zalo
Trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn - Cha mẹ cần làm gì?
Kỹ năng sống

Trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn - Cha mẹ cần làm gì?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

29/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thực phẩm thường có những biểu hiện như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,... Có những phương pháp điều trị như thế nào khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Bố mẹ cần trang bị cách xử lý, chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị ngộ độc hiệu quả. Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn có biểu hiện gì?

Mặc dù khi trẻ lên 2 tuổi, các cơ quan và hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện hơn nhưng bố mẹ không nên cho trẻ ăn uống quá thoải mái dẫn đến tình trạng trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Hệ tiêu hóa và các men tiêu hóa hoạt động chưa mạnh mẽ nên việc trẻ rất dễ bị ngộ độc do nhiều yếu tố khác nhau.

Đối với người lớn khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh chỉ đau bụng và nặng hơn là tiêu chảy. Nhưng đối với trẻ 2 tuổi, khi trẻ ăn phải thức ăn này sẽ bị ngộ độc thực phẩm, xảy ra nhiều biểu hiện ngộ độc nặng hơn người lớn và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, không thực hiện được các quá trình tiêu hóa nhanh chóng và kịp thời dẫn đến ngộ độc thức ăn.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi vẫn chưa hoàn chỉnh về mặt ý thức do đó mà bố mẹ là người kiểm soát bữa ăn và thức ăn của con mình. Trường hợp trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn có thể do những nguyên nhân sau:

  • Do người lớn vô ý cho trẻ ăn: Khi chăm sóc bé người lớn nghĩ những món ăn này đầy chất dinh dưỡng nhưng khi trẻ ăn vào, các chất độc hại, sự hấp thụ của hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến việc trẻ bị ngộ độc.

  • Do trẻ tự ăn thức ăn chưa được rửa sạch: Trẻ 2 tuổi rất tò mò và muốn khám phá mọi thứ trong tầm nhìn của mình. Vì vậy những thức ăn chưa được khử khuẩn và rửa sạch trẻ ăn phải cũng khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm ở trẻ 2 tuổi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Các biểu hiện thông thường ở trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn

Biểu hiện ngộ độc thông thường thường sẽ xảy ra ngay lập tức, sau vài giờ hoặc vào ngày hôm sau khi ăn phải thức ăn chứa hóa chất, vi khuẩn gây ngộ độc. Dưới đây là những biểu hiện của ngộ độc hay xảy ra khi trẻ ăn uống thực phẩm gây ngộ độc:

  • Đột ngột đau bụng.

  • Gây buồn nôn và hay nôn nhiều.

  • Đi ngoài nhiều lần gây kiệt sức và thiếu nước, chất điện giải trầm trọng.

  • Phân lỏng và không đều, nặng hơn có thể đi ra máu.

Ngoài những biểu hiện thông thường trên, khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm còn bị sốt cao, sốt nhẹ. Tùy theo mỗi tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng sốt này nặng hoặc nhẹ. Nhiều trường hợp trẻ không xuất hiện biểu hiện sốt nhưng có nhiều trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ C. Lúc này sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bố mẹ lúc này cần để ý tình trạng của trẻ và đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn

Để biết cách ứng phó với tình trạng của ngộ độc thức ăn ở trẻ 2 tuổi, trẻ cần được nhanh chóng xử lý để không rơi vào tình trạng nguy hiểm về sức khỏe của trẻ. Bố mẹ luôn luôn phòng bị những biện pháp xử lý khi trẻ bị ngộ độc đúng cách. Dưới đây là những hướng dẫn giúp cha mẹ xử lý khi trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn:

Phát hiện nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ 2 tuổi

Sau thời gian gây ngộ độc cho trẻ, sau khi nhận biết được các dấu hiệu ngộ độc ở trẻ, bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc. Mục đích là ngừng ăn hoặc uống những thức ăn chứa vi khuẩn hoặc hóa chất gây ngộ độc ở trẻ.

Thông thường, trẻ sẽ bị ngộ độc ngay sau khi ăn thức ăn đó, hoặc có thể cơ thể trẻ sẽ biểu hiện sau một vài giờ và thậm chí là vài ngày sau. Do đó, bố mẹ hãy luôn ghi nhớ những món ăn mà trẻ ăn phải khoảng 3 ngày trở lại và tìm ra món ăn nào lạ mà trẻ không thường ăn. Đó có thể là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ.

Hoặc nếu bố mẹ hay người lớn cho trẻ uống nước lạ như nước ngọt, nước có gas, trà,... và trẻ xuất hiện những biểu hiện ngộ độc thực phẩm. Phụ huynh hãy luôn để ý đến đồ ăn thức uống của trẻ.

Lý do cần phát hiện ra nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là biết những nguyên nhân này sẽ giúp cho quá trình xử lý tình trạng ngộ độc và chăm sóc trẻ đúng cách hơn. Những nguyên nhân gây ngộ độc có thể do cơ thể không hấp thu được, thực phẩm chứa hóa chất độc hại, thực phẩm chứa vi sinh vật nguy hiểm,... Và vì có nhiều thực phẩm có thể giúp trẻ khỏe do ngộ độc và cũng có thể gây ngộ độc thêm do nguyên nhân gây ngộ độc.

