zalo
Bảng đơn vị đo thời gian – Hướng dẫn cách quy đổi & giải bài tập thời gian chi tiết
Kiến thức cơ bản

Bảng đơn vị đo thời gian – Hướng dẫn cách quy đổi & giải bài tập thời gian chi tiết

Hoàng Hà
Hoàng Hà

28/02/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Bảng đơn vị đo thời gian không chỉ được ứng dụng trong toán học, mà còn liên quan tới nhiều lĩnh vực, kiến thức và trong đời sống thực tiễn. Để giúp các bé hiểu rõ hơn về chuyên đề toán này, hãy cùng Monkey khám phá chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé.

Thời gian là gì?

Thời gian là thuật ngữ diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện diễn ra trong một khoảng kéo dài của chúng. Thời gian thường được dùng để xác định số lượng sự chuyển động của các đối tượng, có tính lặp đi lặp lại ở một thời điểm, gắn với sự kiện nào đó.

Thời gian là đại lượng mang tính vĩ mô, chỉ có một chiều duy nhất là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, nó luôn gắn với mọi vật không trừ bất kỳ vật nào.

Thời gian là một mốc thời điểm diễn ra một sự kiện cụ thể. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đơn vị đo thời gian là gì?

Đơn vị đo thời gian chính là đại lượng dùng để tính toán, đo đạc một mốc thời gian xảy ra các sự kiện trước hoặc sau sự kiện kia. Ví dụ như: 3 giờ sáng tới 15 giờ chiều.

Trong hệ đo lường quốc tế, giây là đơn vị của thời gian. Từ đó, có nhiều đơn vị lớn hơn như phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm… được đưa ra tính theo đó. Các đơn vị thứ cấp này gọi là đơn vị không SI vì chúng không dùng trong hệ thập phân, nhưng vẫn được chấp nhận trong hệ đo lường quốc tế.

Chính vì vậy, những kiến thức về đơn vị đo thời gian được phổ cập rất sớm, với các bé học tiểu học đã được học, làm quen để giải bài tập và ứng dụng trong thực tiễn hiệu quả.

Bảng đơn vị đo thời gian chi tiết

Dưới đây là toán lớp 5 bảng đơn vị đo thời gian chi tiết:

Bảng đơn vị đo thời gian phổ biến

1 thế kỷ = 100 năm

1 năm = 12 tháng

1 năm thường = 365 ngày

1 năm nhuận = 366 ngày

Khoảng 4 năm có 1 năm nhuận

1 tuần = 7 ngày

1 ngày = 24 giờ

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

1 giây = 1000 mili giây

 

 Theo đó, thứ tự đơn vị đo thời gian là Thiên niên kỷ -> Thế kỷ -> Thập kỷ -> Năm -> Tháng -> Ngày -> Giờ -> Phút -> Giây -> Mili giây

Cách quy đổi các đơn vị đo thời gian

Trong đơn vị đo thời gian, sẽ có những quy tắc quy đổi giữa các đơn vị. Chẳng hơn như một phút bằng bao nhiêu giây? Một giờ bằng bao nhiêu phút? Dưới đây sẽ là những công thức quy đổi dễ hiểu và chính xác nhất.

Việc nắm rõ các cách quy đổi thời gian rất quan trọng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Quy tắc quy đổi từ giây sang phút

Theo quy ước ở bảng đơn vị đo thời gian, 1 phút = 60 giây. Chính vì vậy, để đổi từ giây sang phút ta chỉ cần lấy số giây muốn đổi và chia cho 60.

Ví dụ: 360 giây bằng bao nhiêu phút?

Áp dụng quy tắc 1 phút = 60 giây

==> Ta có: 360 : 60 = 6

Như vậy, 360 giây bằng 6 phút.

Trường hợp, số giây cần đổi không chia hết cho 60 thì tổng số giây đó sẽ không được chuyển hoàn toàn về phút, phần dư này sẽ thể hiện cho phần giây dư ra.

Ví dụ, 6500 giây bằng bao nhiêu phút? 

Ta có: 6500 : 60 = 108,33 phút

0,33 x 60 = 19,8 giây

Đáp án: 6500 giây bằng 108 phút và 19,8 giây.

Cách đổi từ phút sang giờ 

Cũng tương tự như trên, để đổi phút sang giờ ta cũng sẽ chia số phút cần đổi cho 60 sẽ tính ra được số giờ.

Ví dụ, 310 phút bằng bao nhiêu giờ?

Ta có, 310 phút : 60 = 5 giờ 10 phút

Suy ra, 310 phút bằng 5 giờ 10 phút.

