Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng? Kiêng ăn gì để hạn chế sẹo?
Kỹ năng sống

Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng? Kiêng ăn gì để hạn chế sẹo?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

23/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi bị bỏng, làn da non nớt của bé sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Vì thế, mẹ nên chú ý quan tâm chăm sóc đến trẻ, xây dựng một chế độ ăn bổ dưỡng để giúp da bé mau lành. Bên cạnh đó mẹ nên tránh những món ăn làm chậm khả năng lên da non và để lại sẹo. Monkey sẽ mách mẹ nên cho trẻ ăn gì khi bị bỏng để trẻ nhanh hồi phục qua bài viết dưới đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng để trẻ nhanh hồi phục

Vì làn da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm, nên khi bị bỏng nó lại càng dễ bị tổn thương hơn. Cơ thể lại càng đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao hơn để cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn. Mẹ thắc mắc cho trẻ ăn gì khi bị bỏng để nhanh lành vết thương? Sau đây là danh sách những món ăn dinh dưỡng và tốt nhất giúp vết thương của bé nhanh lành và ra da non nhanh hơn.

Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng - Ăn thực phẩm giàu Protein

Chất đạm (protein) có khả năng giúp cơ thể tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương. Nếu mẹ không cho bé ăn đủ protein thì làn da bé sẽ chậm lành vết thương và tăng khả năng hình thành sẹo. Protein có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc tốt và chống lại các nguy cơ gây viêm nhiễm và giúp vết thương nhanh lành hơn. Một số loại thực phẩm giàu protein mẹ cần biết để thay đổi thực đơn cho bé:

  • Sữa và sữa chua: Sữa hầu như chứa toàn bộ chất dinh dưỡng mà mẹ cần bổ sung cho bé. Đây là nguồn protein chất lượng cao và có nhiều lợi ích đặc biệt. Hơn nữa sữa và sữa chua đều là những thực phẩm rất dễ ăn và rất dễ mua.

  • Cá hồi: Ngoài việc chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, cá hồi còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé rất nhiều điển hình như tăng cường thị lực tốt, giúp da và tóc phát triển đều và đặc biệt là giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt trong cá hồi có hàm lượng protein và axit béo omega 3 rất cao. Có khả năng cải thiện và phục hồi cơ bắp. Điều này cực kỳ quan trọng cho việc tái tạo làn da và cơ bắp. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc và xây dựng một thực đơn hấp dẫn cho trẻ. 

  • Hạt óc chó: Ngoài các thực phẩm động vật thì hạt dinh dưỡng cũng là một nguồn protein tuyệt vời. Hạt óc chó được công nhận là một trong những loại hạt dinh dưỡng tốt nhất, được chứng minh là rất có lợi cho tim mạch và có khả năng hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ nhỏ. 

  • Bông cải xanh (súp lơ xanh): Bông cải xanh được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên nó còn có một nguồn protein rất tuyệt vời rất có ích trong việc bảo vệ và phục hồi sức khoẻ của bé. Nó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch ở người già và làm chậm quá trình lão hoá, làm tăng quá trình tái tạo các tế bào trên da. Giúp vết thương do bị bỏng của trẻ chóng phục hồi và nhanh lành. 

Chất đạm (protein) có khả năng giúp cơ thể tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng - Ăn thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 là một chất giàu chất dinh dưỡng và có khả năng điều chỉnh hệ miễn dịch, kháng viêm giúp vết thương bị bỏng của bé có thể tự tổng hợp được các mô sợi dưới da. Từ đó vết bỏng sẽ mau đầy, lành nhanh và hạn chế để lại các vết sẹo trên da. Bên cạnh đó Omega-3 còn có tác dụng giúp ngăn ngừa quá trình lão hoá và có ích trong quá trình tái tạo da sau khi bị bỏng. 