Biết nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm để có những xử lý kịp thời và hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Giúp trẻ đào thải thức ăn gây ngộ độc ra ngoài

Khi trẻ có những biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm, bố mẹ cần nhanh chóng xử lý bằng cách đưa các chất mà trẻ ăn, uống phải đào thải ra ngoài. Cụ thể, bố mẹ nên cho trẻ đi vệ sinh hết hoặc có thể nôn hết thức ăn ra ngoài.

Trẻ nôn được là dấu hiệu tốt, nếu trẻ không nôn được bố mẹ hãy nhanh chóng thực hiện các biện pháp cho trẻ nôn. Đặt trẻ ở tư thế gây nôn đúng cách là để trẻ nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang bên và dùng ngón tay đã khử khuẩn móc vào cuống lưỡi để trẻ nôn thức ăn ra.

Mặc dù đây là phương pháp gây nôn hiệu quả khi trẻ không nôn được, nhưng bố mẹ cần thực hiện khéo và tránh làm trầy xước họng của trẻ.

Lưu ý: Không nên gây nôn khi trẻ nằm ngửa, tư thế này sẽ khiến trẻ bị sặc lên mũi hoặc vào phổi khiến trẻ bị ngạt. Cần chuẩn bị khăn giấy để lau chùi miệng trẻ, cho trẻ xúc nước ấm sau khi nôn.

Bổ sung nước, chất điện giải cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Trong quá trình trẻ bị ngộ độc thực phẩm, trẻ dễ bị nôn và đi ngoài nhiều lần, cơ thể không kịp cung cấp nước và chất điện giải khiến trẻ bị mệt và mất nước, chất điện giải. Nếu cơ thể mất nước và chất điện giải trầm trọng thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bố mẹ có thể cung cấp nước và chất điện giải cho trẻ kịp thời, có thể pha oresol để cung cấp nước và chất điện giải kịp thời cho trẻ.

Hướng dẫn nguyên tắc pha oresol bố mẹ cần lưu ý, hãy pha oresol theo đúng hướng dẫn. Sau khi pha oresol, cần cho trẻ uống từ từ, chậm rãi, đối với trẻ 2 tuổi bố mẹ cần cho trẻ uống với lượng ít oresol, không nên cho trẻ uống quá nhiều trong cùng một lúc.

Nhiều trường hợp trẻ bị nôn và đi ngoài nhiều lần, bố mẹ lo sợ con mất nước vì vậy mà pha lượng lớn oresol và bắt trẻ uống một lần. Lúc này cơ thể trẻ sẽ chịu không nổi và lại nôn ra ngoài, trẻ sẽ không được bù đắp lượng nước và chất điện giải đã mất mà còn khiến tình trạng của trẻ càng trầm trọng.

Những loại nước có gas tưởng chừng như có hiệu quả trong việc tiêu hóa nhưng những loại nước này khiến tình trạng của trẻ trầm trọng hơn. Ngay cả nước cũng không cung cấp đủ nước và chất điện giải cho trẻ.

Nếu tình trạng cơ thể của trẻ trở nên trầm trọng, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bù nước và chất điện giải kịp thời bằng đường truyền dịch.

Giúp trẻ bổ sung nước và chất điện giải khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn mềm giúp trẻ nhanh hồi phục

Trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn là tình trạng trẻ thường xuyên xảy ra do trẻ tinh nghịch, chưa phân biệt đâu là thức ăn ăn được và không nên ăn. Sau khi xử lý tình trạng ngộ độc ở trẻ kịp thời, bố mẹ cần cung cấp một chế độ ăn uống cho trẻ 2 tuổi hợp lý. Vì trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng mà không khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục.

Những thức ăn giúp trẻ nhanh hồi phục do ngộ độc thực phẩm

Những nhóm thức ăn dưới đây giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng nhanh nhất có thể mà không phải khiến hệ men tiêu hóa hoạt động co bóp liên tục. Liệt kê các thực phẩm giúp trẻ cung cấp đủ dinh dưỡng khi trong tình trạng ngộ độc thực phẩm:

  • Thức ăn loãng: Thức ăn loãng giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường vì các cơ quan tiêu hóa không phải hoạt động nhiều nhưng vẫn nhận được đủ năng lượng để hồi phục. Những thức ăn loãng mà trẻ có thể ăn như cháo, súp, canh,...

  • Những thức ăn ít chất béo và chất xơ cho trẻ: Nhóm thức ăn chứa ít chất béo và chất xơ giúp quá trình hoạt động hấp thu dễ dàng hơn đối với trẻ 2 tuổi. Thực phẩm mà trẻ có thể cung cấp được như ngũ cốc, lòng trắng trứng, cơm, mì, khoai tây,...

