zalo
Trẻ bị ngã bị nôn: Cần đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức
Kỹ năng sống

Trẻ bị ngã bị nôn: Cần đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức

Hồng Nhung
Hồng Nhung

30/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tai nạn té ngã là tai nạn rất dễ gặp ở các bé, tai nạn thường gặp nhất là té ngã trên giường. Nguy hiểm nhất là bé bị té đập đầu xuống đất. Vậy khi gặp trường hợp trẻ bị ngã bị nôn có nguy hiểm hay không, bố mẹ phải xử lý như thế nào. Hãy cùng Monkey tìm hiểu và giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã bị nôn

Bé bị ngã nặng có thể dẫn tới chấn thương hộp sọ, gây ảnh hưởng đến não. Đây cũng chính là lý do tại sao sau khi bị ngã nặng bé thường bị nôn. 

Não là một khối mềm và được bảo vệ bởi hộp sọ bên ngoài. Khi đầu bé chịu một lực tác động thì dịch não có thể không bảo vệ hoàn chỉnh được cho não khiến não bị rung lắc và đụng vào thành cứng của xương sọ gây nên chống động não. Lực đập quá lớn khiến não bị dập, bị bầm và thậm chí có thể làm vỡ các mạch máu nuôi não và gây xuất huyết não. Các biến chứng này có thể ảnh hưởng đến mức độ tri giác và thần kinh của bé, gây nên các triệu chứng như nôn hay rối loạn nhận thức sau tai nạn. 

Chấn thương hộp sọ gây ra biến chứng bé bị nôn sau tai nạn ngã (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ ngã bị nôn

Nếu bé gặp phải tai nạn trên, bố mẹ nên bình tĩnh, chú ý quan sát tư thế của bé sau khi ngã để xác định rõ vị trí chỗ va đập. Nhẹ thì có thể để bé nằm nghỉ trên giường, không giận dữ và quát mắng bé. Còn trong trường hợp bị nặng, bố mẹ hãy xử lý như sau:

Đem đi bệnh viện ngay lập tức

Khi bé bị ngã đập đầu, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được các bác sĩ chữa trị và xử lý kịp thời, nếu không bé sẽ gặp những nguy hiểm sau đây:

Chấn động não

Đây là một loại chấn thương đầu khiến cho não bé không thể hoạt động bình thường được trong một khoảng thời gian. Đôi khi điều này có thể dẫn đến mất nhận thức hoặc thiếu tỉnh táo trong vài phút đến vài giờ. Trong nhiều trường hợp, xảy ra một số chấn động nhẹ và ngắn khiến các bậc cha mẹ còn không thể biết được chấn thương này đã xảy ra với trẻ. Một số ảnh hưởng của chấn động não tới trẻ  phải kể đến như:

  • Bé bất tỉnh tạm thời, hôn mê không đáp ứng với các kích thích bên ngoài

  • Mất trí nhớ ngắn hạn, bé không nhớ những gì xảy ra ở thời điểm trước và sau khi chấn thương. 

  • Bé không thể điều khiển cơ thể, mất phối hợp vận động cơ thể như hay vấp ngã khi đi, không thể đi theo đường thẳng

  • Bé chậm nói hoặc phản ứng ngôn ngữ chậm như nói ngắt quãng, kém mạch lạc hay khả năng phản hồi chậm.

Bé bị chấn động não sau khi bị ngã là trường hợp thường gặp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tụ máu não

Tụ máu não hay còn được gọi là vết bầm trên não. Đây là tình trạng xung huyết gây chảy máu và sưng bên trong não xung quanh khu vực mà trẻ bị tác động. 