Một số thực phẩm giàu Omega-3 mà mẹ cần biết để xây dựng thực đơn cho trẻ như:

  • Các loại cá (đặc biệt cá hồi, cá mòi, cá thu,...): Ở các nước phương Tây, cá thu thường được chế biến bằng cách hun khói và phi lê cả miếng để ăn trong bữa ăn sáng. Đây là một loại cá rất giàu chất dinh dưỡng và cũng chứa rất nhiều protein. Một miếng cá thu nặng 100g cung cấp tới 200% vitamin B12 và 100% selen cần cho một ngày dài năng lượng. Hơn thế cá thu thực sự rất ngon và ít phải sơ chế nhiều vì thế dưỡng chất sẽ không bị mất đi nhiều. Tiếp theo là cá hồi, chúng chứa hàm lượng protein cao và gồm nhiều chất dinh dưỡng khác như magie, kali, selen, vitamin B. Theo các nghiên cứu đã cho thấy, những người thường xuyên ăn cá hồi sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, các bệnh về huyết áp, bệnh mất trí hay chứng trầm cảm.

  • Hàu: Động vật giáp xác và động vật thân mềm là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng. Trên thực tế, hàu (đặc biệt là hàu sữa) chứa nhiều kẽm hơn bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Với 6 con hàu sống (tầm 100g hàu) chứa tới 600% RDI kẽm, 200% RDI đồng và 300% RDI vitamin B12. Hàu thường được dùng như một món ăn khai vị, một món ăn nhẹ hoặc thậm chí có thể dùng làm món ăn chính. Mẹ nên cho hàu vào thực đơn hằng ngày để thay đổi khẩu vị chi bé đồng thời giúp bé tăng khả năng hồi phục vết bỏng hơn.

Lưu ý: RID (Reference Daily Intake) có nghĩa là Khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo

  • Các loại hạt dinh dưỡng: Một trong những loại hạt dinh dưỡng tốt nhất đó là quả óc chó. Được biết đến là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và chứa nhiều chất xơ. Trong quả óc chó cũng chứa một lượng lớn các chất đồng, mangan, vitamin E và đặc biệt là Omega-3. Bên cạnh đó vỏ của quả óc chó cũng có những công dụng tuyệt vời mà mẹ nên biết. Mẹ không nên bỏ vỏ quả óc chó vì chúng chứa các chất chống oxy hóa cực tốt. Bên cạnh đó đậu nành cũng là một nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào. Đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin B2, magie và kali, vitamin K, folate,... Có một điều có thể mẹ chưa biết đó là đậu nành chứa hàm lượng Omega 6 rất cao. Vì thế không nên phụ thuộc vào đậu nành như một thực phẩm bổ sung dưỡng chất Omega 3 duy nhất. Cần có sự cân bằng giữa 2 chất Omega 3 và Omega 6.

 

Cá hồi, đậu lăng là những thực phẩm giàu omega-3 (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng - Ăn thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, giúp kháng viêm và đặc biệt cung cấp lượng collagen tự nhiên để tổng hợp các sợi dưới da, giúp vết thương mau lành da non. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C để mẹ xây dựng thực đơn cho trẻ:

  • Các loại ớt chuông đỏ: Ớt chuông là một trong những thực phẩm giàu vitamin C nhất, lượng vitamin C lên đến 95 miligam trong mỗi 1/2 chén. Ớt chuông đỏ cũng là một nguồn cung cấp các loại vitamin dồi dào như A, B, E và K, mangan, cũng như kali, folate, phốt pho và magie. Mẹ có thể thái sợi ớt chuông để xào, thêm vào món salad cho bé. Đặc biệt không chỉ có ớt chuông đỏ, mà tất cả những loại ớt chuông có màu khác - như ớt chuông xanh, vàng và cam đều chứa nhiều hàm lượng vitamin C hơn một quả cam đồng thời thực phẩm này lại có hàm lượng calo thấp. Mẹ nên cân nhắc và thêm ớt chuông vào thực đơn cho bé, vừa giúp bé hồi phục vết thương, vừa giúp bé bổ sung chất dinh dưỡng.

