zalo
Chia sẻ cách dạy trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn bảo vệ con mọi nơi mọi lúc
Kỹ năng sống

Chia sẻ cách dạy trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn bảo vệ con mọi nơi mọi lúc

Phương Đặng
Phương Đặng

20/08/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Dạy trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn là trách nhiệm của ba mẹ ngay khi con có nhận thức về các đồ dùng trong nhà, ở nơi công cộng,...Dưới đây là những quy tắc và kỹ năng dùng điện quan trọng ba mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt!

Tầm quan trọng của việc dạy trẻ cách sử dụng điện an toàn

Dạy trẻ sử dụng điện an toàn thể hiện ba mẹ là người có trách nhiệm, biết cách giáo dục đúng lúc để con vui chơi an toàn, bảo vệ con khỏi nguy cơ điện giật hoặc gây ra hỏa hoạn trong nhà, nơi công cộng.

Dạy trẻ dùng điện an toàn là cần thiết để bảo vệ con. (Ảnh: Internet)

  • Chưa hiểu biết về mức độ nguy hiểm của điện: Điện là nhu cầu tất yếu & chúng xuất hiện ở mọi nơi trong nhà, bạn hãy giúp con nhận thức về những nguy cơ nếu không sử dụng điện theo chỉ dẫn. 

  • Tính cách hiếu động và nghịch ngợm của trẻ: Đa số các con ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học đều rất hiếu động. Mọi thứ trong nhà đều có thể trở thành đồ chơi của chúng, vì vậy bạn cần hướng dẫn con dùng điện an toàn ngay khi chúng bắt đầu biết đi, biết chạy và nhận thức được mọi thứ.

  • Ba mẹ không thể trông coi 24/24h: Lơ là vài phút thôi là con có thể gặp sự cố, trẻ nhỏ thường rất nhanh và chúng sẽ vội lao đến lấy những thứ chúng thích trong tầm mắt. Do đó, cảnh báo con về sự nguy hiểm của điện sẽ giúp chúng cảnh giác hơn.

  • Người trông trẻ có thể không chu toàn: Cũng như ba mẹ, người giữ trẻ có thể cần dọn dẹp, chuẩn bị đồ ăn cho bé và khó có thể giám sát liên tục. Mặt khác, một số người trông trẻ lại không quá quan tâm vì đó không phải là con họ, điều này sẽ khiến bé gặp nguy hiểm với điện nếu không được giáo dục từ trước.

Các quy tắc cơ bản khi sử dụng điện ở mọi nơi

Phòng ngừa điện giật, bảo vệ con an toàn khỏi những nguy hiểm từ các vật dụng dẫn điện là trách nhiệm của ba mẹ. Ngay khi con nhận biết được các đồ dùng có điện trong nhà, bạn cần dạy con những quy tắc sử dụng điện dưới đây:

Các quy tắc cơ bản khi sử dụng điện ở mọi nơi. (Ảnh: Internet)

  • Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt: Nước là vật dẫn điện mạnh vì vậy bạn không được phép chạm vào phích cắm điện hoặc các đồ dùng điện (nồi cơm, ấm siêu tốc,...) ngay nếu tay còn dính nước.

  • Đảm bảo đúng cách sử dụng ổ cắm và dây điện: Khi sử dụng ổ cắm, cần cầm vào phần vỏ bọc, không để tay sát 2 đầu tiếp xúc để tránh bị giật. Trước khi dùng dây điện cần kiểm tra kỹ xem có bị hở hay đứt không, nếu có hãy khắc phục trước khi dùng.

  • Không chạm vào bất kỳ dây điện treo lơ lửng: Các dây điện treo lơ lưng rất dễ va chạm với vật thể khác và có nguy cơ bị rò rỉ, bị đứt mà ta không thấy. Do đó, hãy tránh những dây điện này, tuyệt đối không chạm vào để tránh bị giật.

