15+ cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh đơn giản không cần quát mắng
Kỹ năng sống

15+ cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh đơn giản không cần quát mắng

Phương Hoa
Phương Hoa

26/01/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 7 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng, trẻ bắt đầu ý thức được bản thân và có những suy nghĩ, ý kiến riêng. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu bộc lộ tính bướng bỉnh, ương ngạnh. Điều này khiến nhiều cha mẹ đau đầu và lo lắng. Vậy làm thế nào để dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh hiệu quả?

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bướng bỉnh không nghe lời

Trẻ bướng bỉnh không nghe lời là một vấn đề thường gặp ở nhiều gia đình. Nguyên nhân của hành vi này có thể do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

  • Do trẻ đang ở giai đoạn khủng hoảng tâm lý: Ở tuổi lên 7, trẻ bắt đầu ý thức được bản thân, muốn thể hiện cá tính và quyền tự do. Trẻ không muốn bị bó buộc hay phải tuân theo ý kiến của bố mẹ mà muốn tự đưa ra quyết định cho mình. Đôi khi, trẻ cũng không hiểu được ý bố mẹ, cho rằng bố mẹ không quan tâm, không lắng nghe hoặc đang  không thấu hiểu con.
  • Do ảnh hưởng của môi trường gia đình: Cách giáo dục của bố mẹ có thể không phù hợp với tính cách và nhu cầu của trẻ. Có thể bố mẹ nuông chiều quá mức, khiến trẻ nghĩ rằng cứ yêu cầu là được đáp ứng. Hoặc bố mẹ đang quá khó tính, gây áp lực cho con, đòi hỏi quá cao khiến trẻ hình thành tâm lý chống đối. Ngoài ra, cũng có thể do gia đình có nhiều mâu thuẫn, khiến trẻ không biết nên nghe lời ai.
  • Do tác động của bạn bè và nhóm xã hội: Trẻ em thường học hỏi thông qua quan sát và trải nghiệm. Ở tuổi lên 7, trẻ sẽ  tiếp xúc với những người không chỉ ở trong gia đình mà còn ở môi trường học đường. Nếu trẻ thường xuyên gặp gỡ những người có hành vi không đúng mực, trẻ có thể bị ảnh hưởng và bắt chước theo.

Trẻ biểu hiện sự bướng bỉnh, không muốn nghe theo  lời bố mẹ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đánh giá tình trạng bướng bỉnh của trẻ

Trẻ con bướng bỉnh, ương ngạnh là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu không được dạy dỗ đúng cách, sự bướng bỉnh có thể trở thành một thói quen xấu, khiến trẻ khó hòa nhập với xã hội sau này. Để đánh giá tình trạng bướng bỉnh của trẻ, bố mẹ cần nhận diện các biểu hiện sau:

  • Trẻ cố chấp làm theo ý mình, không quan tâm đến ý kiến hay lợi ích của người khác.
  • Trẻ có nhu cầu được lắng nghe, được đáp ứng, và muốn người lớn chú ý đến những đòi hỏi của mình.
  • Trẻ có xu hướng độc lập một cách cực đoan, không chịu hợp tác hay nhường nhịn.
  • Trẻ thường xuyên nổi giận, tỏ ra chống đối, và không chịu nghe lời.
  • Trẻ làm mọi thứ theo ý thích, không nghe góp ý hay học hỏi từ người khác.

Việc nhận diện sớm và uốn nắn sự bướng bỉnh của trẻ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần kiên nhẫn, áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp để giúp trẻ thay đổi.

 

15+ Cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh

Bố mẹ nào cũng muốn con trở nên ngoan ngoãn, nghe lời. Vậy nhưng, không phải ai cũng biết cách để khiến trẻ không còn bướng bỉnh. Trên thực tế, với mỗi đứa trẻ lại cần một cách dạy khác nhau. Dưới đây là một số cách dạy con nghe lời một cách khéo léo mà bố mẹ có thể tham khảo:

Giữ bình tĩnh

Khi trẻ tỏ ra bướng bỉnh, không nghe lời, bố mẹ cần giữ bình tĩnh, không nên quát mắng hay bộc phát thái độ quá gay gắt với con. Những hành động này chỉ khiến trẻ thêm căng thẳng và chống đối. Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con và cố gắng thấu hiểu, tìm kiếm lý do khiến trẻ có những hành vi như vậy, từ đó tìm cách giải quyết phù hợp.

Đặt ra quy tắc và giải thích rõ ràng

Bố mẹ cần đặt ra những quy tắc rõ ràng cho trẻ, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu lý do của những quy tắc đó. Ví dụ như: “Nếu con vứt đồ chơi bừa bãi, con sẽ không được đi cắm trại vào cuối tuần. Bởi vì việc con không dọn dẹp đồ chơi sẽ khiến căn phòng trở nên bừa bộn và ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung của gia đình”

Hãy chọn hình phạt có đủ tính răn đe và quan trọng với trẻ để trẻ có thể nghe lời. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc tuân theo quy tắc và tự giác thực hiện.