1 năm sẽ có bao nhiêu quý, tuần, ngày?

Theo như lịch, mỗi một năm sẽ có 365 ngày, trừ năm nhuận sẽ có thêm 1 ngày là 366 ngày. Vậy nên, trong sự vận động của thời gian sẽ có 2 loại năm là năm nhuận và năm không nhuận.

Một năm có bao nhiêu tuần?

Đơn vị thời gian nhiều hơn ngày chính là tuần, 1 tuần được tính bằng 7 ngày từ thứ 2 đến chủ nhật. Vậy nên, nếu tính 1 năm (không nhuận) sẽ dựa vào quy tắc 1 tuần = 7 ngày nên 1 năm 365 ngày sẽ tương ứng với 52 tuần 2 ngày.

Một năm có bao nhiêu quý?

Quý cũng là một đơn vị đo thời gian khá phổ biến, thể hiện cho khoảng thời gian dài hơn tháng. Thường 1 quý = 3 tháng, nên 1 năm = 12 tháng nên ta thực hiện phép chia 12 : 3 = 4. Suy ra, 1 năm sẽ có 4 quý, khi quý thứ 4 kết thúc cũng là thời điểm hết 1 năm.

Thời gian 4 quý diễn ra trong năm tính như thế nào?

  • Quý 1 tính tháng 1 tới hết 3

  • Quý 2 tính từ tháng 4 đến hết tháng 6

  • Quý 3 tính từ tháng 7 đến ngày cuối cùng của tháng 9

  • Quý 4 tính từ tháng 10 đến hết tháng 12 

1 giây sẽ bằng bao nhiêu tích tắc, mili giây, micro giây, nano giây?

Với những ai sử dụng đồng hồ quả lắc, sẽ thấy mỗi giây trôi qua đồng hồ sẽ báo lên “tích tắc”. Và “tích tắc” ở đây chính là đơn vị đo thời gian một khoảng ngắn hơn giây.

Ta có: 1 giây = 60 tích tắc. 

Ngoài tích tắc ra, ta còn thay thế bằng đơn vị thời gian khác như mili giây, micro giây hay nano giây. Đây là 3 đơn vị đo thời gian nhỏ nhất. Cụ thể:

1 giây = 1000 mili giây = 1000.000 micro giây = 1000.000.000 nano giây

Các dạng bài tập về đơn vị đo thời gian

Với bảng đơn vị đo thời gian, với các em khi học toán cũng sẽ được làm quen và chinh phục với những dạng toán liên quan như sau:

Có nhiều dạng bài tập liên quan tới đơn vị đo thời gian. (ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Chuyển đổi các đơn vị đo thời gian

Phương pháp giải: Ta áp dụng các quy tắc chuyển đổi giữa các đơn vị thời gian như trên để giải bài tập chính xác.

Ví dụ: 6 năm bằng bao nhiêu tháng?

=> Hướng dẫn: 1 năm = 12 tháng. Suy ra, 6 năm = 6 x 12 = 72 tháng.

Dạng 2: Thực hiện nhanh phép cộng số đo thời gian

Phương pháp giải: Ta cần phải quy đổi các đơn vị thời gian của đề bài cho về cùng một đơn vị duy nhất, rồi mới thực hiện phép cộng như cộng số tự nhiên.

Ví dụ: 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút bằng bao nhiêu?

=> Ta có đáp án là 9 giờ 37 phút.

Dạng 3: Thực hiện phép trừ thời gian

Phương pháp giải: Cũng tương tự như ở phép tính cộng, các em cũng sẽ thực hiện như phép trừ với số tự nhiên. Tuy nhiên, nếu các số trừ và số bị trừ chưa cùng đơn vị đo thời gian cần phải quy đổi chúng về cùng đơn vị.

Ví dụ: 14 năm 7 tháng – 5 năm 2 tháng sẽ bằng bao nhiêu?

=> Đáp án: 9 năm 5 tháng.

Dạng 4: Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số bất kỳ

Phương pháp giải: Tương tự như phép nhân số tự nhiên, ta cũng thực hiện nhân lần lượt từng thành phần với số đó.

Ta cũng thực hiện giống như với phép nhân số tự nhiên, nhân lần lượt từng thành phần với số đó.

Ví dụ: 4 giờ 23 phút x 4 sẽ bằng bao nhiêu?

=> Ta có 4 giờ 23 phút x 4 = 17 giờ 32 phút.

Dạng 5: Thực hiện phép chia thời gian với 1 số

Phương pháp giải: Ta thực hiện tương tự như phép chia số tự nhiên, cũng chia từng thành phần trong thời gian với số đưa ra.