  • Quả Kiwi và quả dâu tây: Mỗi quả kiwi bình thường sẽ chứa khoảng 70 miligam vitamin C và nhiều hơn cả cam. Kiwi cũng chứa rất nhiều chất xơ, chất flavonoid và carotenoid (những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào) rất tốt cho sức khỏe. Một vài nghiên cứu cho rằng ăn kiwi sẽ giúp bé ngủ nhanh hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn, có thể là do mức hormone serotonin có trong kiwi cao. Dâu tây cũng là một loại quả chứa ít calo và chứa nhiều chất xơ, đồng thời giàu chất chống oxy hóa. Mẹ hãy chọn những quả dâu mọng có màu đỏ tươi, cuống xanh tươi và không có dấu hiệu của úng và bị mốc nhé. Rửa dâu trong nước lạnh thật sạch và giữ lại phần cuốn để bảo toàn phần nước trái cây ở bên trong. Cho bé ăn thay vì ăn vặt sẽ giúp bé bổ sung dưỡng chất nhiều hơn.

  • Ổi: Ổi là loại trái cây vùng cận nhiệt đới, đây là loại quả chứa nhiều vitamin C nhất với lượng axit ascorbic gấp 4 lần so với cam. Ổi được một số người gọi là “nhà máy sản xuất vitamin C” nhờ đáp ứng hơn 200% lượng khuyến cáo hàng ngày chỉ trong một quả. Nhiều vitamin A, axit folic và các khoáng chất (kali, đồng, mangan) cũng được tìm thấy trong nhà máy vitamin C. Đây còn là lựa chọn tốt vì ổi chứa nhiều chất xơ, đồng thời cũng ít chất béo bão hòa, cholesterol và muối natri. Trong 100g ổi có tận 200mg vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch.

Vitamin C cung cấp lượng collagen tự nhiên để tổng hợp các sợi dưới da (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng - Ăn thực phẩm giàu kẽm

Có tác dụng tương tự giống vitamin C, kẽm có chức năng chống lại sự viêm nhiễm, ngăn ngừa tình trạng viêm sưng, kích thích bé ăn ngon miệng nếu bé còn mắc chứng biếng ăn. Một số thực phẩm giàu chất kẽm mà mẹ nên bổ sung cho bé trong các bữa ăn.

  • Các loại động vật thân mềm, có vỏ: hàu, cua, sò, hến,... đều là loại thực phẩm nhiều kẽm và ít calo. Trong 100 gram cua sẽ chứa 7.6 mg kẽm, chiếm tới 69% nhu cầu kẽm của chúng ta mỗi ngày. Các loài động vật thân mềm có vỏ nhỏ khác như tôm và trai cũng là nguồn cung cấp kẽm tốt cho cơ thể.

  • Các loại hạt dinh dưỡng, cây họ đậu: Hạt dinh dưỡng là một thành phần bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống và có thể giúp tăng lượng kẽm cho bé. Tuy nhiên, mỗi loại hạt sẽ có lượng kẽm khác nhau. Ví dụ, trong 30 gram hạt gai dầu chứa khoảng 31% và 43% lượng kẽm có thể cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra, các hạt cũng chứa một lượng kẽm đáng kể khác như hạt bí, hạt hướng dương và hạt vừng. Ngoài việc cung cấp lượng kẽm đáng kể cho cơ thể, hạt còn góp phần bổ sung chất xơ và chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng giảm lượng cholesterol và huyết áp. Các các loại đậu thông dụng như đậu xanh, đậu lăng… đều chứa một lượng kẽm đáng kể. Trên thực tế, trong 100gr đậu lăng nấu chín sẽ chứa khoảng 12% lượng kẽm yêu cầu của cơ thể bé mỗi ngày. Tuy nhiên, trong các loại đậu cũng còn chứa các chất phytates. Đây là chất chống độc có tác dụng gây ức chế sự hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác, có nghĩa là hàm lượng kẽm từ cây họ đậu sẽ không được hấp thụ tốt như kẽm từ các thực phẩm động vật. 

Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng - Ăn thực phẩm giàu vitamin E

Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng? Một thành phần vitamin không thể thiếu để bảo vệ và phục hồi cho làn da bé sau bỏng là vitamin E. Loại vitamin này là một trong những chất chống oxy hóa hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch. Một số thực phẩm giàu kẽm mẹ cần bổ sung cho trẻ để trẻ hồi phục vết bỏng là:

  • Hạt hướng dương: Hạt hướng dương sẽ đứng đầu trong danh sách thực phẩm giàu vitamin E mà mẹ nên bổ sung cho trẻ. Trong 100 gram hạt hướng dương có đến 35,17 mg hàm lượng vitamin E. Không chỉ vậy, chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như magie, đồng, vitamin B,... Có rất nhiều cách ăn hạt hướng dương mà mẹ có thể biến hoá để đa dạng bữa ăn cho bé. Mẹ có thể rắc nhân hạt hướng dương lên sữa chua, ăn cùng salad, bột yến mạch, hoặc xay cùng các loại sinh tố để tăng hương vị và dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn.

  • Hạt hạnh nhân: Trong 100g hạt hạnh nhân sẽ chứa 25,63 mg vitamin E. Mẹ có thể cho bé ăn hạnh nhân rang trong các bữa ăn nhẹ, thêm vào ngũ cốc, bánh nướng hoặc làm sữa hạnh nhân. Không chỉ đáp ứng nhu cầu bổ sung vitamin E, hạt hạnh nhân còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé như: giảm nguy cơ béo phì và bảo vệ sức khỏe tim mạch cho trẻ.

  • Quả bơ: Bơ là một loại trái cây giàu dinh dưỡng cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé để bé nhanh phục hồi vết bỏng. Trong 100g quả bơ có chứa khoảng 2,07 mg hàm lượng vitamin E. Mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 quả bơ là đã có thể cung cấp 20% hàm lượng vitamin E cần thiết hàng ngày. 

Vitamin C bảo vệ và phục hồi cho làn da bé sau bỏng (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho trẻ ăn gì khi bị bỏng - Uống nhiều nước 

Uống nhiều nước chính là một bí quyết đơn giản nhất để điều trị vết bỏng cho bé. Rất nhiều người quan tâm việc bổ sung chất dinh dưỡng cho bé mà quên mất rằng nước lọc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và đẩy mạnh sự hình thành và phát triển của các tế bào. Người lớn nếu bị bỏng cần lượng nước từ 2,5 lít đến 3 lít nước mỗi ngày. Đối với bé, mẹ nên chú ý cho bé uống nhiều nước hơn để giúp bé hồi phục vết thương nhanh hơn. Nếu bé bị bỏng mà bị thiếu nước, vùng da bị bỏng sẽ bị khô, mất nhiều thời gian chữa lành vết thương hơn. Đừng quên quan sát nước tiểu của bé, nếu vàng hơn thì hãy cố gắng cho bé uống nhiều nước hơn

 Uống nước nhiều để vùng da bị bỏng không bị khô, mất nhiều thời gian chữa lành vết thương hơn (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ bị bỏng nên kiêng ăn gì ?

Bên cạnh việc quan tâm vấn đề cho trẻ ăn gì khi bị bỏng, xây dựng thực đơn để bé bổ sung dưỡng chất giúp vết bỏng nhanh hồi phục thì mẹ cũng nên kiêng một số loại thực phẩm có tác dụng ko tốt trong việc làm lành da. Không phải thực phẩm nào cũng ăn được khi bé bị bỏng, một số thực phẩm còn có tác dụng ngược lại làm vết thương của bé nặng hơn. Sau đây là một số loại thực phẩm mẹ nên kiêng nấu cho bé.

