Thế kỷ 21, con người ai cũng bận bịu với đủ thứ công việc để mưu sinh kiếm sống. Thời gian đối với các ông bố bà mẹ chính là thứ xa xỉ nhất, cả hai đều tất bật trong việc kiếm tiền rồi chăm sóc con, nhưng họ lại quên mất rằng việc chơi cùng con cũng vô cùng quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 82% cha mẹ không dành thời gian cho con và 20% cha mẹ không nhận ra rằng mình đang "bỏ rơi" con. Vậy làm sao để biết mình có đang dành thời gian cho con hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang không dành đủ thời gian cho con mình
Để trẻ có một tuổi thơ hoàn hảo và trở thành công dân tốt, sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ chính là yếu tố quan trọng nhất. Đối với con trẻ, cha mẹ chính là chỗ dựa vững chắc mà chỉ cần ngoảnh mặt lại, chúng vẫn thấy bạn luôn ở phía sau ủng hộ. Tuy nhiên, ở thời đại này, có nhiều cha mẹ thậm chí còn không biết liệu mình có đang dành thời gian cho con hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang quá vô tâm với con.
-
Bạn hầu như chỉ nhìn thấy con lúc nó ngủ: Bạn thường đi làm từ rất sớm và trở về nhà khi đêm muộn. Điều này khiến trẻ thiếu đi tình thương của cha mẹ, trở nên ít nói và lầm lì hơn. Ngoài ra, nguy cơ trẻ mắc bệnh trầm cảm cũng rất cao.
-
Bạn không biết gì về cuộc sống của con: Người dành nhiều thời gian cho con chắc hẳn đã nhiều lần nghe con tâm sự về chuyện trường lớp, bạn bè rằng hôm nay ở trường chúng như nào hay hôm nay nó đã có xích mích gì với bạn… Nhưng nếu bạn còn chưa từng được nghe con kể lể về những chuyện này, chứng tỏ bạn đã dành quá ít thời gian cho chúng, khiến chúng cảm thấy bạn quá bận bịu để nghe những lời này.
-
Hóa đơn của người giữ trẻ tăng dần: Số tiền mà bạn trả cho người giữ trẻ sẽ tỷ lệ nghịch với số thời gian mà bạn dành cho con. Nếu bạn đang rơi vào hoàn cảnh này, thì bạn đang đẩy con vào vòng tay người trông trẻ chứ không phải vòng tay yêu thương của cha mẹ.
-
Cha mẹ của bạn phải dành nhiều thời gian chăm cháu: Nhiều gia đình bận việc đến mức chỉ biết gửi con cho bố mẹ nhờ chăm sóc, thậm chí còn nghĩ: Mẹ chăm con không bằng bà chăm cháu. Điều này chứng tỏ bạn đã không dành nhiều thời gian quan tâm, để ý đến con.
-
Bạn thường tặng rất nhiều quà hay cho con rất nhiều tiền: Nhiều cha mẹ thường hay cho con cái của mình số tiền rất lớn để con thích mua gì thì mua, ăn gì thì ăn hoặc thậm chí tặng cho con rất nhiều món quà có giá trị lớn nhằm bù đắp cho những khoảng thời gian mình không thể ở bên. Tuy nhiên, họ lại không biết thứ mà con họ cần chính là khoảng thời gian được bên cha mẹ.
Liệu bạn có trong những dấu hiệu trên không? Theo các nghiên cứu quốc gia, có tới 70% con cái than rằng cha mẹ không dành thời gian cho con. Vì thế hãy để tâm đến chúng nhiều hơn nhé, không cần phải là những tặng món quà giá trị, nhiều khi chỉ cần là một lời động viên, cổ vũ hay một cái ôm từ bạn, chúng đã rất vui rồi.
Các hệ lụy về tâm lý lẫn thể chất của trẻ khi bạn không dành đủ thời gian cho con
Có rất nhiều lý do khiến cha mẹ không dành thời gian cho con. Tuy nhiên, dù nó xuất phát từ bất kỳ nguyên do nào cũng ít nhiều khiến trẻ tổn thương tâm lý và sự thiếu thốn tình cảm không ai bù đắp được. Sau đây, là các hệ lụy khi bạn dành quá ít thời gian cho con.
