zalo
Nếu không có thời gian cho con thì sao? Làm gì để có khoảng thời gian “chất lượng” bên con của mình?
Tình cảm gia đình

Nếu không có thời gian cho con thì sao? Làm gì để có khoảng thời gian “chất lượng” bên con của mình?

Ngân Hà
Ngân Hà

26/08/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi con người sống trong một cuộc sống phát triển, nhu cầu phải “hoàn hảo” về mọi mặt cho gia đình dẫn đến cha mẹ luôn trong vòng xoay bận rộn. Họ vừa phải lao động nhiều để có đủ nhu cầu cho cuộc sống, vừa phải làm tròn vai trò người cha, người mẹ là đáp ứng cho con đầy đủ nhu cầu vật chất cho con như cơm ăn, áo mặc. 

Tuy nhiên, cũng bởi vì vậy mà họ thường không có thời gian cho con của mình. Họ quên mất rằng ngoài việc đáp ứng nhu cầu vật chất, họ cũng cần phải bồi dưỡng tinh thần cho con. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả tinh thần về tâm lý cho trẻ nhỏ, làm họ có khoảng cách hơn với cha mẹ của mình. 

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Monkey tìm hiểu những “hậu quả” nếu không có thời gian cho con và cách để “xích gần” khoảng cách tinh thần này lại nhé!

Tại sao bạn không có thời gian cho con?

Trước khi tìm ra giải pháp để giải quyết một vấn đề, điều đầu tiên chúng ta luôn phải làm đó là tìm ra nguyên nhân gốc rễ của nó trước. Vậy nguyên nhân của việc không có thời gian cho con ở đây là gì?

Lý do cha mẹ không có thời gian cho con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một trong những nguyên nhân chính khiến cha mẹ không có thời gian dành cho con của mình là do áp lực tài chính đè nặng. Như đã nói ở trên, người làm cha, làm mẹ luôn phải cố gắng làm thế nào để con có một nền tảng vật chất tốt nhất. Chính vì vậy mà cha mẹ cố gắng để “tạo ra thật nhiều tiền”, cho con có cuộc sống “bằng với bạn bè” mà quên rằng con mình cũng cần được lắng nghe, được tâm sự, được bồi dưỡng tinh thần.

Một điều chủ quan mà cha mẹ thường bỏ qua đó là nghĩ rằng mình như vậy đã là làm tròn trách nhiệm với con và việc dành thêm thời gian là “không cần thiết”. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng mình đi làm, kiếm tiền nuôi con. Song song với đó là nấu cơm, dọn dẹp, giặt dũ quần áo, đưa con đi học, đón con về. Những điều như vậy được lặp đi lặp lại thường xuyên khiến cha mẹ nghĩ rằng như vậy đã là dành thời gian cho con rồi mà quên mất việc dành thời gian cho con thực chất nghĩa là gì.

Ngoài ra, cũng có đôi lúc cha mẹ đã quen với công việc hằng ngày của mình mà “ngộ nhận” rằng mình đang bận, không có thời gian cho con. Cha mẹ quen với việc cầm điện thoại “lướt bảng tin” hay đọc tin tức trong ngày, đọc một bài báo trên mạng hay làm thêm một việc gì đó những lúc rảnh rỗi. Để rồi khi con đòi hỏi được cùng mẹ nấu ăn, cùng cha học bài hay cùng gia đình làm một việc gì đó thì câu trả lời nhận được mặc định rằng “mẹ đang bận” hay thậm chí là quát mắng “con không thấy cha bận hay sao?” mà cha mẹ không nhìn rõ rằng mình có đang thật sự bận hay không.

“Bận rộn” là lý do cho việc ít ở bên con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có một câu nói rằng “Nếu bạn muốn, bạn sẽ tìm cách; nếu không muốn, bạn sẽ tìm lý do” thật đúng trong hoàn cảnh này. Không có khái niệm rằng bạn bận đến cỡ nào mà là bạn có muốn dành thời gian bên con của mình hay không. Khi trẻ còn nhỏ, phần lớn thời gian của trẻ là dành ở trường và thu nạp kiến thức. Bởi thế, trẻ cũng không đòi hỏi chiếm trọn cả 24 giờ của bạn mà chỉ cần một chút trong quỹ thời gian của bạn để được bên nhau và cảm nhận được tình yêu thương lan tỏa cho nhau là đủ. 