Trẻ bị bỏng cần kiêng thức ăn có chứa nitrat

Hiện tượng kéo da non là một hiện tượng rất bình thường xảy ra do cơ chế phục hồi vết thương bình thường của da sau khi bé bị bỏng. Các mạch máu trong cơ thể sẽ di chuyển các tế bào và các thành phần hóa học khác cần thiết cho việc chữa lành vết thương bị bỏng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cho trẻ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nitrat sẽ khiến mạch máu bị tổn thương. Khiến vết thương khó lành và còn gây ra một bệnh lý khác là xơ vữa động mạch. Một số thực phẩm chứa nitrat mẹ không nên cho bé ăn

  • Giăm bông: Thịt giăm bông thường là nguồn cung cấp nitrat cao nhất trong chế độ ăn uống bình thường. Một khẩu phần 100g giăm bông đã qua xử lý có chứa tới 890 mcg hàm lượng nitrat.

  • Thịt xông khói: Thịt xông khói có tới 380 mcg hàm lượng nitrat trong 100g trọng lượng, đây là lượng nitrit cao đáng kinh ngạc. Nitrat và nitrit có xu hướng trở nên phổ biến trong sản xuất thịt xông khói. Hầu như trong tất cả các món ăn thịt xông khói đều chó chứa nitrat nhưng một số thương hiệu thực phẩm dán nhãn bao bì của họ là thịt không có nitrit. Mẹ nên chú ý không nên cho bé ăn thịt xông khói khi bé đang có vết thương hở hoặc vết thương do bị bỏng.

  • Thịt đông lạnh: Thực phẩm đông lạnh là một nguồn chứa hàm lượng nitrat có hại khá cao khác. Trung bình thịt đông lạnh đã qua xử lý đã có tới 500 mcg nitrat trong 100g thịt, trong khi thịt nguội chưa nấu chín chỉ có khoảng 300 mcg hàm lượng nitrat trong cùng một lượng thịt.

  • Hot Dogs: Xúc xích hay hot dog là một trong những nguồn thịt được chế biến nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Xúc xích trung bình chứa khoảng 50 mcg hàm lượng nitrat trên 100g thịt, mang theo khoảng 9 mg nitrit. Đây là một loại thực phẩm mà các bé rất yêu thích tuy nhiên các mẹ nên hạn chế cho bé ăn nếu muốn bé hồi phục nhanh

Xem thêm: Trẻ bị bỏng có ăn được thịt gà không? Nên cho trẻ ăn gì?

Thịt xông khói chứa hàm lượng nitrat rất cao (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ bị bỏng ăn thịt bò có được không?

Thịt bò lâu nay luôn được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ khi nó chứa nhiều protein, vitamin B5, kali,… Đối với những người bệnh khác, việc ăn các món ăn chế biến từ thịt bò cũng sẽ giúp cơ thể mau khỏe lại hơn.Vì thế nên không ít phụ huynh đã bày tỏ thắc mắc rằng tại sao khi bé bị bỏng lại không được ăn thịt bò.

Thực tế, với người bị bỏng thì thịt bò lại là loại thực phẩm cần phải tránh xa, đặc biệt lại là trẻ nhỏ bởi làn da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm. Thịt bò sẽ làm tăng sắc tố melanin trong da của bé, khiến da bị sậm màu và tạo thành sẹo thâm trên làn da bị bỏng, tăng nguy cơ để lại sẹo thâm. Vậy nên việc cho trẻ ăn thịt bò khi bị bỏng, đặc biệt là khi vết bỏng có dấu hiệu đang khép miệng lại càng là điều không nên, mẹ nên chú ý.

