zalo
Cẩn thận trẻ sơ sinh bị bỏng môi, lưỡi do uống sữa
Kỹ năng sống

Cẩn thận trẻ sơ sinh bị bỏng môi, lưỡi do uống sữa

Hồng Nhung
Hồng Nhung

26/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ sơ sinh bị bỏng môi, lưỡi chủ yếu là do sự bất cẩn của bố mẹ khi cho trẻ uống sữa, ăn bột,... Câu hỏi đặt ra ở đây là vết bỏng lưỡi do sữa, thức ăn nóng có nghiêm trọng hay không? Có cách nào chăm sóc cẩn thận cho trẻ sơ sinh khi bị bỏng hay không? Hãy cùng Monkey tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bỏng môi, lưỡi

Trẻ bị bỏng môi,lưỡi do rất nhiều sự cố khác nhau. Chủ yếu là do sự bất cẩn và vô ý của bậc phụ huynh trong quá trình chăm con nhỏ. Những nguyên nhân mà trẻ sơ sinh có thể bị bỏng lưỡi, bỏng môi:

  • Trẻ bị bỏng  lưỡi và môi khi bố mẹ cho trẻ ăn thức ăn nóng, uống sữa hoặc nước quá nóng đối với trẻ sơ sinh.

  • Trẻ sơ sinh bị hội chứng ở miệng: Như bị bỏng rát ở miệng trường hợp này trẻ có thể không phải vì ăn đồ ăn, nước uống và sữa nóng nhưng trẻ vẫn bị nóng rát ở miệng. Hội chứng này khiến trẻ liên tục rát mà không rõ nguyên nhân.

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị bỏng môi có thể do một số nguyên nhân khác. Có thể trẻ có những biểu hiện của các hội chứng miệng bỏng rát: khô miệng, bệnh tưa miệng, dị ứng với một vài thực phẩm khác,... 

  • Hoặc có thể do trẻ sử dụng nước súc miệng quá thường xuyên và do lưỡi trẻ còn quá mỏng nên phần da ở lưỡi liên tục bị bào mòn dẫn đến đau rát - bỏng môi.

  • Khi trẻ mới mọc răng mà bố mẹ đã cho trẻ sử dụng các biện pháp chăm sóc răng không đúng các dân tới hậu quả.

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bỏng môi, lưỡi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị bỏng môi, lưỡi

Trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn các cơ quan và bộ phận cơ thể. Do đó khi những nguy cơ gây bỏng cận kề, trẻ vẫn không hay biết chuyện gì đang xảy ra. Lớp da ở môi và ở lưỡi trẻ rất bỏng, vì vậy những thức ăn nóng, nước nóng đạt gần 50 độ C đã có thể khiến trẻ bị bỏng lưỡi, môi.

Tuy tình trạng bỏng lưỡi, bỏng môi ở trẻ không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu không biết cách sơ cứu đúng cách và chăm sóc kỹ lưỡng thì sẽ bị nhiễm trùng nặng. Do vậy, bố mẹ cần biết những dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị bỏng môi, lưỡi.

Dưới đây là hai dấu hiệu điển hình khi trẻ sơ sinh bị bỏng ở môi và ở lưỡi:

  • Trẻ quấy khóc: 

Khi bị bỏng, do da của trẻ rất nhạy cảm khi chất lỏng hay vật gì đó nhiệt độ quá cao chạm vào. Da trẻ lập tức cảm nhận được và sẽ bị rát, trẻ sơ sinh sẽ cảm nhận được và lập tức bật khóc.

Bố mẹ cần chú ý khi cho trẻ ăn hoặc uống sữa nếu trẻ quấy khóc rất có thể trẻ đang bị bỏng môi, lưỡi do thức ăn, nước uống quá nóng.

  • Môi sưng đỏ, phồng rộp: 

Như đã nói, khi chất lỏng hoặc thức ăn quá nóng tiếp xúc trực tiếp với lớp da môi, da lưỡi của trẻ, nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy các lớp biểu bì da của trẻ. Hiện tượng sưng đỏ và phồng rộp ở môi trẻ xuất hiện ngay lập tức. Nếu nhiệt độ quá nóng và trẻ tiếp xúc quá lâu thì vết bỏng sẽ bị ảnh hưởng đến các lớp dưới của da ở vùng môi và vùng lưỡi.