Nói "nên" thay vì "không nên"

Rất nhiều phụ huynh khi dạy con đều đưa ra những câu phủ định như con “không được” như thế này, con “không nên” như thế kia. Khi trẻ đang có tâm lý bướng bỉnh thì từ “không” càng khiến trẻ muốn chống đối. 

Vậy nên, bố mẹ nên nói "nên" thay vì "không nên" và chỉ ra cách làm đúng cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu hơn và cảm thấy mình được tôn trọng. Ví dụ, thay vì nói "Con không được xem tivi", bố mẹ có thể nói "Con nên dành thời gian vui chơi bên ngoài nhiều hơn, việc xem tivi quá lâu sẽ khiến mắt con bị mỏi".

Kiên nhẫn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ

Bố mẹ cần lắng nghe ý kiến của trẻ một cách tôn trọng, ngay cả khi đó là những ý kiến trái chiều với suy nghĩ của bố mẹ. Thay vì tranh luận với trẻ, cha mẹ có thể ngồi xuống nói chuyện với trẻ một cách nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng và có động lực để chia sẻ với bố mẹ nhiều hơn. 

Việc cha mẹ lắng nghe sẽ giúp trẻ có thể mở lòng chia sẻ những vấn đề của bản thân  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tránh nói lời tiêu cực và tôn trọng trẻ

Trẻ em như tờ giấy trắng, dễ dàng tiếp thu những gì người lớn nói và làm. Chính vì vậy, lời nói của cha mẹ có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Những lời nói chỉ trích, mạt sát, dọa dẫm, so sánh,… sẽ rất dễ khiến trẻ bị tổn thương và suy nghĩ thiếu tích cực, thậm chí là “giết chết” tính tự lập của trẻ. Trẻ cũng rất dễ bị kích động, khi những lời nói tiêu cực chạm đến sự tự ái của trẻ thì sự bướng bỉnh của trẻ sẽ càng bị đẩy lên cao khiến việc dạy dỗ trẻ trở nên khó khăn hơn.

Không bao bọc trẻ quá mức

Cần phải để trẻ biết chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình, thay vì dễ dàng mủi lòng hay bảo vệ trẻ quá mức, cha mẹ cần đặt ra những giới hạn cho trẻ. Nếu trẻ làm sai, cha mẹ cần dành cho trẻ những hình phạt thích đáng. Những hình phạt này sẽ giúp trẻ rút kinh nghiệm và biết cách nhận lỗi, chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng

Con sẽ khó trở thành một đứa trẻ ngoan nếu cha mẹ luôn làm theo ý con. Trẻ sẽ quen với việc được chiều chuộng và nếu không được như ý, trẻ sẽ nổi nóng, quấy khóc và gào thét.

Chính vì vậy, nếu trẻ đòi hỏi những điều không thỏa đáng, bố mẹ nên phớt lờ để con nhận ra rằng con không thể có được tất cả những gì con muốn.

Động viên và khen ngợi con

Khi trẻ làm được việc tốt, dù là việc nhỏ nhặt, cha mẹ cũng nên dành lời khen ngợi và động viên. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được quan tâm, yêu thương và có động lực để làm tốt hơn. Việc cân đối giữa thưởng và phạt, khen ngợi và răn đe sẽ khuyến khích con có những hành động tích cực.

Cho trẻ quyền lựa chọn

Mỗi đứa trẻ giống như một bông hoa có màu sắc, hương thơm và vẻ đẹp riêng. Cha mẹ là những người vun đắp cho trẻ, chứ không phải là những người áp đặt trẻ. Cha mẹ nên tôn trọng sở thích và nguyện vọng của trẻ, không nên cản trở trẻ làm những gì trẻ thích. “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, đó là những gì cha mẹ cần làm để con trở nên tốt hơn.

Hãy tôn trọng lựa chọn của con thay vì áp đặt con phải làm theo ý mình  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tạo môi trường gia đình hòa thuận

Trẻ em, nhất là ở độ 7 tuổi, sẽ học hỏi nhiều từ những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ cần tạo môi trường gia đình hòa thuận, yêu thương để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện và lấy đó làm chuẩn mực trong cư xử của bản thân.

Nếu cha mẹ thường xuyên bất hòa, cãi vã sẽ dẫn đến không khí gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và hành vi của trẻ em.

Làm gương cho trẻ

Không phải bỗng dưng người ta nói “con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ”, hay “cha mẹ nào, con nấy”. Vì vậy, bố mẹ cần là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Nếu bố mẹ muốn trẻ ngoan ngoãn, vâng lời thì bố mẹ cần là người cư xử đúng mực, tôn trọng người khác.

Gia tăng kết nối với con hàng ngày

Bố mẹ cần dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với trẻ để hiểu con hơn. Điều này sẽ giúp bố mẹ giải quyết những vấn đề của trẻ một cách hiệu quả. Cha mẹ có thể chủ động lắng nghe những tâm sự của con để tăng sự kết nối. 