Những khủng hoảng tâm lý và thể xác mà trẻ phải chịu khi không được ba mẹ dành thời gian

Trẻ em là độ tuổi tâm hồn và thể chất còn mong manh nhất. Bất kỳ một khủng hoảng tâm lý nào cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức, tính cách và cả cuộc sống sau này của trẻ. Nhất là khi cha mẹ không có thời gian cho con, chúng càng phải tự mình tìm tòi và khám phá cuộc sống, thứ mà chúng chưa thể định hình được là đúng hay sai. Nếu cha mẹ không dành thời gian để tâm sự và chỉ bảo, trẻ nhỏ rất dễ sẽ phải chịu những hậu quả như:

  • Không nhận được phương pháp giáo dục đúng cách từ cha mẹ: Khi sinh một đứa con ra, điều ba mẹ cần làm ngoài việc chăm sóc và nuôi dưỡng thì họ còn phải chú trọng đến việc dạy bảo con cái. Nếu cha mẹ không có thời gian dành cho con của mình, họ sẽ không có thời gian tìm hiểu và cũng không nắm bắt được phương hướng mà con mình đang phát triển. Từ đó, cha mẹ không biết được phương pháp giáo dục nào thì phù hợp nhất để con có thể phát triển toàn diện.

  • Dễ vấp ngã, đi sai đường: Ở độ tuổi này, bản thân trẻ nhỏ không thể nhận thức được điều mình làm cái gì thì đúng, cái gì thì sai cả. Vì thế cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho con để quan sát, dạy bảo con ngay từ ban đầu để con tránh mắc phải các lỗi sai và lún sâu vào con đường sai trái.

  • Cảm thấy rằng cha mẹ không quan tâm mình và dần tạo ra khoảng cách với cha mẹ: Cha mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho con cái. Khi có cha mẹ ở bên, động viên và quan tâm trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương, từ đó con thoải mái chia sẻ những điều muốn nói với bố mẹ. Ngược lại, nếu cha mẹ không dành thời gian cho con mà để con lớn lên với ông bà hay tự lớn, con sẽ thấy thiếu vắng tình cảm. Lúc này, con cái không được hỏi han và quan tâm sẽ dễ tủi thân, tạo ra khoảng cách và có xu hướng “giấu kín” những khó khăn đối với cha mẹ của mình.

  • Dễ tự ti trong suy nghĩ và hành động: Cha mẹ là người đồng hành cùng con trong suốt năm tháng lớn khôn và người ảnh hưởng đến nhận thức của con lớn nhất. Một đứa trẻ được quan tâm, được định hướng nhận thức và phát triển sẽ tự tin về suy nghĩ và hành động hơn là một đứa trẻ không được cha mẹ định hướng, phải tự mày mò khám phá và dễ gặp những sai lầm khiến trẻ chùn bước.

Những khủng hoảng về tâm lý mà con cái phải chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp cha mẹ không có thời gian cho con đã ảnh hưởng đến sự phát triển và lớn khôn chúng. Như trường hợp của cậu con trai 4 tuổi của chị Phương Mai ở quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh. Chị chia sẻ do bản thân và chồng đều đam mê với việc kinh doanh. Công việc bận rộn khiến chị phải giao con mình cho người giúp việc chăm sóc. 

Thậm chí khi đã về nhà, chị vẫn mải mê với công việc mà không dành thời gian cho con mà thay vào đó cho con chơi điện thoại, xem tivi. Chính vì điều này mà dẫn đến năm nay con của họ đã 4 tuổi nhưng vẫn không thể nói lưu loát được. Đến lúc hậu quả rõ ràng như vậy, anh chị mới nhận ra lỗi lầm của mình.

Xem thêm: Tại sao phải dành thời gian cho gia đình của chính mình?

Tìm hiểu về cách dành thời gian “chất lượng” cho trẻ

Vẫn biết rằng cha mẹ luôn luôn là người yêu thương con của mình nhất nhưng cha mẹ cũng cần phải dành thời gian cho con để con cảm nhận được điều đó. Điều mà một đứa trẻ cần không phải là những thứ đồ cao sang mà là tình thương, sự quan tâm của cha mẹ đối với mình thể hiện qua lời nói và hành động những lúc ở bên nhau. 