Bố mẹ nếu thấy môi và lưỡi trẻ bắt đầu sưng tấy và phồng rộp thì lúc này trẻ sơ sinh đã bị bỏng. Cần có những biện pháp sơ cứu kịp thời để vết thương do bỏng không lan ra nhiều vùng da an toàn khác.

Những dấu hiệu giúp bố mẹ biết trẻ đang bị bỏng môi, lưỡi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị bỏng sữa ở môi, lưỡi

Vậy khi trẻ sơ sinh bị bỏng sữa ở môi, lưỡi bố mẹ cần xử lý kịp thời như thế nào? Làm cách nào để xử lý vết bỏng có thể gây thiệt hại nhẹ nhất cho trẻ? Hãy cùng Monkey giải đáp bằng những cách xử lý trẻ sơ sinh bị bỏng sữa ở môi, lưỡi:

Sơ cứu như thế nào?

Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏng ở lưỡi, bố mẹ cần nhanh chóng làm mát vị trí môi và lưỡi của trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ để có thể làm dịu vết bỏng ở môi và ở lưỡi. Cách này tối ưu nhất vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ và sữa mẹ mát nên có thể làm dịu vết bỏng cho trẻ.

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước mát để làm dịu vết bỏng. Lưu ý không nên cho trẻ súc miệng bằng nước lạnh hoặc nước không qua khử khuẩn bởi hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh còn rất yếu vì vậy nếu trẻ có lỡ nuốt xuống thì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị bỏng đúng cách đúng cách, an toàn tại nhà

Bôi thuốc gì khi trẻ sơ sinh bị bỏng môi, lưỡi

Khi trẻ sơ sinh bị bỏng môi, ngoài sơ cứu ban đầu để tránh vết thương lan rộng ra thì trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng trong quá trình trẻ sơ sinh bị bỏng môi. Lúc này tại vị trí môi của trẻ bị tổn thương nên không thể tiếp nhận thêm những thức ăn bị nóng dù không quá nóng.

Vậy nhiều bố mẹ vẫn có thắc mắc, khi trẻ bị bỏng lưỡi thì nên bôi thuốc gì để nhanh lành. Nhưng thuốc bôi trị bỏng gần miệng rất nguy hiểm, hơn nữa da của trẻ sơ sinh rất mỏng do vậy mà việc bôi thuốc vào vết bỏng là điều khó khăn.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị sẹo, trị bỏng dành cho trẻ sơ sinh nhưng chỉ sử dụng được ở vùng da khác nhưng chưa chắc chắn là có thể sử dụng trên môi của trẻ sơ sinh. Do đó, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào dành để bôi bỏng ở trẻ sơ sinh.

Đặc biệt, nếu bố mẹ có bôi thuốc trị bỏng thì trẻ sẽ có thể ăn luôn kem trị bỏng như vậy rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Vì vậy tốt nhất trong khoảng thời gian chăm sóc trẻ bị bỏng lưỡi và môi, bố mẹ có thể bôi các bài thuốc dân gian như mật ong để vết thương mau lành hơn. Hoặc cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ để vết thương mau chóng hồi phục.

Có nên bôi thuốc trị bỏng cho trẻ sơ sinh hay không? (Nguồn: Sưu tầm internet)

Chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ nhanh khỏi

Dưới đây là cách chăm sóc trẻ để trẻ nhanh khỏi ngay tại nhà mà ông bố, bà mẹ nào cũng cần bỏ túi ngay:

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị bỏng môi

  • Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày đến khi vết bỏng lành hẳn (Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi).

  • Giữ nguyên vết phồng rộp bên ngoài miệng: vết phồng rộp xuất hiện khi vết bỏng nặng hơn và khiến cho trẻ đau đớn. Hãy theo dõi và không cho trẻ sờ tại vị trí bị bỏng và bóp vỡ mụn nước ra.