Giữ lời hứa

Lời hứa là một phần quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi cha mẹ hứa với con cái điều gì, điều đó có ý nghĩa vô cùng lớn đối với trẻ. Nếu cha mẹ gặp phải tình huống không thể thực hiện lời hứa, hãy xin lỗi trẻ và cam kết thực hiện vào một lần khác thay vì bỏ mặc lời hứa đó.

Đừng vội vàng can thiệp vào cuộc chơi của trẻ

7 tuổi là độ tuổi trẻ đã bắt đầu phát triển khả năng tự lập, trong đó có khả năng tự giải quyết vấn đề. Việc cha mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc chơi của trẻ sẽ khiến trẻ phụ thuộc và ỷ lại. Vậy nên, chỉ sau khi trẻ đã tự mình giải quyết vấn đề, cha mẹ mới chỉ ra cho con thấy rằng đâu là đúng, đâu là sai và cách giải quyết cho lần sau nếu gặp lại câu chuyện tương tự.

Kết nối với giáo viên và nhà trường

Bằng cách này, cha mẹ có thể hiểu được những vấn đề mà con đang gặp phải ở trường, những điểm mạnh và yếu của con, cũng như những mong muốn và cảm xúc của con. Khi có sự kết nối với giáo viên và nhà trường, cha mẹ có thể hỗ trợ con học tập tốt hơn, giải quyết những xung đột và mâu thuẫn, cũng như khuyến khích con phát triển những kỹ năng và thói quen tốt. 

Nếu những cách trên không có hiệu quả, bố mẹ có thể cân nhắc đưa trẻ đến các lớp học chuyên biệt, nơi có những chuyên gia tâm lý có thể giúp trẻ khắc phục tình trạng bướng bỉnh và hòa nhập tốt hơn với xã hội.

Các bước để dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh không nghe lời

Trẻ 7 tuổi thường hay bướng bỉnh, không chịu nghe lời cha mẹ. Đây không phải là một vấn đề dễ dàng giải quyết trong một ngày một đêm. Cha mẹ cần có một quá trình kỷ luật con trẻ với các bước sau:

Bước 1: Thể hiện sự nghiêm túc

Cha mẹ là người đặt ra những nguyên tắc cho con trẻ, vì vậy cha mẹ cũng phải là người tuân thủ những nguyên tắc đó. Khi con vi phạm, cha mẹ không nên để con thoát khỏi trách nhiệm. Cha mẹ cần có những hành động rõ ràng để cho con biết rằng cha mẹ không đùa giỡn với những sai lầm của con.

Bước 2: Cảnh báo hành vi của trẻ

Hãy để con biết rằng điều gì là sai, điều gì là đúng. Trẻ cần hiểu rằng những hành vi xấu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vậy nên cần tránh xa những thói hư tật xấu đó.

Bước 3: Dẫn trẻ đến không gian riêng

Khi con bị ngang ngược hoặc nổi giận quá mức, cha mẹ hãy dẫn con đến một nơi yên tĩnh để con có thể suy nghĩ về chính mình. Cha mẹ có thể chọn phòng phòng học hoặc phòng làm việc của cha mẹ, điều này sẽ khiến con tập trung hơn.

Bước 4: Giải thích cho trẻ hiểu

Cha mẹ hãy ngồi xuống cùng con, nhìn thẳng vào mắt con và nói chuyện. Hãy để con biết rằng con đã sai ở đâu và cần sửa như thế nào. Như vậy, trẻ mới biết ý nghĩa của kỷ luật, từ đó trưởng thành hơn.

Cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu một cách nhẹ nhàng và gần gũi với trẻ  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bước 5: Cho trẻ thời gian tự ngẫm lại

Sau khi nói chuyện xong, cha mẹ hãy để con ở lại một mình trong phòng, để con có thể suy nghĩ về những gì cha mẹ đã nói. Cha mẹ không nên can thiệp hay quan sát con, vì điều đó sẽ làm con mất tập trung. Đây là cơ hội để con nhìn lại bản thân và nhận ra lỗi lầm của mình.

Bước 6: Yêu cầu lời xin lỗi chân thành

Khi con đã bớt giận dữ và bắt đầu nhận thức được sai lầm, cha mẹ hãy đến gần con và hỏi con có muốn nói gì với cha mẹ không. Hãy cho con thấy rằng cha mẹ đang chờ đợi sự hối hận và lời xin lỗi chân thành từ con.

Bước 7: Khen ngợi, thể hiện tình cảm khi con biết lỗi

Cuối cùng, cha mẹ nên dành khen ngợi con khi con đã có lòng tự trách và biết sửa sai. Tình yêu của cha mẹ là nguồn động lực lớn nhất để con trở nên tốt hơn. Vậy nên hãy thể hiện điều đó với trẻ. 

Dạy trẻ là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo của cha mẹ. Hy vọng những cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh được đề cập trong bài viết trên sẽ giúp các phụ huynh giải quyết được vấn đề của con và thành công giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn, tích cực hơn.

Phương Hoa
Phương Hoa

Các chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online