  • Báo ngay khi phát hiện dây điện hở hoặc nghe thấy tiếng nổ: Trường hợp phát hiện dây điện hở, dây bốc khói và có mùi khét cần báo ngay đến các trung tâm xử lý để khắc phục kịp thời, phòng ngừa cháy nổ, hỏa hoạn do điện.

7 Kỹ năng sử dụng điện bắt buộc cho trẻ em khi ở nhà

Dưới đây là 7 kỹ năng sử dụng điện an toàn ba mẹ cần dạy cho bé để phòng ngừa điện giật hoặc gây ra các nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn khi ở nhà.

Giúp bé hiểu sự nguy hiểm của điện 

Trước tiên, bạn cần giải thích rõ với con rằng điện là nguồn năng lượng mạnh và có thể gây nguy hiểm nếu con không dùng theo chỉ dẫn của người lớn. Ba mẹ có thể kết hợp các bài học, phim ảnh, tài liệu để dạy con những kiến thức cơ bản về điện như:

  • Chạm vào điện, con có thể gặp triệu chứng giật, sốc điện, rối loạn nhịp tim, nặng nhất là tử vong.

  • Khi điện bị chập, nó có thể gây ra cháy nổ hoặc bị hỏng.

  • Nước là nguồn dẫn điện nhanh nên con không được phép sờ vào đồ điện khi tay ướt.

  • Xin phép hoặc nhờ ba mẹ cắm dây, cầm dây điện. Nếu không có người lớn thì không được tự làm.

Dạy bé kiến thức cơ bản về điện. (Ảnh: Internet)

Xem thêm: Đề phòng với bỏng điện - Mẹ phải xử lý trẻ bị bỏng điện như thế nào?

Dạy con không thò tay hoặc cho dị vật vào ổ điện

Đa số trẻ nhỏ đều tò mò và lần đầu tiếp xúc với ổ điện chúng có thể thò tay hoặc đưa một vật dụng vào ổ điện. Lúc này, ba mẹ nên giải thích rõ với con về mức độ nguy hiểm khi đưa vật lạ vào ổ điện một cách đơn giản, dễ hiểu. 

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho lần sau, bạn có thể dùng một số dụng cụ bịt ổ điện để ngăn cản sự nghịch ngợm của con. Đối với các con còn nhỏ, ba mẹ cũng có thể cho chúng xem hình ảnh biển báo cấm hoặc video mô phỏng tình huống bị điện giật, cháy nổ để con nhận thức sự nguy hiểm một cách trực quan.

Cảnh báo trẻ không cho dị vật vào ổ điện. (Ảnh: Internet)

Song song với các kỹ năng sống, ba mẹ cần chuẩn bị kiến thức học tập trên lớp cho trẻ để con phát triển toàn diện. Chương trình “Tiền tiểu học - Tiểu học” với chuỗi 3 môn Toán - Tiếng Việt - Anh sẽ giúp ba mẹ hỗ trợ con tiếp thu bài học hiệu quả. 

Hạn chế đùa nghịch, chơi ở nơi có ổ cắm, dây điện

Rất khó để chắc chắn toàn bộ thiết bị, đồ điện đều an toàn, vì vậy hãy nhắc nhở con và các bạn không được đùa nghịch, chơi xung quanh gần nơi có ổ cắm, dây điện. Hãy giải thích với con rằng chơi ở những khu vực có nhiều dây điện có thể khiến con vấp ngã, thậm chí nếu con làm đổ nước sẽ gây ra chập điện và dễ bị điện giật. 

Không chơi đùa gần nơi có dây điện. (Ảnh: Internet)

Không nên tự ý cắm, rút phích cắm các thiết bị điện

Với các bạn đã lớn, có nhận thức rõ ràng về điện, ba mẹ cần dạy con cách cắm, rút phích điện đúng cách. Thời gian đầu, nên theo dõi và yêu cầu con khi cần cắm hoặc rút điện, hãy báo cho người lớn. Khi con đã biết cách dùng an toàn, bạn hãy cho phép con tự thực hiện và luôn nhắc nhở về những nguy hiểm khi không dùng đúng cách.

