zalo
Khái niệm đơn chất và hợp chất? Phân biệt đơn chất, hợp chất như thế nào?
Kiến thức cơ bản

Khái niệm đơn chất và hợp chất? Phân biệt đơn chất, hợp chất như thế nào?

Đào Vân
Đào Vân

27/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thực tế có hàng chục triệu chất khác nhau và các nhà khoa học đã phân chia chúng cụ thể thành các đơn chất và hợp chất. Vậy đơn chất và hợp chất là gì? Chúng có gì khác nhau và đặc điểm cấu tạo như thế nào? Cùng Monkey tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa đơn chất và hợp chất

Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Bài học “Đơn chất – Hợp chất – Phân tử” là nội dung quan trọng trong chương trình Hóa học THCS. Vậy đơn chất hợp chất là gì? 

Đơn chất, hợp chất là bài học quan trọng trong chương trình Hóa học. (Ảnh: Shutterstock.com)

Đơn chất là gì?

Để các bạn học sinh hiểu rõ đơn chất là gì, hãy cùng tham khảo một vài ví dụ sau.

  • Khí Hidro được cấu tạo từ nguyên tố H

  • Lưu huỳnh được cấu tạo từ nguyên tố S

  • Các kim loại Natri được cấu tạo từ nguyên tố Na

  • Nhôm được cấu tạo từ nguyên tố hóa học tương ứng là Al

=> Như vậy, Hidro, lưu huỳnh, các kim loại Natri, nhôm được gọi là đơn chất.

Đơn chất lưu huỳnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sách giáo khoa Hóa học 8 (NXB Giáo dục Việt Nam - Trang 25) định nghĩa: “Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học”.

Đơn chất lại được chia nhỏ thành 2 loại là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.

  • Đơn chất kim loại: Có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt. Ví dụ như: Đồng, sắt, nhôm…

  • Đơn chất phi kim: Không có ánh kim, không dẫn nhiệt và không dẫn điện (trừ than chì). Ví dụ: Hideo, lưu huỳnh, than…

Lưu ý:

Thông thường, tên của đơn chất sẽ trùng với tên của nguyên tố, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, một số nguyên tố có thể tạo nên nhiều dạng đơn chất khác nhau. Ví dụ: Nguyên tố C (cacbon) có thể tạo nên nhiều loại than như than chì, than muội, than gỗ, kim cương.

Hợp chất là gì?

Khác với đơn chất được cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Sách Giáo khoa Hóa học 8 định nghĩa: “Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên”. Hợp chất được phân chia thành 2 loại là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.

Ví dụ về hợp chất:

  • Nước được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học H và O.

  • Muối ăn (Natri Clorua) được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl.

  • Axit Sunfuric được cấu tạo nên từ 3 nguyên tố hóa học là H, S và O…

Đặc điểm cấu tạo đơn chất hợp chất

Biết được đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn bản chất của chất.

Đặc điểm cấu tạo của đơn chất

Sách Giáo khoa Hóa học 8 (Trang 22) đã phân tích rất rõ đặc điểm cấu tạo của 2 loại đơn chất: Kim loại và phi kim. Theo đó, trong đơn chất kim loại, các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định. Trong khi đó, ở đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định (thường là 2).

Đặc điểm cấu tạo của hợp chất:

Bài học số 6 về đơn chất và hợp chất này cũng cho chúng ta biết trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định.

Xem thêm: Hóa học là gì? Ứng dụng hóa học trong đời sống

So sánh đơn chất và hợp chất

Là những nội dung quan trọng trong chương trình Hóa học THCS, các câu hỏi xoanh quanh đơn chất và hợp chất cũng được rất nhiều bạn học sinh quan tâm, trong đó có so sánh tổng quan giữa đơn chất và hợp chất.

Hợp chất muối ăn - Nacl (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Monkey xin tổng hợp lại kiến thức so sánh đơn chất và hợp chất qua bảng dưới đây để người học tiện theo dõi:

Tiêu chí Đơn chất Hợp chất
Khái niệm Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
Phân loại Đơn chất được chia nhỏ thành 2 loại là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. Hợp chất được phân chia thành 2 loại là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
Hạt đại diện (phân tử)

Gồm 1 nguyên tử: Kim loại và phi kim rắn.

Gồm các nguyên tử cùng loại: Phi kim lỏng và khí.

 

Gồm các nguyên tử khác loại thuộc các nguyên tố hóa học khác nhau.
Công thức hóa học

Đối với kim loại và phi kim rắn, công thức hóa học là Kí hiệu hóa học.

Với phi kim lỏng và khí, công thức hóa học là Kí hiệu hóa học + chỉ số (Ax).
Công thức hóa học của hợp chất là kí hiệu hóa học của các nguyên tố và chỉ số tương ứng ( AxBy).
Ví dụ Lưu huỳnh, Natri, Nhôm… Natri Clorua, Nước, Axit Sunfuric…
 

Bài tập thực hành củng cố kiến thức đơn chất và hợp chất

Một số bài tập Monkey tổng hợp từ Sách Giáo khoa dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu bài học và đơn chất và hợp chất hơn.

Bài thực hành 1

Trong số các chất dưới đây, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

  1. Khí Amoniac tạo nên từ N và H.

  2. Photpho đỏ tạo nên từ P.

  3. Axit Clohidric tạo nên từ H và Cl.

  4. Canxi cacbonat tạo nên từ Ca, C và O

  5. Glucozo tạo nên từ C, H và O.

  6. Kim loại magie tạo nên từ Mg.

Lời giải:

Hợp chất là amoniac (A), Axit Clohidric (C), Canxi cacbonat (D), Glucozo (E) vì được tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên.

Đơn chất là Photpho (B), magie (F) vì chúng chỉ được cấu tạo từ 1 nguyên tố.

Bài thực hành số 2

Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

“Chất được phân chia thành 2 loại lớn là (1) và (2). Đơn chất được tạo nên từ một (3), còn (4) được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

Lời giải:

(1): đơn chất 

(2): hợp chất

(3): nguyên tố hóa học

(4): hợp chất

Trên đây, Monkey đã tổng hợp kiến thức tổng quan về đơn chất và hợp chất. Hy vọng bạn đọc đã hiểu được bản chất cấu tạo cũng như phân biệt được các loại chất với nhau.

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!