Để trở thành “ba mẹ lười” đúng lúc - tưởng dễ nhưng lại đòi hỏi rất nhiều lòng kiên nhẫn. Và hầu hết sự "lười biếng đúng lúc" của ba mẹ lại là một phương pháp tốt giúp con tự lập hơn.
Vì sao ba mẹ “lười” lại giúp con sống tự lập?
“Ba mẹ lười” trong trường hợp này không có nghĩa là bạn lười chơi với con, lười dạy con học, để con xem các thiết bị điện tử thỏa thích. “Lười” ở đây mang ý nghĩa rằng, ba mẹ hãy lùi lại một bước để con nuôi dưỡng tính tự lập, tự biết xử lý vấn đề và học cách vượt qua thử thách một mình thay vì có ba mẹ ở bên. Vì sao ba mẹ “lười” lại giúp con sống tự lập?
Tiến sĩ Kristyn Sommer – Giảng viên khoa tâm lý học phát triển trường Đại học Queensland (Úc )cho rằng: "Tôi là một bà mẹ siêu siêu lười, vì tôi lựa chọn nuôi dạy con theo kiểu lười biếng. Về cơ bản, tôi ngồi lại và quan sát con mình trong khi con chơi, hay học hành, làm việc. Tôi cố gắng không tham gia vào".
Đồng quan điểm trên, một nhà giáo dục nổi tiếng tại Trung Quốc cũng từng chia sẻ rằng: Việc gì con có thể tự làm, hãy để con tự làm. Một người mẹ tốt và một người ba tốt không phải là người làm tất cả mọi thứ thay con. Những quan điểm hiện đại mở ra một góc nhìn khác về phương pháp nuôi dạy con. Nếu ba mẹ luôn sợ con vất vả, mệt mỏi, tìm mọi cách mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất, thì hãy “lười” một chút để nhận lại những lợi ích tuyệt vời trong tương lai!
-
Trẻ học cách chăm sóc bản thân tốt hơn: Cuộc sống vốn nhiều khó khăn, khi ba mẹ cố gắng tạo cho con một cuộc sống dễ dàng, thuận lợi ở hiện tại thì con sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong tương lai. Ba mẹ lười sẽ giúp con có thêm nhiều cơ hội để từng bước vượt qua những thử thách vừa sức mình.
-
Con sống có trách nhiệm hơn: Ba mẹ tự làm việc nhà hẳn sẽ sạch và nhanh hơn thay vì giao cho con. Nhưng nếu cứ tự làm tất cả mọi việc nghĩa là bạn đang tự tước đi cơ hội để con có thể học những việc này. Mặt khác, nếu con muốn giúp đỡ ba mẹ mà luôn bị từ chối, hay ba mẹ tỏ ra không hài lòng về kết quả của con thì dần dần sẽ khiến con không muốn thực hiện điều đó nữa.
-
Giúp con tự tin vào bản thân – dám tự quyết định: Thêm một tác dụng ngược khác của việc ba mẹ luôn làm thay con mọi việc là sẽ khiến con tự nghi ngờ về khả năng của bản thân. Trẻ bắt đầu tin rằng mình không thể làm mọi việc, không tự tin vào bản thân và ngừng cố gắng trong tương lai. Ngược lại, nếu “ba mẹ lười” - cho con cơ hội, thậm chí là khi con có thể làm hỏng hết lần này đến lần khác, chúng cũng vẫn sẽ cố gắng xoay sở để thực hiện công việc ngày càng tốt hơn. Khi đã đạt được mục tiêu, con có niềm tin rằng, mình có thể làm bất cứ điều gì chỉ cần cố gắng.
-
Giúp ba mẹ dành nhiều thời gian cho bản thân: Tại sao bạn không dành nhiều thời gian thư giãn hơn cho bản thân bằng cách để con tự giải quyết vấn đề của mình nhiều hơn? Kết quả là, con tự lập hơn và bạn sẽ dùng năng lượng tích cực ấy để quay lại với trẻ: Cùng chơi, cùng học, cùng chia sẻ những giây phút đáng nhớ. Hãy nhớ rằng, ba mẹ hạnh phúc sẽ nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc.
-
Để con sống trọn vẹn với tuổi thơ: Chẳng có gì tuyệt hơn khi cứ để con sống đúng với lứa tuổi tò mò của chúng, những sai lầm không thể tránh, hãy để con tận hưởng mọi khoảnh khắc tuyệt vời và đáng nhớ ấy. Khi con có một tuổi thơ trọn vẹn, chúng sẽ khám phá thế giới trong một tâm thế sẵn sàng học tập và đóng góp cho xã hội nhiều nhất có thể.