Đưa con đi chơi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bạn là những người làm cha, làm mẹ, nếu bạn có ít thời gian dành cho con, bạn chưa biết làm thế nào để khoảng thời gian này trở nên có nghĩa thì sau đây là 7 gợi ý mà Monkey dành cho bạn:

  • Dành thời gian chia sẻ với con: Thay vì dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm thêm một chút công việc, bạn hãy dành nó để quan sát con của mình. Quan sát, lắng nghe, tâm sự và thấu hiểu con mình ngay từ nhỏ để cùng con lớn lên, để tuổi thơ của con luôn có bạn.

  • Đi bộ cùng con: Đi bộ cùng con cũng là một giải pháp giúp cha mẹ có thể có cơ hội tâm sự cùng con. Việc đi bộ ban đầu đối với trẻ có thể hỗn độn đối với trẻ nhưng đây là giải pháp lành mạnh, vừa có thể tâm sự cùng nhau, vừa nâng cao sức khỏe và tập được sự bình tĩnh cho con thay vì cho con xem tivi hay nghịch điện thoại.

  • Ăn cơm với con mỗi tối: Ăn cơm là khoảng thời gian quay quần bên nhau đặc biệt với mỗi đứa trẻ. Vào thời điểm này, chúng có thể kể cho bạn nghe câu chuyện về một ngày của mình diễn ra như thế nào. Thời điểm này cũng là lúc giúp bạn quan sát và nhìn nhận xem con mình có gặp khó khăn, vấn đề hay không để khích lệ, động viên và tiếp thêm năng lượng cho con. 

  • Đọc sách với con mỗi tối trước khi ngủ: Hãy dành cho con món quà bằng việc đọc sách cùng con để dỗ con ngủ. Việc này vừa giúp con tìm tòi, khám phá và bổ sung thêm những kiến thức thông qua các câu chuyện trong sách, vừa giúp cha mẹ có thời gian trò chuyện và bàn luận với con về những vấn đề xung quanh.

  • Cùng chơi trò chơi với con: Thay vì để con tự chơi một mình thì bạn hãy dành thời gian và chơi cùng con. Thông qua việc chơi trò chơi, bạn sẽ hiểu được sở thích của con từ đó duy trì và phát triển sở thích ấy cho con mình. Việc chơi cùng con đồng thời cũng cho con cảm nhận được sự gần gũi, thân thiết giống như là những người bạn vậy.

  • Dẫn con đi học, đi chơi: Như bao đứa trẻ khác, con của bạn cũng khao khát được cha mẹ mình dẫn đi học, được dẫn đi chơi vào mỗi cuối tuần. Hành động này sẽ giúp con cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ đối với mình. Trong quãng đường dẫn con đi học, đi chơi, cha mẹ có thể mở lời hỏi han con về tình hình học tập, về mối quan hệ bạn bè trong lớp để có thể hiểu con mình hơn.

  • Nấu ăn cùng con: Vào những lúc rảnh rỗi như cuối tuần, khi cả cha mẹ và con cái đều được nghỉ ở nhà, thay vì tự mình chuẩn bị bữa ăn, hãy cùng cả con vào bếp. Để con của bạn phụ những việc nhỏ phù hợp như nhặt rau, chuẩn bị rổ rá,... Điều này vừa giúp con được học hỏi cách chế biến những món ăn lành mạnh, vừa có thể trò chuyện cùng con trong lúc nấu ăn.

Dẫn con tới trường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là một số việc giúp bạn có thể thực hiện cùng con, để con được cảm thấy quan tâm và chia sẻ. Ngoài ra, cha mẹ còn có thể sửa đồ cùng con, dạy con học bài, tập cho con chạy xe đạp... Dù là những hành động nhỏ nhặt nhất nhưng đừng nghĩ rằng nó thừa thãi mà hãy duy trì đều đặn. 

Hiểu được những lý do và khủng hoảng tâm lý mà trẻ gặp phải khi cha mẹ không có thời gian cho con là cách để thôi thúc cha mẹ thay đổi cách nhìn nhận, cách yêu thương con cái của mình. Hãy dành thời gian giao tiếp và chơi đùa cùng con cha mẹ nhé!

1. How To Find Time For Yourself In Your New Life As A Parent - Truy cập ngày 03/08/2022

https://www.verywellfamily.com/new-parents-no-free-time-4774335

2. 5 Ways to Spend Time with Your Kids When You Have No Time - Truy cập ngày 03/08/2022

https://www.lifehack.org/articles/featured/5-ways-to-spend-time-with-your-kids-when-you-have-no-time.html

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!