Với trẻ nhỏ, làm bất cứ điều gì cũng cần sự hứng thú. Đặc biệt, khi trẻ bắt đầu làm quen với một ngôn ngữ mới, hứng thú học tập lại càng quan trọng hơn. Ba mẹ là người có thể hỗ trợ con tìm thấy hứng thú học để đạt hiệu quả tốt hơn. Và Monkey Junior sẽ cùng ba mẹ khơi gợi lại hứng thú học tập cùng con như vậy.
Tại sao cần duy trì hứng thú học cho trẻ nhỏ?
“Cả thèm chóng chán” có lẽ là tình trạng chung của nhiều trẻ. Bản chất tò mò khiến trẻ nhìn mọi thứ với con mắt hiếu kỳ, vô cùng hứng thú ở lần đầu tiên tiếp xúc. Nhưng cũng vì sự tò mò, trẻ dễ bị lôi cuốn vào những điều mới mẻ, do đó ở những lần “gặp lại”, trẻ lại không còn nhiều sự hứng thú nữa. Trong việc học, tạo và duy trì hứng thú cho trẻ lại càng quan trọng, bởi với con trẻ, “thứ dễ dàng nhất là thứ tạo nhiều niềm vui nhất, còn thứ khó nhất lại là thứ ít hứng thú nhất”. Dù áp dụng phương pháp học tập nào đi chăng nữa, duy trì hứng thú ở trẻ luôn là điều kiện tiên quyết, là chìa khóa vạn năng mở mọi cánh cửa đến với kho báu tri thức.
Bên cạnh những hướng dẫn dưới đây, ba mẹ cũng có thể tham gia cộng đồng học tập của Monkey: Group ĐỒNG HÀNH CÙNG CON HỌC MONKEY để tham khảo, lắng nghe thêm kinh nghiệm nuôi dạy con từ những ba mẹ đã có trải nghiệm và thành công.
Tạo môi trường học tập tốt cho trẻ
Một môi trường học tập tốt được định nghĩa là môi trường yên tĩnh, không có những thứ làm xao nhãng hoạt động học tập, khiến trẻ mất tập trung. Trẻ em chỉ có thể tập trung trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Ba mẹ nên tạo cho trẻ khu vực học tập riêng trong nhà. Ở khu vực học tập này, ba mẹ tuyệt đối không bày đồ chơi xung quanh.
Trẻ tuy nhỏ, nhưng não bộ của trẻ sẽ dần lưu lại hình ảnh của khu vực này với hoạt động học tập. Không gian học tập của bé cũng không nên có Tivi và tuyệt đối không để tiếng Tivi làm ảnh hưởng khi bé học tập. Các thành viên khác trong gia đình cũng nên tránh gây ra tiếng ồn làm mất sự tập trung và mạch học của bé. Việc ba mẹ cầm và sử dụng điện thoại cũng có thể khiến bé mất tập trung.
Mẹo nhỏ: Nếu điều kiện cho phép, ba mẹ có thể tạo ra một góc học tập trong một phòng riêng cho bé. Ở khu vực học tập sẽ chỉ nên có bàn học, ghế ngồi cho bé, ghế ngồi cho ba mẹ để có thể học cùng con, các cuốn sách mà bé thích hoặc các cuốn sách nuôi dạy con của ba mẹ. Nếu như đó là phòng của bé thì ba mẹ có thể cất đồ chơi của bé vào một chiếc hộp kín không nằm trong tầm mắt của bé khi học bài.
Nếu như ba mẹ chỉ có thể tạo ra riêng một khu vực học tập cho bé trong cùng không gian sinh hoạt chung với gia đình thì ba mẹ hãy đảm bảo góc học tập đó cũng sẽ không có đồ chơi xung quanh hoặc các đồ vật tạo ra âm thanh làm bé mất tập trung. Trong thời gian học, ba mẹ hãy tắt vô tuyến, hạn chế nói chuyện với nhau, hạn chế nói chuyện điện thoại hoặc tránh việc lướt mạng xã hội để bé không bị xao nhãng.
Thay đổi cách học để trẻ không thấy nhàm chán
Hãy tận dụng hết các tính năng của siêu ứng dụng Monkey Junior để cho con “một chút bất ngờ” sau vài lần học. Siêu ứng dụng Monkey Junior đã xây dựng một lộ trình học tiếng Anh toàn diện cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, được cá nhân hoá theo từng đối tượng, cùng với các khoá học bổ trợ khác giúp trẻ phát triển toàn diện. Nên tùy theo độ tuổi và khả năng nhận thức của bé, ba mẹ hãy lựa chọn các khóa học phù hợp để con không bị quá tải trong quá trình học.
Ngoài ra, ba mẹ có thể thử:
- Cho trẻ học với tốc độ nhanh/ chậm hơn, hoặc bật chế độ tự động xem nội dung mà không cần tương tác ấn chạm
- Thay đổi hình thức hiển thị như cho từ hiện ra trước hoặc hình ảnh hiện ra trước
- Thay đổi cách thức tương tác: kéo sang trái, kéo lên trên, kéo xuống dưới…
- Thậm chí nếu bé không hứng thú với phần Phonics, ba mẹ có thể mạnh dạn tắt đi và cho bé thử lại ở những lần sau. Phonics phù hợp nhất với trẻ từ 4 tuổi.