5 điều ba mẹ càng lười lại càng giúp con sống tự lập
Thực tế, con sẽ không thấy hết sự bận rộn của ba mẹ. Chính những hành động “chăm chỉ” ngày thường của ba mẹ khiến con không học được cách cảm thông, chia sẻ và sống có trách nhiệm. Tiến sĩ Kristyn Sommer – Giảng viên khoa tâm lý học phát triển, Đại học Queensland (Úc) cho rằng phương pháp "ba mẹ lười" sẽ tạo nên những đứa trẻ có "bản sắc riêng", tự tin và học hỏi nhanh các kỹ năng giải quyết vấn đề trong tương lai. Do đó, ba mẹ được khuyến khích nên học theo một số cách "lười biếng" dưới đây.
Ba mẹ lười đưa con đến trường
Khi con đến tuổi đi học, ba mẹ luôn cảm thấy bản thân phải mang trách nhiệm nặng hơn. Thông thường, ba mẹ luôn trong trạng thái lo lắng, tất bật chăm sóc con từng bữa ăn, giấc ngủ. Gọi con dậy vào sáng sớm, nấu đồ ăn sáng bổ dưỡng, sau đó đưa con đi học, đón con về, chuẩn bị cơm nước, kèm con học…
Một bà mẹ đã chia sẻ câu chuyện “đáng học hỏi” của mình như sau: “Dù nhiều ba mẹ khác tất bật đưa con đến trường nhưng tôi thì không. Tôi để con tự đạp xe đi học và về nhà vì nhà chỉ cách trường 1km. Tất nhiên, quãng đường không có nhiều xe cộ di chuyển nên tôi rất yên tâm. Nhiều lần con hớt hải nhờ tôi chở đi học nhưng tôi đã thẳng thừng từ chối. Tôi muốn con hiểu rằng, con phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và tự điều chỉnh hành vi đi học muộn của mình.”
Ba mẹ lười đưa con đến trường giúp con tự chuẩn bị mọi thứ để đến trường đúng giờ. Thông qua đó, vừa giúp con hình thành kĩ năng lập thời gian biểu, vừa xây dựng thói quen học tập và nghỉ ngơi một cách tự giác, khoa học.
Lười cằn nhằn con
Nhiều ba mẹ luôn giám sát, đốc thúc mọi việc mà con làm, thậm chí còn cằn nhằn, mắng mỏ khi kết quả con làm chưa đạt kỳ vọng. Khi con nghe quá nhiều những lời này, chúng dễ trở nên chán nản, ấm ức, tạo ra những hành vi chống đối và lời nói của bạn không còn tác dụng.
Chẳng hạn như, khi ba mẹ thấy con xem tivi quá nhiều, thay vì cằn nhằn: "Con định xem đến khi nào? Con đã làm bài tập cô giao chưa?", ba mẹ hãy giao hẹn cho con ngay từ đầu: "Con được xem tivi trong 20 phút, sau đó hoàn thành bài tập về nhà trong vòng 60 phút tiếp theo. Nếu con xem tivi quá thời gian này thì lần sau sẽ chỉ được xem trong 10 phút".
Những hành động trên tuy nhỏ nhặt, nhưng chắc chắn trẻ sẽ phải chu ý đến thời gian để nhắc nhở bản thân không được xem tivi quá lâu. Ba mẹ hãy lặng lẽ quan sát xem con thực hiện đúng quy định không nhé! Tất nhiên, bạn cần nhất quán thực hiện những “giao ước” khi con vi phạm quy định. Đây cũng là bài học giúp con biết kiểm soát cảm xúc, kiềm chế ham muốn trước cám dỗ và duy trì ý chí nghị lực - một trong những tích cách quan trọng mà trẻ cần được rèn luyện.
Giáo dục siêng năng trong nhiều trường hợp chưa chắc đã có tác dụng. Thay vì cằn nhằn con, ba mẹ hãy trở nên “lười biếng” để giúp con hình thành thói quen tốt trong tương lai!
Lười biếng trước những việc con có thể làm
“Ba mẹ lười" là phương pháp giúp con tự lập mà nguyên tắc cơ bản nhất là: Hãy lười biếng trước tất cả những việc con có thể làm. Chẳng hạn, ba mẹ cần dạy con tự biết quét dọn khi phòng bẩn, tự ôn luyện bài vở khi sắp đến kỳ thi, soạn sách trước khi đến lớp, tự dán nhãn sách vở khi sắp vào năm học mới… Đây đều là những việc vô cùng đơn giản vừa sức với con mà ba mẹ cần “làm ngơ”.
