zalo
Công việc và con cái: Cách để tìm ra sự cân bằng trong cuộc sống “quá bộn bề”
Tình cảm gia đình

Công việc và con cái: Cách để tìm ra sự cân bằng trong cuộc sống “quá bộn bề”

Ngân Hà
Ngân Hà

26/08/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiều người trẻ khi bắt đầu làm cha làm mẹ đều lo lắng rằng không biết làm cách nào để cân bằng công việc và con cái. Lựa chọn ổn định sự nghiệp để có được nguồn tài chính tốt nuôi con trước rồi hẵng dành nhiều thời gian cho con hay nuôi dưỡng con thật tốt và quay lại với công việc sau 3 hay 4 năm - lựa chọn nào là bước đi đúng đắn nhất? Còn mãi loay hoay không biết xử lý như thế nào thì hãy cùng Monkey đi tìm câu trả lời ngay sau đây nha.

Công việc và con cái - Có cần phải chọn một?

Kết hôn là ngưỡng cửa khởi đầu cho một chuyến hành trình mới mang tên Yêu thương và Trách nhiệm. Và tập làm cha mẹ chính là diễm phúc cũng như là thử thách gian nan cho giai đoạn đầu của bến bờ hạnh phúc. Và để có thể vượt mọi khó khăn và thách thức chồng chất để giữ gìn một tổ ấm ngọt ngào và vững chắc trước sóng gió cuộc đời thì sự cân bằng giữa công việc và con cái là yếu tố nên được cân nhắc hàng đầu.

Theo lý thuyết, việc cân bằng này dựa vào việc cân bằng thời gian cho gia đình và sự nghiệp, nếu biết cách quản lý tốt sẽ đạt được hiệu quả như mong đợi. Nhưng trên thực tế, việc này không đơn thuần dễ dàng. Đa số các bậc phụ huynh thường dễ dàng cuốn theo vòng xoay của công việc mà quên cả thời gian và gia đình. Đến khi về đến nhà thì con đã ngủ và dường như mối liên kết giữa các thành viên gần như không có. Hoặc là thân thì ở nhà nhưng hồn thì mãi chạy theo cám dỗ đồng tiền; dẫn đến việc quan tâm và chăm sóc cảm xúc và trí tuệ cho con trẻ dường như đều bị trì hoãn và gác lại.

Cũng có trường hợp ngược lại, một số phụ huynh hi sinh khoảng thời gian của bản thân để chăm lo cho gia đình và sẵn sàng trở thành hậu phương âm thầm cho con cái. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng tốt bởi lẽ khi con cái đến độ tuổi trưởng thành thì việc phụ thuộc và kiểm soát cuộc sống của con lại là trở ngại tâm lý lớn nhất. Vậy thì phải làm sao? Chọn một hay chọn cả hai?

Thay vì chọn cả hai cùng một lúc thì tại sao không ưu tiên việc theo giai đoạn cụ thể? Điều này được xem là có được cả hai nhưng không phải cùng một lúc. Nhưng việc cần làm lúc này không phải là cân bằng thời gian giữa công việc và con cái mà hãy sắp xếp ưu tiên cho từng việc trong từng giai đoạn cụ thể. 

Ví dụ, khi trẻ còn đang ở độ tuổi từ 1 đến 6  tuổi, thời gian này là thời gian vàng để hình thành nhân cách, lối suy nghĩ cũng như tư duy cho trẻ. Cha mẹ nên ưu tiên quỹ thời gian cho con vì khi cột mốc này đi qua thì khó lòng bù đắp cho tinh thần đứa trẻ sau này. 

Do đó cha mẹ nên điều chỉnh và cân nhắc các cột mốc thời gian trước khi đưa ra quyết định ưu tiên giữa công việc và con cái. Nên nhớ việc này cần phải có sự thống nhất và san sẻ công việc từ cả 2 phía vợ và chồng.

Cân bằng công việc và chăm sóc con cái là bài toán khó cho cha mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự tác động của cả 2 khía cạnh quan trọng trong cuộc sống: Công việc & con cái

Vậy nếu như bạn không thể kiểm soát quỹ thời gian cho cả 2 yếu tố trên thì điều gì sẽ xảy ra. Và liệu rằng các tác động giữa 2 khía cạnh công việc và con cái có gây ra hậu quả nào nghiêm trọng cho chính cuộc sống của bạn hay không?

Sự nghiệp có thể ảnh hưởng đến con bạn như thế nào?

Sự nghiệp đối với một số người không chỉ đơn thuần là công việc mà còn là mục đích sống và cả tham vọng to lớn. Do đó, khi bắt đầu có con, việc không cân bằng giữa con cái và công việc sẽ để lại những tổn thương tinh thần khó lành cho con trẻ:

  • Trẻ thể hiện cảm xúc thái quá và tiêu cực nhằm gây sự chú ý: Theo nhiều nghiên cứu chứng minh, trẻ em có xu hướng thể hiển cảm xúc theo chiều hướng thái quá và kích động hơn nếu như cha mẹ chúng ít dành sự quan tâm đến con trẻ. Ngược lại, lại chú tâm quá mức đến sự nghiệp riêng họ. Do đó sự vắng mặt của cha mẹ trong những khoảnh khắc con cần nhất sẽ khiến trẻ dễ bị rơi vào sự hoảng loạn, dần dần là kích động để tìm kiếm chỗ nương tựa và cuối cùng là rơi vào trạng thái vô cảm.

