zalo
Những yếu tố ảnh hưởng đến phát âm của trẻ và những phương pháp dạy phát âm tiếng Việt lớp 1 cực chuẩn
Học tiếng việt

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát âm của trẻ và những phương pháp dạy phát âm tiếng Việt lớp 1 cực chuẩn

Ngân Hà
Ngân Hà

30/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ngày nay, việc học qua hình thức trực tuyến không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Với các bé ở bậc Tiểu học, việc dạy phát âm tiếng Việt lớp 1 chuẩn thông qua các khóa học online mang lại nhiều lợi ích to lớn. Vậy dạy bé cách phát âm tiếng Việt chuẩn như thế nào và có những chương trình nào phù hợp cho các con? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Monkey nhé!

1. Tại sao phát âm tiếng Việt lại khó? 

Các cụ ta ngày xưa đúng là nhận xét rất chuẩn: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tiếng Việt của chúng ta không chỉ phong phú, đa dạng trong từng câu cú, từng chữ viết, âm sắc mà còn đa hình, đa nghĩa, lời ít ý nhiều, đầy tính trừu tượng.

Phát âm tiếng Việt được nhiều chuyên gia về ngôn ngữ học trên toàn thế giới nhận xét là khó học, khó nhớ, nhiều màu sắc, và phải mất nhiều thời gian, thậm chí là cả đời người để tìm hiểu kho tàng ngôn ngữ của dân tộc. 

Điểm khác biệt của tiếng Việt mà không ngôn ngữ nào có, đó là 6 thanh điệu được sử dụng trong ngôn ngữ tiếng Việt khiến khi phát âm, âm thanh trầm bổng tựa như tiếng nhạc. Ngoài ra còn là sự đa dạng, liên quan trong các chữ cái, như là “s” với “x”; chữ “d”, “r”, “gi”; “i” với”y”, “c” với “k”... khiến nhiều người ngoại quốc học tiếng Việt phải “đau đầu”. Vậy những lý do nào mà tiếng Việt được đánh giá là khó phát âm? 

Tại sao phát âm tiếng Việt lại khó?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

1.1 Tiếng Việt có một số nguyên âm, phụ âm khó

Tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm và 19 phụ âm. Về nguyên âm, gồm nhiều nguyên âm đôi và nguyên âm ba, khi kết hợp với các phụ âm và các yếu tố về thanh sắc sẽ khá khó phát âm. 1 vài nguyên âm được nhiều người đánh giá khá khó đọc như âm /â/, /ơ/, /ư/. Về phụ âm đa số khá dễ đọc, nhưng có một số gây khó khăn cho người bắt đầu học như chữ /ng/, /kh/, /th/, /tr/,... 

Bên cạnh đó, âm tiết của tiếng Việt cũng phần nào có sự phức tạp nhất định về cấu trúc như âm đầu, âm cuối, thanh điệu, ghép vần,... Kết hợp những yếu tố này sẽ cho ra nhiều từ ngữ với cách phát âm và ý nghĩa khác nhau. 

1.2 Tiếng Việt nhiều thanh điệu 

Tiếng Việt bao gồm 6 thanh điệu: huyền, sắc, hỏi, ngã, bằng, nặng và là ngôn ngữ duy nhất có nhiều thanh điệu như thế. Mỗi thanh điệu khi ghép cùng chữ cái nguyên âm và phụ âm sẽ có âm thanh trầm bổng khác nhau tượng trưng cho 6 cấp độ từ cao xuống thấp.

Các thanh điệu này dường như rất khó để phát âm đúng với trẻ em hoặc với người nước ngoài mới học ngoại ngữ vì việc nhầm lẫn các dấu là điều thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, thanh điệu khi phát âm tiếng Việt còn phụ thuộc vào thái độ, giọng điệu của người nói và hình thành sắc thái mỗi khi phát âm. 

1.3 Liên quan đến từ đồng nghĩa, đồng âm  

Một điều cũng khá khó khi dạy phát âm tiếng Việt lớp 1 cho trẻ đó là sự đa dạng về từ đồng âm, đồng nghĩa. Khi nhìn vào một sự vật, không chỉ có một danh từ để chỉ sự vật đó, mà là 2, 3, 4, 5 những từ đồng nghĩa khác, tính cả từ địa phương. Khi đọc lên một từ, không nhất thiết từ đó chỉ đúng 1 người, vật hay cảm xúc mà còn phụ thuộc vào tình huống, hoàn cảnh đang diễn ra để giao tiếp một cách hiệu quả. 

Tiếng Việt phức tạp bởi hệ thống từ đồng âm, đồng nghĩa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong quá trình luyện phát âm, đôi khi trẻ sẽ gặp những từ mới, lạ, thậm chí chưa từng gặp bao giờ gây khó khăn khi đọc. Bố mẹ lúc này đóng vai trò như người đồng hành giảng giải và cắt nghĩa cho con sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất. Để cải thiện về lâu dài, bố mẹ cũng cần cho bé đọc thêm nhiều sách, kể chuyện cho bé mỗi tối trước khi đi ngủ, sẵn sàng giải đáp cho con khi bé thắc mắc về từ ngữ.