Ngay cả khi con chưa làm tốt, ba mẹ cũng nên “mặc kệ” con. Con sẽ phải tự làm đi làm lại công việc này nhiều lần đến khi đạt được mục tiêu. Nếu ba mẹ giúp đỡ con trong mọi trường hợp, chúng sẽ không bao giờ học được cách làm và có xu hướng ý lại, thụ động, không có tinh thần trách nhiệm vì mọi thứ luôn được làm sẵn. Hãy trở thành “ba mẹ lười” để tạo thói quen học tập và sinh hoạt chủ động cho con.
Xem thêm:
- 9 thói quen xấu của cha mẹ khiến con không tự lập
- Tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần – Phương pháp quan trọng để dạy con tự lập
Lười kiểm tra bài vở của con
Ba mẹ chỉ nên hướng dẫn con cách làm những bài tập khó bằng phương pháp gợi ý, tuyệt đối không làm bài tập hộ con. Chẳng hạn, khi con vướng mắc bài tập từ vựng tiếng Anh, hãy gợi ý con tra từ điển, khi con không giải được bài toán khó, hãy giúp con tư duy và gợi ý phương pháp.
Ba mẹ chỉ cần hướng dẫn con (nhưng không quá chi tiết, hãy để con tự khám phá), xác nhận kết quả là con đã hoàn thành chưa, còn quá trình thực hiện là việc của con. Ba mẹ cần cho con biết rằng, mình cần phải tự chịu trách nhiệm việc học.
Lười “lót đường” tương lai cho con
Thực tế hiện nay, rất nhiều ba mẹ đã dựng sẵn một con đường bằng phẳng nhất để con đi. Không những dọn hết mọi chông gai, ba mẹ còn trải sẵn thảm đỏ bằng việc đăng ký cho con những khóa học, những ngôi trường và thầy cô “xịn” nhất… Trong suy nghĩ của những ba mẹ này, nếu không mở đường cho con thì con sẽ dễ bị tụt hậu so với những đứa trẻ khác. Chỉ cần con đạt điểm không cao trong kỳ kiểm tra đã đủ để ba mẹ lo lắng.
Tuy nhiên, chính sự chăm lo thái quá này của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Với một con đường được định sẵn, con mất đi khả năng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và trí tưởng tượng, bỏ lỡ những ước mơ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của con.
Thay vì cố gắng “lót đường” cho con, ba mẹ hãy chuẩn bị hành trang vững chắc về tư duy, trí tuệ và cảm xúc để con phát triển toàn diện, tạo đà vững chắc cho tương lai. Với việc áp dụng các phương pháp giáo dục sớm khoa học, “học mà chơi” qua các trò chơi giáo dục tương tác, bộ ứng dụng học tập của Monkey chắc chắn sẽ giúp các bé của ba mẹ phát huy hết tiềm năng ngôn ngữ, tư duy của mình:
-
Monkey Junior: Là ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu từ 0-10 tuổi. Ứng dụng có công nghệ nhận diện giọng nói AI giúp con phát âm chuẩn Anh - Mỹ ngay từ đầu. Chỉ với khoảng 10 phút học mỗi ngày, con có thể ghi nhớ 1.000 từ vựng tiếng Anh/ năm.
-
Monkey Stories: Ứng dụng giúp con hoàn thiện 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc và viết) trước tuổi lên 10. Hơn 1.000 truyện tranh tương tác, hơn 300 sách nói và hàng trăm trò chơi giáo dục trong ứng dụng chắc chắn sẽ tạo môi trường học tiếng Anh tốt nhất cho con.
-
VMonkey: Ứng dụng học tiếng Việt theo chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. Ngoài học vần, những câu chuyện thú vị trong VMonkey sẽ giúp con tích lũy thêm nhiều bài học cuộc sống, trong đó có tự lập.
-
Monkey Math: Ứng dụng học Toán bằng tiếng Anh theo chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. Nhờ ứng dụng này, con có thể phát huy cả tiềm năng ngôn ngữ và tư duy Toán học.
Điều đặc biệt ở cả 4 ứng dụng học tập này là lộ trình được thiết kế cụ thể, con có thể tự học dù ba mẹ không có quá nhiều thời gian kèm cặp.
Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào tại sao ba mẹ lười đúng lúc lại giúp con tự lập hơn trong cuộc sống. Chỉ có sự hướng dẫn, đồng hành, động viên con phấn đấu mới chính là phương thức tốt nhất để nuôi dạy một đứa trẻ tự lập, thông minh, sáng tạo và thích nghi. Monkey chúc bạn đạt kết quả tuyệt vời khi áp dụng phương pháp này trong hành trình nuôi dạy con.