Trẻ có xu hướng sống khép kín, thu mình lại, ngại giao tiếp
Mặc dù được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, không phải lo nghĩ gì cả, thế nhưng vì thiếu thốn sự quan tâm, nhiều đứa trẻ có tâm lý sợ hãi, nhút nhát, ngại giao tiếp và dường như không còn muốn ra khỏi nhà. Trẻ dần trở nên sống khép kín hơn và có ít bạn bè, khi bị bắt nạt cũng im lặng, không chia sẻ với ai. Lâu dần trẻ sẽ trở nên thụ động, không còn sự hồn nhiên đúng với lứa tuổi, thường xuyên thức khuya và khóc.
Hình thành tâm lý chống đối
Nhiều trẻ khi thấy cha mẹ không còn quan tâm đến mình, chúng sẽ hình thành nên tâm lý phản kháng, chống đối, trở nên phá phách và ngang bướng, không còn tiếp nhận sự giáo dục từ người lớn. Đặc biệt là những đứa trẻ ở giai đoạn dậy thì nhạy cảm, chúng sẽ dễ bị dụ dỗ, mê hoặc vào các mối quan hệ xấu. Nếu cha mẹ không để tâm, can thiệp sớm, dần dần trẻ sẽ có những hành vi khó chấp nhận hơn, thậm chí còn vi phạm đến pháp luật, gây ảnh hưởng đến bản thân và xã hội.
Ngại bày tỏ cảm xúc, sự yêu thương đối với người khác
Thể hiện cảm xúc, tình cảm của bản thân chính là kỹ năng mà đứa trẻ nào cũng cần phải có. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều đứa trẻ không biết cách thổ lộ tình cảm, cảm xúc của mình cho người khác vì không được hướng dẫn, rèn luyện từ nhỏ. Trẻ em như một tờ giấy trắng, chính vì thế chúng thường học theo các cử chỉ, biểu hiện hay cách sống của cha mẹ.
Cha mẹ không dành thời gian cho con, chúng sẽ không cảm nhận được hơi ấm từ vòng tay cha mẹ và cũng không biết cách thể hiện cảm xúc, tình yêu thương. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ về mai sau, trẻ sẽ khó xây dựng và duy trì được các mối quan hệ thân thiết, thậm chí là khó có bạn bè. Ngoài ra, khi trưởng thành trẻ sẽ không biết vun đắp tình cảm và xây dựng các mối quan hệ lâu dài.
Hình thành tâm lý chống đối
Nhiều trẻ khi thấy cha mẹ không còn quan tâm đến mình, chúng sẽ hình thành nên tâm lý phản kháng, chống đối, trở nên phá phách và ngang bướng, không còn tiếp nhận sự giáo dục từ người lớn. Đặc biệt là những đứa trẻ ở giai đoạn dậy thì nhạy cảm, chúng sẽ dễ bị dụ dỗ, mê hoặc vào các mối quan hệ xấu. Nếu cha mẹ không để tâm, can thiệp sớm, dần dần trẻ sẽ có những hành vi khó chấp nhận hơn, thậm chí còn vi phạm đến pháp luật, gây ảnh hưởng đến bản thân và xã hội.
Sức khỏe kém
Nhiều bậc cha mẹ luôn bận rộn với công việc, thời gian chăm lo cho con cái có khi còn không quá 4 tiếng. Do đó, họ không có thời gian chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của con. Vì còn nhỏ, thường lười ăn cơm và thèm những đồ ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh. Vậy nên, đa số trẻ khi thiếu cha mẹ ở bên đều úp một bát mì ăn cho nhanh, hay gọi đồ ăn ở ngoài… Cũng vì hấp thụ toàn những món ăn dầu mỡ, trà sữa, chả mực, xúc xích… nên sức khỏe trẻ sẽ có vấn đề, dễ xảy ra các bệnh viêm, loét dạ dày, ảnh hưởng về đường ruột…
Phát triển các vấn đề về tâm lý, tâm thần
Một trong các ảnh hưởng lớn nhất khi thiếu tình yêu thương của cha mẹ đó là hình thành nên tư duy tiêu cực, làm gia tăng khả năng mắc các bệnh tâm lý nghiêm trọng. Khi cha mẹ không dành sự quan tâm cho con, chúng sẽ không có ai để chia sẻ, tâm sự và thiếu đi chỗ dựa vững chắc để giải tỏa áp lực, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Cũng chính vì thế mà những đứa trẻ này có nhiều nguy cơ phát triển các bệnh tâm lý, tâm thần như: trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn hành vi, hội chứng ngược đãi bản thân (self-harm), căng thẳng và stress kéo dài. Nếu các vấn đề tâm lý này không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ sau này, lúc nào cũng mang trong mình trạng thái tiêu cực, dễ làm hại bản thân và cả những người xung quanh.