Ví dụ:  10 giờ 48 phút : 9 có kết quả bằng bao nhiêu?

=> Đáp án là 1 giờ 12 phút.

Dạng 6: Lý thuyết

Phương pháp giải: Các em cần phải đọc kỹ đề bài để từ đó tiến hành thực hành quy đổi, thực hiện phép tính tương ứng.

Ví dụ: Một ngày sẽ có bao nhiêu giờ, phút, giây?

Ta có: 1 ngày có 24 giờ = 24×60 = 1440 phút = 1440×60 = 86400 giây

Vậy 1 ngày sẽ có 24 giờ, 1440 phút, 86400 giây

KHÁM PHÁ NGAY ỨNG DỤNG TIẾNG ANH CHO TRẺ EM TOP 1 VIỆT NAM - TOP 5 TOÀN THẾ GIỚI - HƠN 10 TRIỆU PHỤ HUYNH TRÊN KHẮP THẾ GIỚI TIN DÙNG. 

 

Bài tập liên quan tới bảng đơn vị đo thời gian

Dưới đây là một số bài tập về đơn vị đo thời gian mà Monkey tổng hợp để các em có thể luyện tập:

I: PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mùa thu năm 1010 Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Em hãy cho biết năm đó thuộc thế kỉ thứ bao nhiêu ?

A. X

B. XX

C.XIX

D.XI

Câu 2: Một thế kỉ bằng …. năm? Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

A. 200

B. 1000

C. 100

D. 300

Câu 3: 2 giờ 30 phút = … giờ?

A. 2,3

B.2,5

C.2,7

D.2,03

Câu 4: Những tháng có 31 ngày là:

A. Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một

B. Tháng một, tháng ba, tháng bảy, tháng tám, tháng mười và tháng mười hai

C. Tháng hai, tháng ba, tháng bảy, và tháng mười một

D. Tháng chín, tháng mười, tháng mười một và tháng mười hai.

Câu 5: 0,4 giờ = … phút?

A. 25 phút

B. 24 phút

C. 20 phút

D. 30 phút

Câu 6: Em hãy tính xem trong 2 năm là năm 2015 và năm 2016 có tất cả bao nhiêu ngày?

A.730 ngày

B. 732 ngày

C.731 ngày

D. 735 ngày

Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 1 tuần = ........... giờ.

A.144

B.168

C. 130

D. 161 giờ

Câu 8: Một ngày có bao nhiêu giây ?

A. 3600 giây

B. 7200 giây

C. 86 400 giây

D. 72 000 giây

Câu 9: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: Cứ cách …năm là có một năm nhuận:

A. 2 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 10: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 3 giờ 10 phút = … phút:

A. 150 phút B. 170 phút C. 180 phút D. 190 phút

II: PHẦN TỰ  LUẬN

Bài 1: Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống

5 năm = … tháng

2 giờ = … phút

1 năm 6 tháng = … tháng

0,5 giờ = … phút

3 năm rưỡi = … tháng

1/2 giờ = … phút

1,5 ngày = … giờ

4 phút 15 giây = … giây

3 ngày = … giờ

1/3 giờ = … phút

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống

150 phút = … giờ

120 giây = … phút

120 phút = … giờ

 240 giây = … phút

Bài 3:  Viết số thích hợp vào chỗ trống

3 năm = … tháng                                               5 giờ = … phút

6 năm 3 tháng = … tháng                                  0,5 giờ = … phút

7 năm rưỡi = … tháng                                       ½ giờ = … phút

2 ngày = … giờ                                                  5 phút = … giây

1,5 ngày = … giờ                                               1 giờ = … phút

Bài 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

90 phút = … giờ                                                 90 giây = … phút

180 phút = … giờ                                               240 giây = … phút

72 phút = ... giờ                                    30 giây = ... phút

270 phút = ... giờ                                      135 giây = ... phút

Bài mẫu;

90 phút = 90⁄60 giờ = 1,5 giờ

180 phút = 180⁄60 giờ = 3 giờ

Bài 5: Năm 1063 thuộc thế kỷ thứ bao nhiêu?

Trả lời:

Năm 1063 thuộc thế kỷ ............

Bài 6: Em hãy tính xem từ năm 2001 đến năm 2018 có tất cả bao nhiêu ngày.

Bài 7: Sang năm 2019 ông Tư vừa tròn 70 tuổi. Hỏi ông Tư sinh vào thế kỉ thứ bao nhiêu?