Không rút dây phích cắm khi chưa có sự cho phép của người lớn. (Ảnh: Internet)

Tuyệt đối không để nước gần các đồ điện, ổ cắm

Nước có khả năng dẫn điện nhanh & mạnh, vì vậy ba mẹ yêu cầu con tránh xa những nơi như nhà vệ sinh, nhà bếp vì đây đều là nơi lắp nhiều thiết bị nước và đồ điện chung. Ngoài ra, người lớn cũng cần ý thức về việc đặt đồ điện ở những khu vực nhiều nước, chẳng hạn như đặt sạc điện thoại, máy sấy tóc lên bồn rửa tay,...

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần dặn trẻ không dùng tay ướt chạm vào bất kỳ đồ điện nào, càng không được cầm phích cắm điện vì có thể khiến trẻ bị giật. Bản thân người lớn cũng không nên chủ quan để ty ướt và sờ ngay vào các đồ điện như nồi cơm, ấm siêu tốc,... để đề phòng điện giật.

Không để nước gần ổ điện. (Ảnh: Internet)

Không tự ý di dời các thiết bị điện trong nhà

Tương tự việc tự ý cắm rút phích, trẻ cũng không được phép di chuyển đồ điện khi chưa được sự đồng ý của người lớn. Nếu trẻ đã có nhận thức tốt, bạn cần dặn con khi muốn sử dụng đồ điện, hãy xin phép và nhờ ba mẹ trợ giúp để lấy đồ điện an toàn. 

Trường hợp trẻ còn nhỏ, hãy luôn giám sát và giúp đỡ con nếu con muốn dùng đồ điện trong nhà. Điều này cần duy trì cho đến khi con chắc chắn hiểu biết rõ về điện và biết cách sử dụng điện an toàn.

Không tự ý di chuyển thiết bị điện trong nhà. (Ảnh: Internet)

Báo ngay cho ba mẹ khi phát hiện điện cháy, có mùi khét 

Cuối cùng, đây là một kỹ năng quan trọng thể hiện hiểu biết của trẻ về sự nguy hiểm của điện. Hãy dạy con khi phát điện cháy, ngửi thấy mùi khét ở khu vực gần đó, hãy nhanh chóng báo ngay cho ba mẹ. Trường hợp ba mẹ không ở nhà, con cần rời khỏi khu vực đó và gọi báo ngay cho ba mẹ để ba mẹ nhờ người trợ giúp.

3 Kỹ năng dùng điện an toàn ở nơi công cộng cho bé 

Trẻ có thể gặp đồ điện ở bất cứ đâu, vì vậy không chỉ ở nhà, ba mẹ cần hướng dẫn con cách sử dụng điện an toàn, đúng cách khi đi ra ngoài.

Không tò mò đến gần trạm biến áp, cột điện

Trên các con phố, trạm biến áp và cột điện được dựng rất nhiều và luôn có nguy cơ rò rỉ. Hơn nữa, dòng điện từ các trạm này đều có cường độ mạnh gấp nhiều lần ở nhà và dễ gây tử vong nếu đến gần. Ba mẹ cần giúp con hiểu rõ về sự nguy hiểm này và cảnh báo con tránh xa khu vực có trạm biến áp, không chơi đùa gần các cột điện để tránh xảy ra tai nạn.

