Chuẩn bị cho trẻ lên lớp 1 cũng là điều khiến cha mẹ quan tâm, lo lắng bởi đây là thời điểm con chuyển từ việc chơi mà học sang chương trình học chuyên nghiệp hơn. Trang bị kỹ năng sống cho trẻ lớp 1 để con không lạ lẫm với môi trường mới, thích ứng nhanh chóng và có những người bạn đồng hành cùng mình.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp 1 quan trọng như thế nào?
Thay đổi môi trường học tập khiến các con không kịp thích ứng, chia tay thầy cô và các bạn cùng lớp khiến trẻ lưu luyến. Môi trường mới khiến bé lo lắng, e ngại, việc trang bị các kỹ năng sống là điều vô cùng cần thiết với các con.
Con có thể giao tiếp tốt hơn khi ở môi trường mới, kết bạn được nhiều bạn mới và có cách cư xử khéo léo hơn. Bước vào cấp 1 cũng là lúc con bắt đầu học nhiều kiến thức hơn, trang bị các kỹ năng để con có thể tiếp thu được kiến thức, nghe hiểu bài một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Những kỹ năng sống cơ bản bé cần được biết
Chia tay bạn học cũ cùng ngôi trường thân thương, bé có thể bị sốc tâm lý, buồn rầu. Dạy cho con các kỹ năng sống cần thiết để con có thể chuẩn bị trước tinh thần, tự tin hơn. Những kỹ năng sống nào cha mẹ cần dạy cho trẻ lớp 1?
Kỹ năng kết bạn, làm quen
Đây là kỹ năng con cần học đầu tiên bởi ở bất kỳ ở đâu con cũng cần những người bạn xung quanh mình. Cha mẹ nên dạy cho con cách kết bạn và làm quen với những người bạn mới. Hãy vui vẻ, cởi mở, chủ động chào hỏi bạn cùng lớp của mình. Ví dụ như: “Chào bạn, tớ là Minh, rất vui được làm quen với cậu”, hay “Chào cậu, chúng mình làm bạn với nhau nhé”.
Nói chuyện với thái độ niềm nở, bắt chuyện với bạn bằng những chủ đề thân thuộc như nhân vật hoạt hình nào bạn thích nhất, bạn thích màu nào, bạn có thích chơi trò này không? Dần dần các con sẽ gắn kết với nhau hơn. Những người bạn này có thể là những người bạn đồng hành cùng con trong suốt quãng đời học sinh, cùng con chia sẻ được nhiều điều và con cũng sẽ không cảm thấy cô đơn hay lạc lõng ở môi trường mới.
Sống trung thực, biết giúp đỡ bạn bè
Cha mẹ nên dạy con phải biết sống trung thực với tất cả mọi người, con không được phép nói dối hay làm điều sau với bạn. Cha mẹ cũng cần làm gương về cách sống này để trẻ noi theo. Luôn thẳng thắn, thành thật với đối phương, không nên giấu diếm, vòng vo. Trao đổi thẳng thắn chính là thói quen tốt nhất, giúp duy trì tình bạn bền chặt, con dễ dàng giải quyết các vấn đề khúc mắc từ bên trong.
Luôn tôn trọng bạn bè của mình, không phản bội, nói xấu hay có thái độ không tốt với đối phương. Hãy dùng trái tim để chia sẻ với nhau. Những việc tốt con làm sẽ được người khác ghi nhận, tôn trọng và yêu mến con. Con sẽ có những người bạn tốt để luôn bên cạnh, chia sẻ, giúp đỡ cùng nhau.
Dạy con biết giúp đỡ bạn bè của mình, khi bạn gặp chuyện con hãy giúp đỡ bạn, nếu ngoài sức của con hãy gọi người lớn để hỗ trợ. Cho bạn mượn đồ dùng học tập, chia sẻ khó khăn, đồng cảm với bạn học của mình và cũng bao dung khi bạn mắc lỗi. Làm được như vậy con sẽ có lòng yêu thương mọi người, lớn lên con sẽ trở thành người tốt.
Kỹ năng ghi nhớ, tập trung
Bước sang lớp 1 các con bắt đầu học về các con số, con chữ. Việc đang được vui chơi nhiều ở trường mầm non khiến con bị ngợp, chưa quen khi bị cho vào khuôn khổ. Cha mẹ hãy dạy con cách chú ý tập trung để nghe thầy cô giảng bài. Trong lớp con cần giữ trật tự, lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ, khi không hiểu bài phải giơ tay để hỏi thầy cô.
Nhiều trẻ hay bị mất tập trung, nghịch ngợm, lơ đãng hay ngủ gật trong giờ. Hãy nhẹ nhàng dạy con để con cải thiện dần, cho bé biết rằng con cần thực sự tập trung thì mới hiểu bài được, và khi con chăm chú lắng nghe giảng bài cũng là hành động tôn trọng thầy cô của mình. Nếu con không chịu nghe giảng, nghịch ngợm hay nói chuyện với bạn thầy cô sẽ rất buồn, điều này không tốt. Hơn nữa con cũng sẽ không thể tiếp thu được kiến thức, sẽ thua kém bạn bè.
Khuyến khích con giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi của các thầy cô. Con đừng sợ nói sai, quan trọng là sự tự tin và dũng cảm, nếu chưa đúng sẽ được thầy cô giải thích để mình hiểu bài hơn. Cha mẹ cũng có thể hỏi xem hôm nay con học bài gì trên lớp, đố bé những câu hỏi về kiến thức bé đã được học để kiểm tra mức độ ghi nhớ của con. Đừng quên dành lời khen cho bé để bé cảm thấy vui vẻ và có động lực hơn nhé.
