nhà khó hơn. Đó là những công việc đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và phức tạp hơn như sắp xếp đồ đạc, dọn dẹp bàn ăn, phân loại quần áo, rửa bát, quét nhà hay đổ rác… Nếu vẫn đang “bối rối” về những nhiệm vụ nên giao cho con, ba mẹ hãy tham khảo danh sách những việc nhà mà con có thể làm theo độ tuổi ngay sau đây!
Giai đoạn con 2- 3 tuổi, ba mẹ có thể dạy con:
-
Tự thu dọn đồ chơi cất vào hộp.
-
Đánh răng rửa mặt, rửa tay hay chải đầu.
-
Tự thay quần áo với sự trợ giúp rất ít từ ba mẹ.
-
Cất truyện, sách, báo lên kệ.
-
Xếp đũa hay khăn ăn vào bàn ăn.
-
Dọn đồ chơi.
-
Cất hoặc lấy những vật dụng nhỏ, đưa chúng lên giá kệ vừa tầm với.
Giai đoạn con 5 tuổi, ba mẹ có thể dạy con:
-
Dọn giường ngủ của chính mình.
-
Biết trả tiền cho những hóa đơn nhỏ nhất.
-
Cho thú nuôi ăn.
-
Buộc dây giày.
-
Phụ mẹ nấu ăn, làm những món đơn giản như bánh mì kẹp…
-
Dọn dẹp bàn ăn.
-
Để quần áo bẩn vào chậu.
-
Gấp quần áo, phân loại và cất chúng vào tủ.
Giai đoạn con 7 tuổi, ba mẹ có thể dạy con:
-
Tắm cho thú nuôi (chó, mèo nhỏ).
-
Tự giác ngủ và dậy đúng giờ.
-
Làm sạch nhà tắm.
-
Những công việc nhà khác theo sự phân công của ba mẹ…
Giai đoạn con 8-9 tuổi, ba mẹ có thể dạy con:
-
Lau sàn nhà.
-
Dọn dẹp, sắp xếp bàn học, tủ cá nhân.
-
Khâu vá đơn giản.
-
Giúp đỡ người khác trong khả năng.
-
Trông em…
Giai đoạn con 9-10 tuổi, ba mẹ có thể dạy con:
-
Biết sử dụng máy giặt, máy sấy quần áo.
-
Biết qua đường.
-
Đến thăm ông bà, đến chơi nhà bạn (ở gần).
-
Thay ga giường.
-
Đi mua đồ giúp ba mẹ.
-
Những cách sơ cứu cơ bản (ví dụ như sử dụng urgo khi đứt tay).
Giai đoạn con 10-11 tuổi, ba mẹ có thể dạy con:
-
Biết cách đi xe bus
-
Tiết kiệm những khoản tiền nhỏ.
-
Ở nhà một mình.
-
Tự chịu trách nhiệm trước những sở thích và lựa chọn của mình.
Giai đoạn con 11-12 tuổi, ba mẹ có thể dạy con:
-
Làm sạch bếp hay lò nướng.
-
Biết sắp xếp, lên thời gian biểu, quản lý thời gian học, chơi và làm việc nhà giúp ba mẹ.
-
Hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản mà không cần ba mẹ nhắc nhở.
Trong hành trình dạy con làm việc nhà, ba mẹ cũng nên sử dụng thời gian biểu - một công cụ tổ chức tốt của ba mẹ và giúp củng cố kỹ năng sắp xếp, cải thiện tư duy cùng các kỹ năng vượt trội cho con. Những tờ ghi chú hay lịch làm việc nhà nên được dán nơi con hay đi qua, được trang trí và trình bày dễ hiểu với màu sắc và hình vẽ sinh động.