Với một số trường hợp, một cơn co giật có thể xảy ra ở bên đối diện của đầu do não va đập với hộp sọ. Thương tích này có thể xảy ra do một cú đập trực tiếp vào đầu, bé bị rung lắc dữ dội hoặc chấn thương xảy ra do bị ngã từ trên cao. Sự va đập này có thể gây rách lớp niêm mạc, các mô và mạch máu bên trong não. Tụ máu não có ảnh hưởng đến bé như:

  • Bé hay bị đau đầu, có cơn đau dữ dội

  • bé thường xuyên buồn ngủ và lú lẫn, mất dần ý thức

  • Một bên chân hoặc tay bé bị yếu

  • Đồng tử của bé không bằng nhau

  • Bé bị buồn nôn và nôn mửa, chóng mặt

Tụ máu não là tình trạng xung huyết gây chảy máu và sưng bên trong não (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gãy xương sọ

Đây là tình trạng xương sọ bị vỡ do những tác động từ phía bên ngoài như bị ngã và va đầu vào tường, vào sàn đất. Với tai nạn này, hộp sọ sẽ bị lõm vào tại nơi xương bị gãy. Nếu phần trong hộp sọ bị đè lên não sẽ dẫn tới khả năng bị chèn ép lên não. Gãy xương sọ ảnh hưởng đến bé như sau:

  • Bé có khả năng bị mất khứu giác và thính giác 

  • Hai đồng tử của bé không đều nhau và bị mất phản xạ ánh sáng

  • Tụ máu sau tai và máu tụ quanh ổ mắt gây ra chứng bầm tím sau tai và dưới mắt

  • Có khả năng bị rách màng nhĩ, máu tụ ở màng nhĩ và ống tai ngoài

Tình trạng gãy xương sọ do ngã là tình trạng rất nguy hiểm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số biểu hiện khác của trẻ sau bị ngã cũng cần được đưa tới bệnh viện

Ngoài việc trẻ bị ngã bị nôn, khi thấy bé có những biểu hiện sau đây sau ngã, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay.

Bé bất tỉnh

Nếu thấy bé bất tỉnh dù chỉ một vài giây thì cũng có thể nghĩ rằng lực va đập đủ mạnh để gây khối máu tụ. Nếu thấy bé khóc thét ngay su khi bị ngã thì bố mẹ có thể yên tâm rằng con mình vẫn tỉnh táo.

Rối loạn tri giác 

Sau khi bị ngã, bố mẹ vẫn thấy bé tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian bé lại có những dấu hiệu bất thường như kích động khó dỗ được, bé lơ mơ, tiếp xúc kém (bé không thể tập trung chú ý vào bạn, không thể nhận ra người thân trong gia đình…). Tuy nhiên nếu thấy bé chống cự không cho chườm đá lên vết ngã thì mẹ có thể yên tâm là bé vẫn tiếp xúc tốt.

Nếu thấy bé nôn 3 lần trở lên thì hãy đưa bé đến bác sĩ

Sau khi bị ngã, ngay cả khi không có chấn thương sọ não, một số bé vẫn có thể bị nôn 1 hay 2 lần do bé khóc, ho hoặc đơn giản chỉ là do sự va đập của hộp sọ. Để đề phòng trường hợp bé bị nôn thì trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi ngã, vậy nên mẹ hãy chỉ cho nên cho bé uống nước trong hoặc bú sữa mẹ, không nên cho bé dùng thức ăn đặc. 

Đi loạng choạng và mất thăng bằng

Sau bị bị ngã đập đầu bé có thể bị chóng mặt. Điều này được xem là bình thường và không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu bé bị mất thăng bằng và bị ngã lên ngã xuống khi bé đi thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Mẹ hãy chú ý bé, theo dõi bé xem có làm được mọi chuyện như bình thường hay không (ngồi thẳng và đi lại vững vàng, tay chân di chuyển bình thường)

Dấu hiệu về mắt

Trong vòng 24 giờ thì thấy bé có xuất hiện những dấu hiệu như mắt lác hay đồng tử hai bên không đều hay không, bé có vấp ngã hoặc lao vào các đồ vật như bé không nhìn thấy chúng hay không. Ngoài ra, bé có bị chảy máu hoặc chảy nước từ lỗ mũi hoặc lỗ tai. 

