Một đứa trẻ sẽ không thể tự lập nếu luôn có ba mẹ bên cạnh để làm thay hết tất cả mọi việc. Tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần theo từng giai đoạn sẽ giúp con có một tâm lý vững vàng, hình thành tính chủ động và tự lập hơn trong tương lai. Dưới đây là 5 thời điểm quan trọng để giúp con sống tự lập hơn mỗi ngày ba mẹ có thể tham khảo.
Vì sao cần tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần?
Tự lập là một trong những tính cách đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ sau này. Trẻ tự lập sẽ không nhõng nhẽo, biết chủ động làm những việc trong khả năng của mình, phát huy điểm mạnh của bản thân nhiều hơn từ đó có nhiều cơ hội phát triển hơn. Tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần, ngay từ khi trẻ mới chỉ vài tháng tuổi là một trong những biện pháp hữu ích để từ từ hình thành tính tự lập cho con trẻ.
Ngoài giúp trẻ hình thành tính tự lập, việc tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần theo từng mốc tuổi còn đảm bảo trẻ không bị ảnh hưởng về tâm lý, sợ hãi hay quấy khóc khi không có ba mẹ ở bên. Trẻ có tính tự lập hơn ba mẹ tưởng tượng rất nhiều, vì thế đừng bao bọc con quá mức mà hãy “rút lui kịp thời”, tạo điều kiện, không gian để con được phát triển hơn ba mẹ nhé!
5 thời điểm điểm hợp lý để tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần
Việc tách trẻ ra khỏi mẹ dẫn dần không thể áp dụng cứng nhắc cho tất cả trường hợp vì điều kiện sống, văn hóa của mỗi gia đình, sự thích nghi, hợp tác của mỗi đứa trẻ có sự khác biệt. Để làm tốt việc này, ba mẹ hãy lựa theo hoàn cảnh để áp dụng linh hoạt các cách tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần, giúp con trưởng thành và tự lập hơn.
Để con tự ăn khi lên 3 tuổi
Con tự lập, biết tự ăn ngay từ khi còn nhỏ đem đến rất nhiều lợi ích, nhất là khi con bắt đầu độ tuổi đi học mầm non. Không ít tba mẹ than phiền rằng những thời gian đầu con đi học hay bị đói, không chịu ăn nếu không được các cô dỗ dành, bón cho ăn… Điều này một phần là do ba mẹ chưa tập được cho con khả năng tự ăn ở nhà.
Từ hơn 2 tuổi đến 3 tuổi là con đã có đầy đủ các điều kiện để tự lập trong ăn uống như thao tác bàn tay tốt, có thể dùng thìa hay dĩa, cầm bát chắc chắn, hiểu ba mẹ đang yêu cầu gì… Bởi thế, ba mẹ đừng cố bón từng thìa cơm để dỗ dành con, làm như vậy chỉ khiến trẻ ỉ lại, khi không có ba mẹ con không biết ăn gì, ăn bao nhiêu từ đó thiếu tính tự lập, mất đi cơ hội phán đoán không biết khi nào bản thân thấy đói, lúc nào thấy no cần ăn uống…
Để giúp con có thể tự lập trong ăn uống khi lên 3 thì trước đó ba mẹ đã phải tập dần cho con thói quen xúc ăn bằng cách:
-
Tạo môi trường thú vị để con luyện tập: Ba mẹ nên để con ngồi ở bàn ghế ăn phù hợp, để cho con ăn với những dụng cụ bát, thìa ngộ nghĩnh, trình bày món ăn bắt mắt để thu hút sự chú ý của con.
-
Làm mẫu cho trẻ: Ba mẹ cũng lấy một chiếc thìa xúc ăn để trẻ bắt chước. Vui vẻ lặp lại bước này nhiều lần vừa thực hiện xúc cơm, đưa vào miệng vừa dùng lời nói để hướng dẫn con.
-
Kiên trì thực hiện: Nhận thức ở mỗi trẻ là khác nhau. Cũng như nhiều kỹ năng tự lập khác, ba mẹ cũng cần cho con thời gian để con tự lập với việc ăn uống, đừng quát mắng hay tỏ thái độ khi con chưa thực hiện được như những kỳ vọng của ba mẹ. Hãy nhẹ nhàng hướng dẫn, khả năng tự lập khi ăn của con chắc chắn sẽ tốt lên từng ngày.