Khen thưởng con đúng lúc
Khuyến khích, động viên kịp thời và đúng lúc là một cách hiệu quả ba mẹ cần làm khi dạy con làm việc nhà. Điều này sẽ khiến con vui vẻ và chấp nhận thử thách, ngay cả những việc mình không muốn. Ba mẹ có thể đưa ra những món quà nhỏ khi con làm tốt. Một mẹo hiệu quả được nhiều ba mẹ áp dụng đó là: Mỗi khi con hoàn thành tốt một nhiệm vụ sẽ được đánh giá tương đương với một ngôi sao, khi trẻ đạt được 10 ngôi sao sẽ nhận được một món quà yêu thích. Chẳng hạn như được ba mẹ đưa đi xem phim, đi sở thú hay ăn kem…
Thông qua những lời khen, những món quà, con sẽ học được rằng, sự cố gắng và kiên trì luôn có phần thưởng xứng đáng.
Tạo thi đua với anh/ chị/ em trong nhà
Trong trường hợp gia đình bạn có đông trẻ em, hãy giảm thiểu tối đa sự “thiên vị”, xung đột giữa chúng và hãy nói rõ với tất cả các thành viên rằng "mọi người đều phải tham gia làm việc nhà". Việc “tạo thi đua” với anh chị em trong nhà cũng là một cách hiệu quả để con có thể làm việc bằng tất cả sự nỗ lực.
Ba mẹ có thể tạo ra những ghi chú đáng yêu bằng giấy và ghi các công việc nhà khác nhau để trẻ bốc thăm và tự chọn công việc nhà sẽ làm. Thậm chí, ba mẹ có thể tạo ra cả một mảnh giấy may mắn có ghi “hôm nay là ngày nghỉ của con”. Cách làm thú vị này sẽ khiến con thấy rằng mình được tự lựa chọn làm việc nhà mà chúng muốn và còn thích thú hơn khi nhìn thấy anh/chị/em của mình cũng đang cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trẻ em luôn thích những cuộc cạnh tranh lành mạnh và đây là lý do ba mẹ nên tạo ra những cuộc thi giúp con nâng cao tinh thần làm việc nhà. Đặt giờ báo thức, trao giải cho “người hoàn thành nhanh nhất” hay cuộc thi đánh giá “ai chăm sóc thú cưng tốt nhất” là những ý tưởng hay ba mẹ có thể áp dụng.
Tặng con tiền thưởng (bỏ heo đất sử dụng mục đích có ích)
Tại sao ba mẹ không thử trả một chút tiền nhỏ khi con hoàn thành tốt? Điều này sẽ khiến con vô cùng phấn khích và tình nguyện giúp đỡ ba mẹ nhiều hơn để kiếm thêm “thu nhập” cho con heo đất của mình. Tất nhiên, bạn không cần phải trả nhiều tiền và quan trọng hơn, hãy giúp con học cách tiết kiệm và quản lý chi tiêu ngay khi còn nhỏ. Mua một món đồ dùng học tập, giúp đỡ người nghèo trong khả năng mình có là những ví dụ ba mẹ có thể gợi ý để con sử dụng tiền đúng cách.
Ba mẹ cần lưu ý rằng, hãy cân bằng giữa những lời khen, phần thưởng, sự ghi nhận với trách nhiệm hoàn thành công việc gia đình của con. Hãy để con thấy việc nhà là một phần của cuộc sống và nó nên được đóng góp bởi tất cả các thành viên. Tặng con tiền thường là một trong những phương tiện để ghi nhận những nỗ lực và dạy con những bài học về tiền bạc.
Đừng coi làm việc nhà là hình phạt
Một thực tế mà nhiều ba mẹ gặp phải là luôn coi việc nhà là một “hình phạt” nếu con không ngoan hoặc khi bị điểm kém. Bằng cách này, con sẽ hình thành nên nhận thức tiêu cực, trở nên căm ghét công việc nhà và đi ngược lại với mục đích ban đầu của ba mẹ. Suy nghĩ này thậm chí có khả năng kéo dài đến những năm tháng trưởng thành của con. Thay vào đó, ba mẹ hãy khuyến khích, động viên và khen ngợi trẻ khi con giúp đỡ việc nhà và giúp con nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực.