Ngủ nhiều

Các bé thường sẽ ngủ thiếp đi sau khi bị ngã vậy nên việc theo dõi tình trạng ý thức của bé bị ngã là rất khó. Nếu không thể giữ cho bé thức thì hãy để cho bé ngủ nhưng vẫn theo dõi bé khoảng 2 giờ một lần. 

Xem thêm: Trẻ bị cảm cúm nên uống gì để nhanh khỏi? Bí kíp chăm sóc trẻ

Bé có thể bị nôn sau khi bị ngã đập đầu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sơ cứu cho trẻ bị ngã đập đầu

Sau đây là hướng dẫn cơ bản cách sơ cứu cho bé bị ngã đập đầu mà bố mẹ cần biết.

  • Nếu bố mẹ thất đầu của trẻ có vết sưng bầm thì bố mẹ nên chườm đá tại chỗ sưng cho bé liên tục trong 20 phút. Việc này sẽ giúp cho chỗ bầm không bị lan ra và cũng giúp bé giảm đau hơn. Nếu vết bầm to và nhiều thì nên chườm đá lại sau 1 giờ và làm liên tục 2 đến 3 lần một ngày và làm liên tục trong 1 đến 2 ngày sau.

  • Nếu bố mẹ thấy bé bị trầy xước nhẹ thì nên rửa sạch vùng da bị trầy xước bằng nước sạch và xà phòng có tính dịu nhẹ.

  • Khi mẹ thấy bé bị chảy máu ít thì hãy sử dụng khăn sạch hoặc gạc y tế ấn thẳng vào vết thương để cầm máu cho tới khi máu ngưng chảy. 

  • Nếu thấy trẻ bị nôn thì hãy cho bé nằm nghỉ ngơi và chỉ uống nước lọc. Nếu thấy bé uống được  nước và không nôn thêm thì bố mẹ có thể cho bé ăn uống bình thường.

  • Nếu bé bị đau tại chỗ hoặc bị nhức đầu, có thể cho bé uống thuốc giảm đau khi cần. Lưu ý cần đợi ít nhất 2 giờ sau chấn thương thì mới được uống. Việc này là tránh bé bị ói khi uống thuốc nào. Nếu bé vẫn còn bị đau đầu sau 24 giờ thì nên đưa bé đến bệnh viện. 

Chườm đá vào chỗ bị thương giúp bé giảm đau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đề phòng nguy cơ bị ngã cho trẻ nhỏ

Để những tai nạn đáng tiếc không xảy ra, bố mẹ hãy chú ý những điều sau để phòng ngừa nguy cơ bị ngã của bé. 

  • Cẩn thận khi trông coi trẻ, không để trẻ tự chơi một mình mà không có sự giám sát. Đặc biệt là với những bé mới biết đi, bò, trườn.

  • Làm các tấm chắn ở giường của bé nằm và cả lối đi ra cầu thang, bếp.

  • Cửa sổ phải có trấn song và luôn được khoá kỹ để tránh bé leo trèo.

  • Bé nằm nôi và võng cần được che chắn để bé không bị rơi xuống sàn khi bé đổi tư thế ngủ.

  • Trải nệm ở dưới giường để nếu bé có bị ngã cũng giảm thiểu sự nguy hiểm. 

  • Cột dây võng cho bé thật chắc chắn, đưa võng nhẹ nhàng.

  • Không để bé chơi trên sàn nhà trơn trượt và ẩm ướt. 

Không để trẻ chơi trên sàn ướt để bé không bị ngã (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về trẻ bị ngã bị nôn. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bố mẹ có thể xử lý đúng và kịp thời tai nạn này. Chúc bố mẹ chăm sóc tốt cho bé và thành công trên con đường nuôi dạy trẻ và chăm sóc cuộc sống gia đình.

Why do children vomit after minor head injuries? - 22/8/2022

https://emj.bmj.com/content/17/4/268

Head Injuries - 22/8/2022

https://kidshealth.org/en/parents/head-injury.html

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!