Mẹo nhỏ: Ba mẹ nên bật tính năng hạn chế 01 bài học cho mỗi lần học. Điều đó không những giúp trẻ tiếp thu tối đa kiến thức, giúp não trẻ có thời gian “thấm kiến thức” và tái tạo lại các tế bào thần kinh, mà còn giúp trẻ háo hức, “khát” kiến thức hơn để cảm thấy hứng thú cho những lần học tới.
Không “kiểm tra bài cũ”
Học tiếng Anh ở trẻ nhỏ nên như một trò chơi mà trẻ cảm thấy hứng thú khi giành chiến thắng, thay vì như một bài tập hay nghĩa vụ phải hoàn thành. Kiểm tra kết quả học tập dễ khiến việc học trở nên căng thẳng, mất đi sự vui vẻ và thoải mái, yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong học tập của trẻ. Ba mẹ hãy luôn tin tưởng con, cho con thời gian để trải nghiệm, để học tập, để phát triển tự nhiên, và để học tập là một hoạt động thú vị trong quá trình phát triển của con.
Mẹo nhỏ: Cuối mỗi bài học, chương trình siêu ứng dụng Monkey Junior đã khéo léo tạo phần Game để giúp các trẻ ôn lại bài học. Ba mẹ hãy nhớ rằng đây là phần thưởng cho trẻ, nếu trẻ không thích thì có thể tắt đi. Đây không phải là phần bắt buộc.
Bắt đầu vui vẻ - Dừng lại hào hứng
Như đã phân tích ở trên, với tâm lý của trẻ nhỏ, những thứ dễ nhất là những thứ gây hào hứng nhất. Vì vậy, chỉ nên bắt đầu cho trẻ học tập khi trẻ vui và sẵn sàng. Khi đó, trẻ sẽ “bật chế độ” tò mò, hứng thú và sẵn sàng “lao vào” tìm hiểu kiến thức mới. Mọi thứ lúc này thật dễ dàng với trẻ, vì đây là thời điểm trẻ đã sẵn sàng.
Vậy còn dừng lại khi con vẫn còn hào hứng thì sao? Ba mẹ cần dừng bài học, tiết học lại khi con vẫn còn hào hứng. “Tuyệt chiêu” này sẽ giữ lại cho trẻ cảm giác muốn được học thêm, và mong chờ đến buổi học tiếp theo. Đây là một trong những cách giúp bé không bị nhàm chán, và đẩy “khao khát” muốn tìm hiểu những thứ mới lạ của trẻ lên nhiều bậc mới.
Mẹo nhỏ: Ba mẹ không nên mang ứng dụng học tập siêu ứng dụng Monkey Junior để dỗ con khóc hay xoa dịu con. Nếu làm như vậy, trẻ sẽ gắn việc học tập với những cảm xúc và hành động tiêu cực, khiến trước những lần học sau, trẻ sẽ có những hành động tương tự. Ba mẹ cũng không nên cho con học 3 - 4 bài cùng một lúc. Thời gian đầu bé có thể sẽ rất hào hứng, nhưng khi được “cho ăn” quá no và quá nhiều, bé sẽ rất nhanh mất đi sự hứng thú với việc học tập.
Không học lại bài đã học
Để hiểu được lời khuyên này, ba mẹ cần bắt đầu từ việc hiểu về cách xây dựng chương trình học của khóa học Monkey Junior - Lộ trình toàn diện.
Chương trình học của khóa học Monkey Junior được xây dựng bởi các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu của Mỹ và Việt Nam, đảm bảo tính kế thừa và tính phát triển. Các bài học có tính lặp lại, bài học sau kế thừa bài học trước, với những tính toán kỹ càng, để tần suất lặp lại vừa đủ và trải đều ở các bài học. Tính phát triển được thể hiện ở sự biến hóa đa dạng trong hình thức thể hiện (màu sắc, hình ảnh, giọng đọc…) với cùng một kiến thức. Điều này giúp kiến thức vừa được lặp đi lặp lại mà vẫn tạo ra được sự hứng thú và mới lạ cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ hoàn toàn không cần cho trẻ học lại bài đã học mà vẫn yên tâm rằng trẻ có thể nhớ được kiến thức.
Áp dụng phương pháp Play-based Learning, đưa kiến thức từ ứng dụng vào cuộc sống
Để những kiến thức con được học cùng Monkey Junior trở nên thú vị và bổ ích hơn, ba mẹ nên ứng dụng nó vào những hoạt động thực tế hàng ngày của trẻ. Điều này cũng góp phần giúp trẻ hứng thú hơn qua mỗi bài học. Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng những trò chơi bổ ích cho con để trẻ cảm thấy việc học tiếng Anh thật vui vẻ và thú vị.
Trên đây là 6 trong vô vàn cách mà ba mẹ có thể sáng tạo và áp dụng trong quá trình đồng hành thực tế cùng con. Dạy con luôn là hoạt động cần sự bình tĩnh của ba mẹ, niềm tin ở con trẻ, và cả kiến thức, trải nghiệm của chính ba mẹ. Hãy luôn trau dồi kiến thức, để cùng con bước qua những giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời, và đừng quên duy trì chính sự hứng thú trong việc nuôi dạy con của mình, ba mẹ nhé!
Monkey luôn sát cánh và ủng hộ cùng ba mẹ! Ba mẹ hãy tham gia group để trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cùng hơn 70.000 phụ huynh. Like và theo dõi fanpage để nhận những học liệu, cách dạy con mới nhất hàng tuần.