1.4 Xưng hô nhiều đại từ 

Trong tiếng Việt cũng đa dạng các đại từ nhân xưng. Về ngôi thì không khác gì so với tiếng Anh, nhưng cùng một cách xưng hô lại có cách gọi khác nhau. Ví dụ như cùng là ngôi thứ nhất, có thể xưng là tôi, mình, tớ, anh, chị, em, con, cháu, tui, tao,... với sắc thái nghĩa và vai vế khác nhau. Hay cùng là ngôi thứ thứ 3, có thể xưng là nó, hắn, con/ thằng/ đứa kia, đằng ấy, anh/ chị ta,... 

Nói chung, tiếng Việt đa dạng về cách xưng hô và điều này cũng gây bối rối khi lựa chọn phát âm với trẻ. 

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ 

Cách dạy phát âm tiếng Việt lớp 1 cho trẻ, không chỉ nằm ở phương pháp mà ngoài ra còn có những yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát âm của bé. Cùng xem đó là những yếu tố gì nhé!

2.1 Giọng địa phương 

Giọng địa phương chính là một trong những yếu tố hình nên nên giọng đọc, ngữ điệu và âm thanh khi phát ra lời nói của trẻ nhỏ. Thông thường, mỗi một địa phương sẽ có chất giọng và đặc trưng riêng vùng miền và điều này ngấm vào các bé từ khi lớn lên. Khi dạy phát âm tiếng Việt, đa phần người hướng dẫn bé cũng là người gần gũi với bé thường xuyên, vì vậy không tránh khỏi phát âm giọng địa phương. 

Nói giọng địa phương ảnh hưởng đến phát âm của bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số địa phương có bất cập là phát âm sai một số chữ như L và N, X và S, CH và TR,... ảnh hưởng đến việc phát âm và viết chính tả của bé. Để cải thiện tình hình, bố mẹ nên cho bé tiếp xúc sớm với nguồn giọng chuẩn, chính thống, để bé không bị quá lệ thuộc vào phát âm địa phương dẫn đến sau này khó sửa. Các nguồn thông tin ấy có thể là báo đài, video, phương tiện truyền thông,... hoặc những người có giọng đọc chuẩn, rõ ràng. 

2.2 Bé bị nói ngọng 

Bé bị nói ngọng là không thể tránh khỏi vì độ tuổi các bé nhỏ lưỡi ngắn, hoặc bị đầy lưỡi bẩm sinh, hoặc cấu tạo đường phát âm bị dị dạng,... Với một sẽ bé tình trạng này sẽ cải thiện dần khi con lớn lên, nhưng với một sẽ bé thì không. Bố mẹ nên sửa dần cho con, thông qua cách hướng dẫn, nhắc đi nhắc lại nhiều lần để bé nhớ và yêu cầu bé sửa lại cho đúng. 

Việc bé nói ngọng tuy không ảnh hưởng quá lớn nhưng về lâu dài sẽ tác động đến giọng nói và sự phát âm của con. 

Xem thêm: Mẹo hay dạy con viết chữ vào lớp 1 bố mẹ nào cũng nên biết

2.3 Môi trường giáo dục của trẻ 

Môi trường giáo dục ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển ngôn ngữ của bé khi dạy phát âm tiếng Việt lớp 1. Ở gia đình, nếu bố mẹ thường xuyên quan tâm, quan sát và theo dõi quá trình bé học tập ở trên trường, trong sách vở và kịp thời điều chỉnh, thì bé sẽ có khả năng học nhanh hơn và vốn từ tốt hơn. Hoặc xung quanh bé là các anh chị, bạn bè với đa dạng ngôn ngữ thì việc tiếp thu vốn từ cũng sẽ mở rộng hơn. 

Môi trường giáo dục ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bố mẹ nên thường xuyên sát sao việc dạy tiếng Việt lớp 1 cho bé vì đây là thời điểm để con đón nhận những kiến thức và thói quen mới. Bé sẽ hình thành giọng đọc và phát âm có chuẩn hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ, thầy cô trong giai đoạn này. Có thể mua thêm sách truyện, sách nói học và chơi cùng con, điều này không chỉ cho bé môi trường luyện phát âm, mà còn tăng tính kết nối giữa con cái và bố mẹ. 

3. Những khóa học và phần mềm online dạy phát âm cực chuẩn cho bé tại nhà 

3.1 VMonkey - App dạy phát âm số 1 dành cho trẻ 

VMonkey giờ đây có lẽ không còn là cái tên quá xa lạ với các bé nhỏ cũng như các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi từ mầm non đến Tiểu học. Phần mềm là ứng dụng tích hợp giúp bé được thỏa sức vừa vui chơi, vừa học các game tiếng Việt thông qua các chủ đề, đơn vị bài học. Kho tàng truyện của VMonkey hết sức đa dạng và phong phú, với nhiều chủ điểm và thể loại truyện khác nhau, cùng với bộ sách nói giúp bé cải thiện phát âm một cách hiệu quả. 