Không đến gần trạm biến áp. (Ảnh: Internet)

Không thả diều ở nơi có nhiều dây điện

Ở một số khu vực ngoại thành, đường dây điện thường được thiết kế trên cao. Trông có vẻ rất an toàn vì trẻ không thể với tới nhưng nếu con bạn chơi thả diều thì nguy cơ giật điện vẫn có thể xảy ra. Nguyên do là vì tay cầm của diều dễ dẫn điện, khi dây diều mắc vào dây điện, trẻ rất dễ bị giật. Mặt khác, khi hai dây mắc vào nhau có thể gây cháy nổ ở ngay khu vực đó, gây nguy hiểm đến nhiều người xung quanh đó chứ không riêng trẻ em.

Không thả diều ở nơi có nhiều dây điện. (Ảnh: Internet)

Không tự ý chạm, bật tắt các thiết bị điện

Tại trường học, khu vui chơi, các thiết bị điện cũng được lặp đặt rất nhiều để phục vụ nhu cầu của trẻ. Bởi vậy, đối với bé nhỏ, cha mẹ cần theo sát con khi chơi trong các khu giải trí và thầy cô cần giám sát các con để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần áp dụng các biện pháp lắp điện an toàn để điện tránh xa tầm với của bé một cách tối ưu. 

Không tự ý chạm, bật tắt các thiết bị điện. (Ảnh: Internet)

Một số lưu ý dành cho ba mẹ để phòng ngừa giật điện cho trẻ

Song song với việc dạy kỹ năng, ba mẹ nên chủ động thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện để bảo vệ con khi ở nhà. Cụ thể:

  • Tắt thiết bị ngay khi không sử dụng: Tắt thiết bị sẽ giúp các con tránh được nguy hiểm nếu thiết bị điện có vấn đề. Ngoài ra, việc này cũng hạn chế nguy cơ cháy nổ đảm bảo an toàn cho gia đình. Hơn nữa, đây cũng là thói quen tốt giúp ba mẹ tối ưu chi phí điện hiệu quả.

  • Thiết kế thiết bị điện tránh xa tầm với của trẻ em: Các loại đồ điện như ổ cắm, điện thoại máy giặt, tủ lạnh,...cần được đặt ở nơi trẻ nhỏ không thể với tới. Nếu không gian nhà hạn chế thì bạn cần kết hợp các biện pháp như dùng nút bịt loại tốt, khóa tủ lạnh,... để đảm bảo an toàn cho bé.

  • Sử dụng biện pháp che chắn ổ điện an toàn: Như đã nói trên, ba mẹ có thể dùng các vật dụng bảo vệ ổ điện như ổ cắm dán tường, các loại vặn được làm nhựa ABS hoặc PVC có độ bền cao và dẫn điện kém. Dù vậy, một số bé lanh lợi vẫn có thể tháo bỏ bịt ổ điện dễ dàng nên ba mẹ cần giám sát con liên tục để tránh xảy ra tai nạn.

  • Thường xuyên kiểm tra thiết bị điện trong nhà: Hãy chủ động phòng tránh giật điện cho trẻ, ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ bằng cách kiểm tra đồ điện trong nhà. Việc này không chỉ đảm bảo hệ thống điện an toàn mà còn tăng tuổi thọ của thiết nếu phát hiện & xử lý vấn đề kịp thời.

Lưu ý phòng ngừa điện giật bảo vệ an toàn cho trẻ. (Ảnh: Internet)

Song song với các kỹ năng sống, ba mẹ cần chuẩn bị kiến thức học tập trên lớp cho trẻ để con phát triển toàn diện. Chương trình “Tiền tiểu học - Tiểu học” với chuỗi 3 môn Toán - Tiếng Việt - Anh sẽ giúp ba mẹ hỗ trợ con tiếp thu bài học hiệu quả. 

 

Dạy trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn là thể hiện trách nhiệm nuôi dạy con nghiêm túc, bảo vệ con an toàn của ba mẹ. Với những chia sẻ của trên đây, Monkey hi vọng các con sẽ nhận thức rõ ràng về mức độ nguy hiểm của điện và biết cách sử dụng đúng dưới sự chỉ dẫn, giám sát của ba mẹ.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!