  • Luôn cho trẻ uống nhiều nước: Giúp cho vết bỏng giữ ẩm vùng bị bỏng, giúp đỡ đau. Giúp luôn cân bằng độ pH trong miệng trẻ. Hạn chế acid làm tổn thương tế bào mới.

  • Trẻ sơ sinh có thể uống hỗn hợp sữa và mật ong: Hỗn hợp sẽ làm dịu vừa giúp tăng sự lưu thông trong miệng. Giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho vết thương. Hỗn hợp cũng trị bỏng cho trẻ sơ sinh lành nhanh và hiệu quả hơn.

  • Khi trẻ mọc răng khoảng 10 tháng tuổi, cần dạy trẻ cách đánh răng cẩn thận: khi đánh răng bàn chải và chất hóa học làm đau và tổn thương vết bỏng. Hãy cẩn thận trong khi chải không làm vỡ vết phỏng rộp.

Thực phẩm mà trẻ sơ sinh cần cung cấp khi bị bỏng môi, lưỡi

  • Sữa chua: Sữa chua tốt cho sức khỏe vì chứa những lợi khuẩn lactobacillus acidophilus. Ngoài ra, lợi khuẩn này còn chống lại nhiều hại khuẩn trong miệng và hạn chế được việc bỏng môi, lưỡi.

  • Cung cấp đầy đủ vitamin cho trẻ: Ví dụ như vitamin C, vitamin E,... những thực phẩm chứa vitamin này giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo collagen trong da và giúp vết bỏng nhanh lành hơn.

Những thực phẩm mà trẻ cần cung cấp khi bỏng môi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Những thực phẩm mà bố mẹ cần kiêng cho trẻ bị bỏng môi, lưỡi

  • Tránh cho trẻ thử những đồ ăn và thức uống nóng.

  • Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn có gia vị: Da của trẻ rất mỏng và khi bỏng thì khả năng bảo vệ da rất yếu do vậy đồ ăn gia vị khiến cho vết bỏng sưng lên và kích ứng.

  • Những thức ăn chứa acid: Acid citric có trong những thực phẩm như cam, chanh, dứa khiến vết bỏng bị tổn thương và làm chậm quá trình lành.

Phòng tránh nguy cơ bị bỏng môi, lưỡi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh vẫn chưa nhận thức được mọi thứ xung quanh xã hội, trẻ còn phải được bố mẹ chăm sóc từng li từng tí để cơ thể trẻ phát triển toàn diện. Do đó, bố mẹ là người cần thực hiện những biện pháp phòng tránh trẻ sơ sinh bị bỏng môi một cách tuyệt đối. Để có thể giúp trẻ được phát triển lành mạnh và tránh những nguy cơ tiềm ẩn sau này.

Dưới đây là những biện pháp phòng tránh nguy cơ bị bỏng môi ở trẻ sơ sinh:

  • Trước khi cho trẻ sơ sinh uống sữa, uống nước cần kiểm tra kỹ lưỡng nhiệt độ của nước. Nếu nước khá nóng so với người lớn cũng có thể khiến trẻ gây bỏng ở môi.

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt để tránh những tình trạng niêm mạc miệng, họng.

  • Khi trẻ ăn được các món ăn cơ bản, nên cho trẻ ăn những món luộc rau, củ, quả và trái cây,... Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn cay nóng.

  • Cho trẻ bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể để các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoàn thiện hơn.

Phòng tránh nguy cơ trẻ sơ sinh bị bỏng môi, bỏng lưỡi (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trên đây là những thông tin cần thiết về trẻ sơ sinh bị bỏng môi mà Monkey đã chia sẻ đến bố mẹ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích và giải đáp những thắc mắc khi trẻ sơ sinh bị bỏng môi cần làm như thế nào. Đừng quên theo dõi Monkey để cập nhật các kiến thức hữu ích về nuôi dạy con nhé.

Burn on Lip: How to Treat Various Types of Burns - Ngày truy cập 20/07/2022

https://www.healthline.com/health/burn-on-lip 

Burn lips: causes, symptoms, diagnosis, treatment - Ngày truy cập 20/07/2022

https://m.iliveok.com/health/burn-lips_102062i88387.html

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!