VMonkey - Ứng dụng hỗ trợ học phát âm tiếng Việt số 1. (Ảnh: Monkey)

Ứng dụng phù hợp với sở thích và đúng với độ tuổi của các con. Có những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động; hiệu ứng âm thanh vui nhộn, đáng yêu cùng giọng đọc truyền cảm, hấp dẫn chắc chắn khiến các bé nhỏ thích mê không rời mắt. Bên cạnh đó, phần trò chơi và học liệu giúp bé thư giãn sau những giờ học căng thẳng và hỗ trợ bố mẹ tham gia học tập, dạy phát âm tiếng Việt lớp 1 hiệu quả hơn. 

Thông qua những mẩu truyện được nghe kể, bé sẽ không chỉ được tìm hiểu về thế giới của sách, mà còn mở rộng, nâng cao vốn từ vựng và hình thành, nuôi dưỡng tâm hồn từ khi còn nhỏ. Một app thông minh với nhiều ưu điểm như VMonkey đã giành được sự tin yêu và đón nhận của rất rất nhiều phụ huynh và các em nhỏ. Với VMonkey, học phát âm khi vào lớp 1 sẽ chẳng còn là điều khó khăn hay trở ngại nữa! 

3.2 Kids up - Phần mềm học tiếng Việt và tiếng Anh cho bé 

Kids up cũng là một trong những ứng dụng được recommend nhiều hiện nay bởi phần mềm tích hợp dạy các bé cả tiếng Việt và tiếng Anh đơn giản cho bé mầm non-Tiểu học. Ứng dụng này bao gồm hơn 1000 bài học tiếng Việt, tiếng Anh, môn Toán,... và được đánh giá có giao diện khá bắt mắt với trẻ, kích thích sự hứng thú học tập với hình ảnh và âm thanh sống động. 

Kidsup dạy bé học tiếng Việt đơn giản tại nhà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kidsup cũng có cả những trò chơi mang tính tương tác và giáo dục, giúp trẻ ôn luyện lại những phần kiến thức đã học và ghi nhớ một cách tự nhiên. Phần mềm hỗ trợ cải thiện khả năng đọc, viết, đánh vần tiếng Việt của bé và giúp bố mẹ kiểm tra, đánh giá đúng năng lực của con mình. Phần mềm dễ dàng tải về miễn phí trên cả 2 hệ điều hành Android và IOS và có thể sử dụng ngay cả khi không có kết nối Internet. 

3.3 Lớp cô Giang - Học phát âm tiếng Việt cùng cô Giang 

Đây là kênh Youtube dạy trẻ học phát âm tiếng Việt được đông đảo các bạn nhỏ và bố mẹ quan tâm khi dạy phát âm tiếng Việt cho con. Kênh Youtube này có hơn 156.000 nghìn người đăng ký với hơn 3 triệu lượt xem mỗi video, do chủ sở hữu là cô Giang - giáo viên dạy môn tiếng Việt lớp 1 ở TPHCM. Mỗi video là sự đầu tư chỉn chu về mặt nội dung, hình ảnh cũng như âm thanh với đa dạng các chủ đề bài học xoay quanh học tiếng Việt lớp 1. 

Nội dung bài giảng bám sát theo khung chương trình chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo. Video hướng dẫn các bé tập đánh vần chữ cái, luyện ghép từ, đọc các đoạn văn ngắn, từ đó rèn luyện cách phát âm chuẩn. Với giọng đọc ấm áp và nội dung học hấp dẫn truyền cảm, cô Giang đã chinh phục sự yêu mến của rất nhiều học trò nhỏ qua hình thức online. 

Học phát âm đúng cùng cô Giang. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3.4 Video “Hướng dẫn trẻ học đánh vần tại nhà” - Butmailetadẫn

Với hơn 1.160.238 lượt xem trên nền tảng Youtube, video chứng tỏ được độ hấp dẫn và sức hút lớn với các bạn nhỏ lứa tuổi mầm non, Tiểu học. Đây cũng là video tham khảo dành cho bố mẹ khi hướng dẫn con cách phát âm tiếng Việt tại nhà theo đúng chuẩn mà không cần phải đến Trung tâm. Video do cô giáo Nguyễn Thúy Quỳnh đến từ Trung tâm luyện chữ đẹp Lê Ta hướng dẫn và có thể xem trực tiếp cùng con cách phát âm từng chữ theo thứ tự bài học. 

Trên đây là những thông tin về các khóa học, phần mềm hữu ích cho các bé và bố mẹ khi dạy phát âm tiếng Việt lớp 1 cho con. Đừng quên ghé thăm địa chỉ nhà Monkey để cùng cập nhật những thông tin mới nhất về các khóa học hấp dẫn, phù hợp với độ tuổi  và năng lực của bé con nhà mình nhé!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!