  • Mất sự kết nối giữa cha mẹ và con cái: Việc quá chú tâm vào công việc sẽ khiến bạn mất đi mối liên kết các thành viên trong nhà, đặc biệt là con trẻ. Điều này cũng dễ hiểu bởi phần lớn thời gian con không được quan tâm và chăm sóc bởi cha mẹ vì thế việc trẻ thông cảm và mở lòng với cha mẹ là điều cực kỳ khó. Việc này về lâu dài sẽ dẫn đến các hậu quả như mâu thuẫn không tìm được tiếng nói chung, trẻ tự ý làm theo nhu cầu bản thân.

  • Dễ bị cám dỗ: Thiếu đi sự bảo bọc của cha mẹ, những đứa trẻ thực chất cũng chỉ là những cây non xanh yếu ớt khó có thể cưỡng lại những cám dỗ. Đặc biệt nhất nếu các cám dỗ ấy được che phủ bằng lớp bọc yêu thương - điều mà trẻ đang thiếu. Do đó, cha mẹ nên dành thời gian quan tâm con để giúp con phòng bị trước các hiểm nguy trước mặt.

  • Tạo động lực cho con trẻ phát triển: Tuy nhiên, không chỉ có khuyết điểm,  nếu cha mẹ cân bằng giữa công việc và con cái tốt thì chính các bậc phụ huynh sẽ là tấm gương cho con. Và con chính là bản sao phản chiếu hoàn hảo nhất cho của cha mẹ. Hơn nữa, thật thú vị khi theo nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, các mẹ yêu bản thân và thường xuyên dành thời gian cho bản thân thay vì làm quá nhiều việc nhà cũng là một tác động tốt đến kết quả tích cực cho con cái của họ.

Tóm lại, sự nghiệp tác động hai chiều lên tâm sinh lý của một đứa trẻ, cả mặt tốt và xấu. Vì thế,, cha mẹ nên cân nhắc cẩn thận trước mọi quyết định đưa ra giữa công việc và con cái để tránh các hậu quả đáng tiếc cho con trẻ.

Ảnh hưởng của công việc lên tâm lý con trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự tác động của một đứa trẻ lên công việc của bạn

Vậy ngược lại, con trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến công danh sự nghiệp của cha mẹ. Liệu rằng sự đánh đổi này có thực sự xứng đáng?

  • Mất tập trung khi làm việc: Điều này không thể khó thấy ở các chị đã và đang làm mẹ. Các vấn đề liên quan đến con sẽ khiến cho các mẹ dần trở nên lo lắng và khó thoát khỏi tâm trí nếu như không được giải quyết triệt để. Việc này vô tình tạo thành nỗi lo vô hình cho các mẹ ở chốn văn phòng. Và cuối cùng, cha mẹ nói chung và các mẹ nói riêng khó lòng tập trung vào công việc. 

  • Cân nhắc các cơ hội thăng chức và phát triển bản thân: Nhất là khi con còn nhỏ, việc được bổ nhiệm hoặc được thăng chức cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bởi lẽ, vì giờ đây mình sống không vì mình mà còn vì con. Việc thăng chức hoặc đi học nâng cao sẽ đồng nghĩa với công việc bạn làm sẽ tỷ lệ nghịch với thời gian bạn dành cho con. Do đó, các cơ hội này sẽ khiến bạn trở nên lo lắng hơn là vui mừng

  • Khối lượng việc tăng cao: Việc có con trở thành nỗi lo nhiều cha mẹ vì khoản chi tiêu hằng ngày, hằng tháng sẽ dần tăng cao lên. Đồng nghĩa với việc khối lượng công việc giải quyết hằng tháng phải tăng cao lên so với chỉ tiêu thông thường. 

  • Động lực phấn đấu: Không chỉ có mặt hạn chế, con trẻ cũng là động lực tinh thần giúp cha mẹ trở nên mạnh mẽ và sẵn sàng vượt qua các khó khăn trước mặt từ công việc. Cha mẹ nào không muốn trở thành tấm gương sáng cho con vì thế chính sự nỗ lực của mẹ cha đã là minh chứng sáng giá để thế hệ mai sau học tập và cải thiện bản thân.

Đúc kết lại là, tùy theo khía cạnh và cách nhìn nhận vấn đề công việc và con cái của mỗi cá nhân. Khi bạn xem con là động lực phấn đấu bạn sẽ tự tạo cho mình bệ phóng để bay xa và cao hơn. Cũng khi bạn xem việc nuôi dạy con là áp lực thì ảnh hưởng từ con trẻ sẽ là nguồn cơn của sự khó chịu và mệt mỏi nơi bạn.