Tiết lộ bí kíp dạy tiếng Việt lớp 1 cho trẻ học nhanh và hiệu quả, phụ huynh cần biết
Gợi ý 10 cách dạy toán cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 giúp con học toán vui, bố mẹ bớt lo lắng
Toán lớp 1 học những gì? Kinh nghiệm giúp bé học hiệu quả
Cách tham gia cùng bạn bè
Ở môi trường học mới sẽ có nhiều hoạt động hơn để con gắn kết với các bạn của mình. Cha mẹ hãy dạy cho con cách phối hợp cùng bạn bè để tham gia các trò chơi, các chương trình ngoại khóa hay làm bài tập nhóm. Dùng kỹ năng kết bạn của mình để có thể có một nhóm bạn tham gia cùng nhau. Hãy thể hiện những điểm mạnh của bản thân khi làm việc cùng nhau, đừng ngại bày tỏ ý kiến quan điểm của mình trước mọi người và học theo những điểm tốt của bạn.
Kỹ năng giao tiếp của con sẽ được cải thiện rõ rệt khi xử lý nhiều việc khác nhau, con có thể tranh biện để bảo vệ quan điểm hay phát huy tố chất lãnh đạo của mình. Hãy nhớ rằng con cần tôn trọng ý kiến của người khác, không ngắt lời bạn hay gạt ý kiến của bạn khi chưa phân tích rõ ràng. Hãy cùng nhau gắn kết, trao đổi, nỗ lực phối hợp với các bạn để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Xem thêm: Kỹ năng sống cho trẻ dậy thì RẤT QUAN TRỌNG cho cả trai và gái
Kiểm soát cảm xúc cá nhân
Dạy bé cách kiểm soát cá nhân khi bước vào lớp 1 cũng rất quan trọng. Chỉ cho con biết rằng con không còn nhỏ nữa, mình cần phải thật mạnh mẽ và bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề. Nhiều trẻ rất dễ khóc, nóng giận, cáu gắt hay nhút nhát khi nói chuyện với người khác. Khi gặp bất kỳ chuyện gì, việc đầu tiên con nên làm đó là thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ rồi hãy bày tỏ thái độ của mình.
Con cần nói chuyện một cách chậm rãi, rõ ràng, thể hiện đúng cảm xúc thật của mình. Hãy vui vẻ khi học tập và vui chơi với các bạn. Không được la hét, nói to hay cáu giận khi không vừa ý, đấy là hành vi xấu. Nói chuyện nhẹ nhàng với bạn khi bạn mắc lỗi sai, con cần nói “Cậu làm như vậy tớ không vui”, “Tớ không thích như vậy”, không nên hét vào mặt bạn hay cáu gắt, chửi bậy.
Dạy con cách nhìn biểu cảm của người khác để cư xử sao cho phù hợp. Không được trêu đùa bạn quá trớn, nếu con làm sai hãy dũng cảm đứng ra xin lỗi bạn, không vì ngại ngùng mà đánh mất đi tình bạn đẹp. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để dạy con, chỉ cho những gì con nên và không nên, giải thích lý do để con hiểu và thay đổi bản thân theo cách tích cực hơn.
Xây dựng thời gian biểu
Dạy bé cách sắp xếp thời gian biểu cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng. Bé cần kiểm soát được thời gian học tập và vui chơi của mình và phân bổ sao cho phù hợp. Ghi thời khóa biểu các môn học, lịch những việc cần làm trong ngày để chủ động và không bị bỏ sót. Tạo thói quen cho trẻ để bé sống có nề nếp hơn.
Ví dụ: Con phải thức dậy lúc mấy giờ, khi nào phải bắt đầu đến lớp, khi nào con học bài, khi nào con được chơi, mấy giờ con phải đi ngủ. Dạy bé cách kiểm soát giờ giấc để bé chủ động, tự lập và sống có quy củ, đúng giờ. Nhiều bé hay mải chơi mà quên học bài hay không chịu dậy sớm để đến lớp đúng giờ. Hãy để cho bé bị đi muộn và bị cô nhắc nhở, bé sẽ ngại với bạn bè mà lần sau sẽ đi sớm và làm bài đầy đủ hơn.
Cha mẹ cũng nên tạo quy định trong gia đình, để bé có thói quen tốt, không phụ thuộc vào cha mẹ và cảm thấy đây là điều mà tất cả mọi người đều cần tuân thủ. Bố mẹ vừa nhàn mà trẻ cũng có ý thức tự giác hơn.
Chuẩn bị kỹ năng sống cho trẻ lớp 1 để bé có thể tự tin hơn, trưởng thành và ba mẹ cũng yên tâm hơn khi con sang môi trường mới. Hãy thật kiên nhẫn, dạy con từ từ, làm gương cho trẻ và dùng các tình huống thực tế để bé có thể dễ dàng tiếp thu hơn. Còn rất nhiều các kỹ năng sống cho các đối tượng trẻ em khác nhau trong mục Nuôi dạy con của Monkey, hãy theo dõi chúng tôi để có nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.
TEACHING KIDS LIFE SKILLS: 7 ESSENTIAL LIFE SKILLS TO HELP YOUR CHILD SUCCEED- Ngày truy cập: 23/06/2022
https://www.brighthorizons.com/family-resources/teaching-kids-life-skills-seven-essential-life-skills-to-succeed
11 Life Skills You Should Teach Your Kids- Ngày truy cập: 23/06/2022
verywellfamily.com/teaching-children-life-skills-early-4144959