Để con ngủ riêng khi con 3-5 tuổi
Tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần bao gồm cả việc để con làm chủ không gian ngủ của mình. Không ít trẻ khi ngủ hay quấy khóc, mè nheo, đòi bố mẹ dỗ dành, thức dậy hay khóc tìm ba mẹ… là bởi tình trạng bám ba mẹ quá nhiều, con không thể ngủ một mình nếu thiếu ba mẹ. Để tránh tình trạng này xảy ra với gia đình mình, ba mẹ hãy chủ động tách con ngủ riêng dần dần ngay từ lúc nhỏ, khi con mới chỉ 4-6 tuần tuổi. Lúc này, thay vì đặt trẻ nằm ngay bên cạnh ba mẹ hãy cho con nằm ở nôi ngay trong phòng ngủ của mình để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Để bé ngủ riêng mang đến rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp trẻ ngủ dễ dàng hơn, không quấy khóc, dễ ngủ lại khi tỉnh giấc, hình thành tính tự lập ngay từ nhỏ mà còn giúp tránh những tác động tâm lý tiêu cực đến trẻ, giúp ba mẹ có không gian riêng tư nhiều hơn.
Để tránh cảm giác sợ hãi khi không có ba mẹ ở bên, ba mẹ hãy tách trẻ dần dần theo từng giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: Để con ngủ riêng một chỗ nhưng vẫn gần nơi ngủ của ba mẹ để con tập làm quen.
-
Giai đoạn 2: Tùy vào mức độ hợp tác và tiếp nhận của con mà ba mẹ hãy chuyển tiếp sang giai đoạn để con ngủ cùng không gian nhưng có một màn che giữa chỗ ngủ của con và ba mẹ.
-
Giai đoạn thứ 3: Khi tâm lý của con đã vững và quen với việc ngủ một mình, ba mẹ hãy thuyết phục con ngủ ở phòng riêng. Để giúp con hào hứng với việc này, ba mẹ hãy cố gắng trang trí phòng theo sở thích của bé, để những chú gấu bông bên cạnh giường để con ôm khi ngủ…
Để con tự tắm khi lên 6
Các ba mẹ châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản thường chọn nhà nhà tắm là không gian ấm áp để giáo dục giới tính cho trẻ trước tuổi lên 3. Khi bé gái lớn hơn 3 tuổi, bố không còn thích hợp tắm cho con nữa trong khi mẹ vẫn có thể giúp bé trai tắm rửa khi con 4, 5 tuổi.
Tuy nhiên, bắt đầu từ độ tuổi lên 6 con sẽ cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng khi có người khác xuất hiện trong phòng tắm. Điều này đúng với tâm lý cho cả bé trai và bé gái. Vì vậy, trước đó, ba mẹ hãy dạy con cách vệ sinh cơ thể sạch sẽ để con có tự lập trong việc này.
Ba mẹ hãy ra khỏi không gian riêng tư của con khi con lên 8
Bắt đầu từ 6-7 tuổi trẻ nên có phòng riêng và ba mẹ không nên tự ý sử dụng, ra vào phòng của con mà không báo trước hay gõ cửa vì làm như vậy con sẽ có cảm giác bị kiểm soát không gian sống, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý cũng như tính cách.
Khi ba mẹ tôn trọng quyền riêng tư của con, con cũng sẽ học được cách tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Trẻ 8 tuổi đã nhận thức được rất rõ điều này vì vậy ba mẹ hãy chú ý gõ cửa khi vào phòng riêng của con nhé. Đây cũng là cách tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần để con độc lập hơn – độc lập trong cả suy nghĩ và hành động.
Để con tự lập trong nhà bếp khi con 12 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ đã có đầy đủ nhận thức và kỹ năng thực hành để nấu ăn an toàn. Vì vậy, ba mẹ hãy yên tâm để trẻ lại khu bếp để con nấu những món ăn đơn giản cho chính mình hay gia đình.
Để con khỏi bỡ ngỡ khi phải nấu ăn một mình thì trước đó ba mẹ hãy hướng dẫn và để con phụ những việc như rửa rau, vo gạo, đảo thức ăn… Quá trình làm “phụ bếp” của trẻ cho ba mẹ sẽ giúp con quan sát và học hỏi được nhiều cách nấu ăn an toàn cũng như chế biến món ăn ngon.