Con cái tác động như thế nào đến công việc cha mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số cách thức giúp phụ huynh cân bằng giữa công việc và con cái

Không lẽ mãi rơi vào vòng luẩn quẩn này mãi sau, đây là câu hỏi nhiều cha mẹ tự hỏi chính mình khi mãi chưa tìm được cách giải quyết thỏa đáng cho vấn đề con cái và công việc. Vậy thì hãy cùng Monkey tìm hiểu xem liệu rằng có thực sự là như vậy không.

Không trả lời email sau 7 giờ tối

Nhiều giờ làm việc sẽ khiến cho cơ thể bạn trở nên trì trệ, mệt mỏi và rã rời. Chính điều này là nguyên nhân khiến bạn khó có thể dành tâm trí cho con trẻ. Một trong những giải pháp để giảm căng thẳng là tách biệt công việc và cuộc sống gia đình. Hãy biết đâu là điểm dừng giữa công việc và con cái. Hãy nhớ rằng chỉ nên tập trung ở một thời điểm cụ thể và khi đã đến giới hạn phải dừng lại. Điểm dừng bạn có thể tạo ra là ngừng kiểm tra email sau 7 giờ tối sau giờ làm việc.

Hầu hết mọi người đều cảm thấy áp lực khi phải làm việc 24/7 qua email. Do đó, một số người nói rõ với đồng nghiệp và khách hàng của họ rằng họ sẽ không trả lời email hoặc cuộc gọi điện thoại vào những thời điểm nhất định trong đêm hoặc cuối tuần, trừ khi đó là trường hợp khẩn cấp.

Đừng ôm việc về nhà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sắp xếp có tổ chức và ngay ngắn góc làm việc của bạn

Tại sao nó quan trọng? Vì thời gian của bạn ở văn phòng là rất quý giá, bạn phải sử dụng nó cho tất cả công việc của mình. Đừng lãng phí thời gian để tìm kiếm tài liệu, lục tung thư rác, hoặc thậm chí lãng phí thời gian để tìm một cây bút. Hãy sắp xếp bàn làm việc một cách ngăn nắp và khoa học để đảm bảo những vật dụng bạn thường xuyên sử dụng luôn trong tầm tay.

Xem thêm: Nếu không có thời gian cho con thì sao? Làm gì để có khoảng thời gian “chất lượng” bên con của mình?

Lập kế hoạch

Một số người ghi chú trên giấy, một số sử dụng điện thoại di động, PDA ... nhưng với các cha mẹ bỉm sữa thì thói quen lên kế hoạch cho những việc cần làm là điều cực kỳ cần thiết. Bạn nên giữ lịch làm việc và kế hoạch cho con và gia đình trên cùng một lịch để dễ dàng so sánh. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch luôn đòi hỏi sự linh hoạt vì bạn không thể chờ đợi để thực hiện đúng kế hoạch… nên khi có chuyện gia đình cần ưu tiên, hãy giải quyết chuyện quan trọng hơn.

Vợ chồng cùng nhau lên kế hoạch sum vầy gia đình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cùng nhau làm việc và vui chơi

Điều này áp dụng cho văn phòng tại nhà của bạn. Khi con bạn còn nhỏ, hãy để con tránh xa văn phòng, che đậy máy tính cẩn thận và khóa tủ hồ sơ cẩn thận nếu bạn không muốn các hợp đồng của công ty phủ đầy sáp. Thay vào đó, hãy cho bé một khu vui chơi bên cạnh và đảm bảo rằng bạn có thể kiểm soát được bé. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể giúp mẹ những việc nhỏ như mở phong bì, vứt giấy vụn vào thùng rác, 

Đề nghị chồng cùng giúp sức

Hãy để chồng chia sẻ việc nhà và có sự phân công lao động rõ ràng. Thực tế, không phải đàn ông nào cũng coi việc nhà là việc của mình. Nhưng khi họ luôn sẵn lòng làm điều đó, những người vợ khôn ngoan phải biết cách tận dụng sự sẵn lòng đó. Nhờ vào sự giúp đỡ này, bạn vừa tạo được hình mẫu tốt để con trẻ noi theo vừa tiết kiệm được quỹ thời gian dành cho con cái.

Nhờ chồng giúp sức trong chăm lo nhà cửa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng rằng vài dòng chia sẻ và gợi ý cách giải quyết cho mối bận tâm công việc và con cái từ các bậc cha mẹ trẻ mà Monkey cung cấp sẽ đem đến cái nhìn mới mẻ cho mọi người. Thay vì chọn sự cân bằng tuyệt đối hãy chọn sự ưu tiên và cân bằng tương đối cho vấn đề giữa con trẻ và công việc. Monkey tin chắc rằng đây sẽ là trải nghiệm cho cả trẻ và cha mẹ.

1. Work-life balance: tips for you and your family - Truy cập ngày 03/08/2022

https://raisingchildren.net.au/grown-ups/work-child-care/worklife-balance/work-life-balance

2. Working children: rights and wrongs - Truy cập ngày 03/08/2022

https://www.opendemocracy.net/en/beyond-trafficking-and-slavery/working-children-rights-and-wrongs/

3. Child labour - Truy cập ngày 03/08/2022

https://en.wikipedia.org/wiki/Child_labour

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!