Mẹ nên kiêng cho bé ăn thịt bò khi bé có vết thương bỏng (Ảnh: sưu tầm internet)

Kiêng trứng

Một trong số những món ăn khoái khẩu của các bé được mẹ cho ăn nhiều nhất có lẽ chính là trứng. Tuy nhiên, khi bé bị bỏng, bố mẹ nên loại ngay món ăn này ra khỏi thực đơn ăn hàng ngày của bé để vết bỏng không bị loang ra. Có khả năng chúng sẽ gây ra tình trạng da không đều màu rất mất thẩm mỹ. Trứng có thể khiến các vết thương lâu lành và hình thành khoảng trắng gây ra vết sẹo loang lổ, không đều màu. Khi bị bỏng do bất cứ nguyên nhân nào, mẹ tuyệt đối hạn chế cho bé ăn trứng trong thời gian đầu để phòng ngừa sẹo.

Kiêng ăn trứng để vết bỏng của bé không bị loang ra (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ bị bỏng cần kiêng rau muống

Rau muống từ lâu đã nổi tiếng là có hại cho người có vết thương hở và những người có sẹo. Không phải ngẫu nhiên khi rau muống lại là đối tượng phổ biến nhất cần tránh trong bữa ăn bệnh nhân bị bỏng hay có vết thương. Nguyên nhân là vì trong rau muống có chứa hàm lượng rất cao chất làm tăng khả năng sinh, kích thích các sợi collagen, khiến vết thương bị đẩy lên quá mức và gây ra sẹo lồi rất mất thẩm mỹ. Đây đã vốn là loại rau mà mọi người nên kiêng ăn sau khi thực hiện phẫu thuật để vết thương mau lành miệng và không bị lồi. Với các bé nhỏ bị bỏng thì đây cũng là loại thực phẩm nên tránh càng xa càng tốt. Bởi trong rau muống có tính mát, giải độc, nhuận tràng, sinh thịt da… Do đó, nếu mẹ cho bé ăn nhiều rau muống trong trường hợp này, rất dễ để lại sẹo lồi trên da bé. Vì vậy, phụ huynh nên chọn cho trẻ những loại rau mát hơn và lành tính hơn như bí đao, khoai tây, bầu… để vẫn đảm bảo cung cấp chất xơ và vitamin cho bé.

Kiêng cho trẻ ăn rau muống để vết bỏng không bị lồi (Ảnh: sưu tầm internet)

Bị bỏng cần kiêng đồ tanh

Mẹ lưu ý không nên cho bé ăn đồ tanh khi bị bỏng, đặc biệt là các loại hải sản nói chung. Hải sản không phải là thực phẩm tốt dành cho bé mặc dù chúng rất bổ dưỡng. Trong hải sản thường chứa các chất gây dị ứng nguyên nhiều hơn các thực phẩm khác. Do đó hải sản có thể làm vết bỏng sưng đỏ, ngứa, đau rát và gây cảm giác khó chịu hơn. Hơn nữa vì ngứa nên bé có thể gãi vào vết thương làm vết bỏng lâu lành hơn và dễ tạo sẹo hơn. Mặt khác bé khi bị bỏng cần bổ sung vitamin và khoáng chất. Trong khi hải sản có tương tác ngược với vitamin C. Tương tác này rất nguy hiểm như gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng bé.  Do vậy, mẹ hãy tuyệt đối tránh sử dụng chúng cho đến khi vết bỏng của bé lành hẳn.

Hải sản có thể làm vết bỏng sưng đỏ, ngứa, đau rát và gây cảm giác khó chịu hơn (Ảnh: sưu tầm internet)

Bị bỏng có cần kiêng thịt gà và đồ nếp

Nếu trẻ ăn thịt gà và đồ nếp vào dễ gây ra hiện tượng vết thương bị sưng và mưng mủ. Những vết mưng mủ này làm da lâu lành hơn và đặc biệt dễ bị viêm nhiễm, để lâu dễ thành sẹo xấu và có màu đậm trên da. Do đó, khi da bé bị bỏng, tốt nhất nên tránh cho trẻ sử dụng những món ăn được chế biến từ những thực phẩm này để vết thương mau hồi phục và mau lành hơn.