Xem thêm: Phương pháp giúp nuôi dạy trẻ 2 tuổi tự lập như người Nhật mà ba mẹ nào cũng nên biết
Ngoài tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần, ba mẹ cần làm gì để con rèn tính tự lập
Rèn luyện tính tự lập cho trẻ không chỉ dừng lại ở việc tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần mà đây là quá trình kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như:
-
Dạy con thực hiện những công việc đơn giản, vừa sức hàng này.
-
Phân công công việc đều đặn cho tất cả các thành viên trong gia đình để trẻ biết mỗi người đều có những trách nhiệm riêng, hình thành tính tự lập ngay từ sớm.
-
Khen ngợi đúng lúc và động viên để trẻ có động lực cố gắng khi biết những việc làm của mình được ba mẹ ghi nhận.
-
Luôn bên cạnh giúp đỡ trẻ khi cần để trẻ cảm thấy không cô đơn, nản lỏng hay cảm thấy bị bỏ rơi khi có việc khó.
Giáo dục để con tự lập là điều cần thiết, đảm bảo hành trang vững chắc để con có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Bên cạnh việc thực hành, hướng dẫn, ba mẹ có thể cho con tiếp cận với những ứng dụng học tập – giáo dục sớm bổ ích. Khi con tự giác, độc lập trong việc học mỗi ngày chắc chắn sẽ tự lập hơn trong những việc làm hàng ngày khác. Dưới đây là một vài ứng dụng học tập từ Monkey đang được hơn 10 triệu ba mẹ đến từ 108 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tin dùng:
-
Monkey Junior: Ứng dụng cho trẻ mới bắt đầu học tiếng Anh (0-10 tuổi), tập trung vào từ vựng và phát âm chuẩn Anh – Mỹ. Lộ trình bài học được thiết kế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể giúp ba mẹ dù không biết tiếng Anh vẫn có thể dễ dàng đồng hành học cùng con và ba mẹ bận rộn thì con cũng có thể tự học được.
-
Monkey Stories: Ứng dụng giúp các bạn nhỏ thành thạo cả 4 kỹ năng tiếng Anh nghe, nói, đọc và viết trước tuổi lên 10 với hàng nghìn truyện tranh tương tác, sách nói, bài học phonics thú vị. Nhiều câu chuyện, bài thơ ý nghĩa nghĩa trong kho truyện, sách nói trên Monkey Stories vừa giúp con làm quen với ngôn ngữ tiếng Anh, vừa giúp con hình thành những bài học đầu đời ý nghĩa, trong đó có tính tự lập.
-
VMonkey: Đây là ứng dụng học Tiếng Việt theo chuẩn chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. Không chỉ giúp con học vần dễ dàng, xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc, VMonkey còn đem đến những bài học giúp con nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và nhận thức với hơn 1.000 truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống…Nhờ đó, tính tự lập của con cũng dễ dàng hình thành hơn.
-
Monkey Math: Là ứng dụng học Toán bằng tiếng Anh theo chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. Nhờ Monkey Math, trẻ có thể phát triển đầy đủ 5 năng lực Toán học cần thiết, biết cách tư duy và suy nghĩ độc lập để giải quyết các bài Toán.
Tưởng chừng như đơn giản nhưng việc tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần cũng là cả một nghệ thuật cần đến sự khéo léo và hiểu tâm lý con của mỗi bậc cha mẹ trong từng giai đoạn phát triển của trẻ. Hy vọng những chia sẻ tổng hợp qua bài viết trên của Monkey đã giúp ba mẹ gỡ rối phần nào, từ từ “buông tay” để con lớn khôn và có không gian tự lập hơn. Monkey luôn sẵn sàng đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường nuôi dạy con với những ứng dụng học tập hữu ích!
Reality check: When should babies be allowed to sleep in their own room? - Ngày truy cập: 27/7/2022
https://globalnews.ca/news/3503790/baby-sleep-alone-study/
Toddler development: Learning to feed themselves - Ngày truy cập: 27/7/2022
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/toddler-development-learning-to-feed-themselves