Những dấu hiệu trên thật đáng sợ phải không nào? Chắc hẳn bạn cũng không muốn con mình gặp phải một trong những điều đó. Thế nên hãy quan tâm và để ý đến cảm xúc cũng như hành vi của con nhiều hơn nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn 7+ cách cân bằng giữa công việc và gia đình hiệu quả?
Một số cách dành thời gian cho con “tuy ít nhưng chất lượng”
Chắc hẳn không có bất kì bậc cha mẹ nào không muốn dành thời gian cho con. Tuy nhiên cũng vì nhiều lý do khác nhau và họ đành phải "bỏ mặc" con của mình. Có những đứa trẻ mới sinh ra đã được gửi đến ông bà hay họ hàng nhờ chăm nom hộ, mấy năm mới được gặp cha mẹ một lần.
Những đứa trẻ như vậy thường rất dễ mắc các dấu hiệu ở trên, chúng phải chịu thiệt thòi cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Vậy nên khi sống xa con cái, hay bận quá nhiều việc, bạn nên chuẩn bị trước tâm lý để giúp con tránh khỏi những tổn thương, ảnh hưởng tiêu cực không đáng có. Dưới đây chính là một số cách dành thời gian cho con siêu chất lượng mà Monkey tổng hợp:
-
Tâm sự cùng con: Trước khi gửi con cho người thân quen hay công việc ngày càng chất đống. Bạn nên dành thời gian tâm sự, chia sẻ để con hiểu rằng mình đang không bỏ mặc con. Và thay vì chăm chăm tập trung vào công việc, cha mẹ hãy dành ra một ngày chủ nhật cuối tuần để đưa con đi chơi, đi ăn đi uống, giúp gia đình hiểu nhau hơn.
-
Dành buổi tối cho con: Không có gì tuyệt hơn việc cả nhà quây quần bên nhau cùng thưởng thức bữa tối. Đây chính là khoảng thời gian thích hợp để tất cả mọi người cùng kể cho nhau nghe về ngày hôm nay, hãy lắng nghe con tâm sự và đừng ngắt lời con nhé, chúng sẽ cảm thấy không được tôn trọng đấy.
-
Cùng nhau dọn dẹp nhà cửa: Thay vì mỗi người một chiếc điện thoại, tivi, tại sao mọi người không cùng buông bỏ mọi thiết bị điện tử và xắn tay áo lên lau dọn mọi thứ nhỉ? Vừa vận động tay chân, vừa giúp bé giữ được thói quen phụ cha mẹ dọn dẹp nhà cửa.
-
Chơi thể thao cùng con: Rèn luyện thể thao cũng là điều vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Điều này giúp trẻ phát triển tốt hơn, hạn chế những thiết bị điện tử và tạo khoảnh khắc đáng nhớ.
-
Thường xuyên đưa đón con đi học: Cha mẹ có thể tận dụng thời gian đưa con đi học để tâm sự cùng con, nghe con kể về một ngày dài ở trường. Đây chính là cách đơn giản mà hiệu quả, giúp các bậc phụ huynh có nhiều thời gian trò chuyện với con cái hơn.
Nếu làm được tất cả các điều trên, bạn sẽ không bao giờ phải nghe câu "Cha mẹ không dành thời gian cho con" bởi chúng đã cảm nhận được sự yêu thương vô bờ bến từ bạn và hiểu được tính chất công việc của cha mẹ. Vì thế nguy cơ mắc các bệnh tâm lý cũng như ảnh hưởng xấu trong giai đoạn tuổi dậy thì là rất ít.
Hy vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã hiểu cha mẹ không dành thời gian cho con sẽ gây nên những hậu quả đáng gờm nào. Dù con nhỏ hay lớn khôn thì vẫn cần sự yêu thương từ cha mẹ, thế nên dù bận đến mức nào thì cũng nên có kế hoạch rõ ràng trong cuộc sống để có thể tạo điều kiện nuôi dạy con tốt nhất.
1. Are parents spending less time with their kids? - Truy cập ngày 10/8/2022
https://ourworldindata.org/parents-time-with-kids