Nếu trẻ ăn thịt gà và đồ nếp vào dễ gây ra hiện tượng vết thương bị sưng và mưng mủ (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ cần kiêng các loại đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh trước nay luôn được coi là vừa không tốt cho sức khỏe, lại chứa nhiều dầu hydro hóa. Chúng có khả năng thúc đẩy sưng viêm và làm giảm khả năng hồi phục, làm lành sẹo cơ thể nên với trẻ nhỏ bị bỏng, mẹ cũng nên kiêng thực phẩm này. Tuy nhiên đây lại là những loại thức ăn mà bé thích nhất vì có màu sắc bắt mắt và mùi vị hấp dẫn. Mẹ hãy chú ý để bé tránh xa những loại đồ ăn nhanh này nhé. Điển hình như các loại khoai tây chiên, hamburger, mì gói,...

Thức ăn nhanh có khả năng thúc đẩy sưng viêm và làm giảm khả năng hồi phục (Ảnh: sưu tầm internet)

Kiêng đường để nhanh lành bỏng

Mẹ nên hạn chế đường trong thực đơn của bé, vì đường làm chậm quá trình tự chữa lành của mô và thúc đẩy vết thương sưng viêm. Đường và các loại thực phẩm chứa đường có tác động đến collagen nằm trên bề mặt lớp biểu bì. Đặc biệt trong giai đoạn khi vết thương đang nguyên bào sợi và giai đoạn tái tạo của vết thương hở, nếu sử dụng đường quá nhiều sẽ làm quá trình này chậm lại và vết thương sẽ lâu lành hơn. Đường cũng giống như thịt xông khói, đường làm chậm quá trình tự chữa lành của mô và thúc đẩy sự sưng viêm trên vết bỏng bé. Vì vậy trong khẩu ăn của bé bị bỏng cũng cần hạn chế đồ ngọt.

Đường làm chậm quá trình tự chữa lành của mô và thúc đẩy sự sưng viêm trên vết bỏng bé (Ảnh: sưu tầm internet)

Kiêng các loại đồ ăn cay nóng

Những loại thực phẩm này có thể thúc đẩy phản ứng viêm nhiễm tại vết thương, gây mưng mủ và khiến vết thương lâu lành hơn bình thường. Do đó, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ tại thời điểm này. Thông thường thức ăn cay nóng đã không tốt cho sức khỏe của trẻ vì có thể gây hại dạ dày và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ có bất cứ vết thương bỏ to hay nhỏ nào cha mẹ càng không nên cho trẻ ăn đồ cay nóng vì sẽ làm chậm quá trình làm lành vết thương của cơ thể bé. Những đồ ăn cay nóng cha mẹ cần hạn chế cho trẻ bị bỏng bao gồm: bột cà ri, tiêu, ớt, mì gói các loại…

Ngoài chế độ dinh dưỡng như trên, mẹ nên chú ý cho bé uống nhiều nước hàng ngày. Bên cạnh đó hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ, cho bé bôi và uống thuốc đầy đủ theo đơn thuốc. Quan trọng nhất là nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vì vùng da tổn thương sẽ tự hồi phục khi ngủ.

Đồ ăn cay nóng gây mưng mủ và khiến vết thương lâu lành hơn bình thường (Ảnh: sưu tầm internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về những thực phẩm cha mẹ nên cho bé ăn và không nên cho bé ăn khi bé bị bỏng. Hy vọng với những chia sẻ của Monkey có thể giải đáp được câu hỏi “cho trẻ ăn gì khi bị bỏng" của các mẹ. Chúc các mẹ thành công trong việc chăm sóc và phòng ngừa nguy cơ bị bỏng của bé. 

Healthy Eating After Burn Injury— For Kid - Ngày truy cập 11/07/2022

https://msktc.org/burn/factsheets/Healthy-Eating-After-Burn-Injury-Kids

Scald Burns: How to Keep Your Child Safe - Ngày truy cập 11/07/2022

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=nutrition-and-burns-90-P01747

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online