Bài 8: Một tháng Hai của một năm nào đó có 5 ngày chủ nhật. Hỏi tháng Hai đó có bao nhiêu ngày?

Bài 9: Quãng đường AB dài 306m, một vận động viên chạy hết 4 phút 15 giây. Hỏi mỗi phút vận động viên đó chạy được bao nhiêu mét?

Bài 10: Một ô tô được phát minh năm 1886. Một chiếc máy bay được phát minh sai ô tô đó là 17 năm. Hỏi chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ nào? 

Ứng dụng đơn vị đo thời gian trong cuộc sống và trong học tập

Với đơn vị đo thời gian là một trong những kiến thức quan trọng, không chỉ được ứng dụng trọng việc giải toán mà trong cuộc sống áp dụng rất nhiều. Chẳng hạn như:

Việc học bảng đơn vị đo thời gian ứng dụng rất nhiều trong đời sống. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Biết được thời gian trong một thời điểm nhất định để phân chia lịch làm việc, thời gian biểu học tập hợp lý.

  • Trong các bộ môn đua về tốc độ, thời gian chính là yếu tố quyết định để phân định thắng thua. 

  • Trong chế biến các món ăn, người đầu bếp thường sẽ căn chỉnh thời gian để món ăn được hoàn thành hấp dẫn.

  • Trong học tập, nhất là thi cử thường sẽ giới hạn mốc thời gian để qua đó giúp các em phân bổ khi làm bài hiệu quả.

  • Hay ở chương đơn vị đo thời gian toán lớp 5, các em sẽ phải chinh phục các bài tập liên quan.

Bí quyết học, ghi nhớ kiến thức bảng đơn vị đo thời gian hiệu quả

Để có thể giúp bé dễ dàng học, ghi nhớ và ứng dụng tốt kiến thức này, dưới đây là một số bí quyết hay mà phụ huynh và trẻ có thể áp dụng:

Học toán theo sơ đồ tư duy rất hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Nắm chắc lý thuyết: Để có thể giải được bài tập, hay ứng dụng tốt trong thực tiễn đòi hỏi các em phải nắm chắc được lý thuyết như khái niệm thời gian, ghi nhớ bảng đơn vị đo thời gian, các cách quy đổi… Nếu bé chưa hiểu hoặc quên phần nào, bố mẹ cần củng cố và hướng dẫn kịp thời cho con.

  • Ứng dụng bài học vào thực tiễn: Với đơn vị thời gian thì trong thực tiễn có rất nhiều, chẳng hạn như chỉ bé cách xem đồng hồ, ghi nhớ thời gian trước và sau đi chơi… Việc ứng dụng bài học trong thực tế sẽ giúp bé dễ dàng hình dung, ghi nhớ và tiếp thu kiến thức tốt hơn.

  • Hãy đảm bảo học luôn đi đôi với hành: Để tránh việc bé nhanh quên kiến thức, bố mẹ nên khích lệ, yêu cầu con thực hành, luyện tập thường xuyên thông qua việc làm bài tập trên lớp, trong SGK, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới trên internet, luyện đề thi, tổ chức các trò chơi về thời gian, vẽ sơ đồ tư duy….cũng là một phương pháp dạy học hay, hiệu quả.

  • Xây dựng nền tảng toán học từ nhỏ cho trẻ với Monkey Math: Để giúp con có niềm yêu thích toán học, cũng như xây dựng được nền tảng toán vững chắc từ nhỏ, bố mẹ có thể tham khảo thêm ứng dụng dạy toán song ngữ Monkey Math. Đây là ứng dụng tập trung vào đối tượng là trẻ mầm non và tiểu học, với nội dung giảng dạy thông qua nhiều phương pháp khác nhau như dạy theo định hướng phát triển năng lực toàn diện, dạy học toán qua video, hình ảnh hoạt họa, dạy toán cho bé quan trò chơi, sách bổ trợ và kết hợp với việc học tiếng Anh. Chỉ với 2000đ/ngày nhưng hiệu quả mà Monkey Math mang đến vô cùng lớn cho sự nghiệp học tập của bé mà bố mẹ không nên bỏ lỡ.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về kiến thức bảng đơn vị đo thời gian chi tiết. Hy vọng dựa vào những thông tin trên, sẽ hỗ trợ việc học tập, làm việc và ứng dụng trong thực tiễn hiệu quả nhất nhé.

Unit of time

https://en.wikipedia.org/wiki/Unit_of_time

Units of time

https://byjus.com/us/math/units-of-time-and-their-conversion/

Units of time

https://www.basic-mathematics.com/units-of-time.html

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!