Chia đều công việc cho mọi thành viên
Ba mẹ đừng quên giao việc nhà cho tất cả các thành viên trong gia đình để giảm bớt sự phản kháng của con. Hãy tuyên bố rằng mọi người đều cần tham gia làm việc nhà vì đây là công việc chung. Và như thế, trẻ thấy rằng đây là nhiệm vụ của tất cả thành viên và mình cần phải có trách nhiệm.
Thêm vào đó, khi cùng làm việc nhà với các thành viên khác, con sẽ thấy việc nhà vui và thú vị hơn rất nhiều. Đây cũng là cơ hội để ba mẹ và con chia sẻ những câu chuyện của mình, con sẽ cảm nhận được tình cảm gia đình khi làm việc chung cùng ba mẹ hay anh chị em.
Xem thêm:
- Phân công công việc nhà rõ ràng cho trẻ - 6 bí quyết cha mẹ nên biết!
- Ba mẹ “lười đúng lúc” sẽ giúp con sống tự lập hơn
Tạo không gian vui vẻ để con làm việc nhà thoải mái
Những công việc nhà rất có thể là niềm vui đối với con, nếu như bạn dạy con làm việc nhà đúng cách. Việc sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc có thể liên quan đến các trò chơi như phân loại, kết hợp và ném trúng vào giỏ… Những bản nhạc hay bài hát yêu thích có thể giúp thời gian làm việc nhà của con trở nên sống động hơn. Nếu bạn cần con giúp làm bữa tối, hãy để con làm bếp trưởng và quyết định xem thực đơn tối nay có những món gì…
Không ngại để con đổ mồ hôi, làm bẩn quần áo
Ba mẹ hãy tin vào khả năng của con, giúp con biết quý trọng lao động thông qua việc tăng dần mức độ khó trong những công việc nhà. Hãy yên tâm để cho con làm bẩn quần áo, đổ mồ hôi và đối mặt với những thử thách mới. Mặc dù đây chỉ là những công việc nhà nhỏ bé nhưng sẽ rèn luyện cho con nội tâm mạnh mẽ, sự kiên nhẫn, tự tin khi nhận thấy mình có khả năng hoàn thành công việc.
Tin tưởng và làm gương cho con
Nhiều ba mẹ vẫn mặc nhiên làm giúp những việc mà con hoàn toàn có khả năng tự xoay sở như chuẩn bị đồ ăn sáng hay dọn dẹp phòng… Hãy tin tưởng vào khả năng của con, dạy con làm việc nhà phù hợp với độ tuổi và xác định rằng tất cả các công việc này đều cần được rèn luyện cho đến khi thành thạo. Đừng mong đợi con sẽ chủ động làm việc mà không cần nhắc nhở, chỉ sau một vài lần đầu tiên.
Đồng thời, ba mẹ cũng cần tự rèn luyện lối sống kỷ luật, tích cực, và truyền đạt những lời yêu thương để con noi theo. Hãy ghi nhận và khích lệ những thành quả mà con đạt được, dù là nhỏ nhất.
Giống như những phương pháp dạy con tự lập, dạy con làm việc nhà là một nhiệm vụ không hề đơn giản và mất khá nhiều thời gian của ba mẹ nhưng nỗ lực đó vô cùng xứng đáng. Ngoài việc trang bị những kỹ năng cơ bản và cần thiết này, ba mẹ cần chú ý tận dụng “thời điểm vàng” của con để giúp con phát triển toàn diện ngôn ngữ, tư duy và cảm xúc thông qua những ứng dụng học tập của Monkey TẠI ĐÂY.
Chores: How to involve children - Ngày truy cập: 08/8/2022
https://www.brighthorizons.com/resources/Article/chores-how-to-involve-your-child
7 Important reasons why kids should have chores
https://www.momentumlife.co.nz/stories/why-kids-should-have-chores