  • Chuối: Chuối chứa Kali dồi dào, chất này giúp giảm cảm giác buồn nôn ở trẻ. Chuối còn là thực phẩm dễ tiêu hóa và giúp trẻ bổ sung được năng lượng. Bố mẹ có thể cho trẻ ăn nguyên quả hoặc làm thành sinh tố cho trẻ cung cấp mỗi ngày.

  • Gừng: Gừng hỗ trợ hiệu quả những bệnh lý về đường tiêu hóa mà trẻ hay gặp phải, quan trọng nhất là gừng hỗ trợ tiêu hóa trong tình trạng ngộ độc thức ăn ở trẻ. Bố mẹ có thể xay gừng trong thức ăn giúp dạ dày của trẻ dịu lại, hoặc có thể làm nước gừng mật ong, trà gừng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Táo: táo là một trong những thực phẩm mang lại hiệu quả tốt khi trẻ bị ngộ độc, giúp trẻ đối phó những triệu chứng khó chịu do ngộ độc gây ra.

Xem thêm:  Trẻ bị ngộ độc nên ăn gì để nhanh khỏi - Lời khuyên từ chuyên gia

Những thức ăn trẻ cần được cung cấp khi bị ngộ độc thức ăn (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Những món ăn trẻ không nên ăn khi bị ngộ độc thức ăn

Trong quá trình trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn, những thực phẩm trẻ được bổ sung vào tưởng chừng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Nhưng những thực phẩm này khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động nhiều hơn và khiến tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những thức ăn trẻ nên kiêng khi bị ngộ độc thức ăn:

  • Thực phẩm khô cứng: Những thực phẩm khô cứng khi trẻ ăn vào sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ co bóp mạnh mẽ. Tình trạng “kiệt sức” của các cơ quan tiêu hóa của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Những thực phẩm khô cứng như rau củ cứng, thực phẩm thô, dầu mỡ, đồ chiên,...

  • Sữa, bơ và thực phẩm từ sữa và bơ: trong sữa có chứa các thành phần Lactose và thành phần này cần có sự hoạt động mạnh mẽ của hệ men tiêu hóa thì mới có thể hấp thu được. Do vậy, trẻ bị ngộ độc có hệ tiêu hóa yếu, khi cung cấp bơ sữa sẽ khiến bụng của trẻ bị khó tiêu và chướng bụng.

  • Sữa chua: Trong sữa chua có những men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa nhưng trong những trường hợp trẻ bị ngộ độc do những vi sinh vật thì sẽ khiến cho tình trạng ngộ độc ở trẻ càng nặng thêm.

Những nhóm thức ăn trẻ không được ăn khi bị ngộ độc (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Không tùy ý sử dụng thuốc tiêu chảy cho trẻ 2 tuổi bị ngộ độc

Tuyệt đối không được cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy hoặc một số loại thuốc khác. Tiêu chảy có thể do ngộ độc thực phẩm hoặc do không hợp thức ăn và ăn cùng một lúc những món ăn kỵ nhau. Do vậy, khi bố mẹ chưa biết nguyên nhân tại sao trẻ bị ngộ độc và tiêu chảy do đâu thì không nên cho trẻ uống nước cầm tiêu chảy.

Bố mẹ và người lớn chỉ cần cho trẻ tống hết tất cả những thức ăn ra ngoài là cơ thể trẻ sẽ ổn định lại. Nhiều trường hợp, bố mẹ vội cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy khiến tình trạng ngộ độc ở trẻ trầm trọng. Lý do là trẻ không được đi ngoài và thải những chất độc ra ngoài và để chất độc giữ lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn. Khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

Quan sát biểu hiện và đưa trẻ đi khám kịp thời

Khi bố mẹ xử lý trẻ bị ngộ độc thực phẩm bằng nhiều biện pháp khác nhau. Nhưng tình trạng của trẻ vẫn không thuyên giảm, tình trạng của trẻ ngày càng nghiêm trọng, trẻ luôn nôn mửa và đi ngoài liên tục. Do đó, trẻ cần được bố mẹ đưa đi khám lập tức.

Những biểu hiện dưới đây mà bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

  • Nôn nhiều: khi bố mẹ tìm cách cho trẻ nôn nhiều nhằm đào thải hết chất độc ra ngoài. Nhưng trẻ vẫn xảy ra tình trạng nôn nhiều và nôn đến mức ra chất lỏng màu xanh hoặc ra máu. Khi đó bệnh tình của trẻ rất trầm trọng vì vậy cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.

  • Trẻ không thể uống nước và oresol được: Trẻ lúc này bị thiếu nước và chất điện giải nghiêm trọng. Nhưng khi trẻ được cung cấp nước và chất điện giải nhưng bị nôn ra ngay lập tức, lúc này cần đưa trẻ đến các cơ quan y tế để được truyền nước, chất điện giải kịp thời.

  • Dấu khác như sốt cao, phân ra máu, khát nước nhưng không uống được, đau bụng nhiều, trướng bụng và kéo dài.

Xử lý khi trẻ ngộ độc thực phẩm - quan sát biểu hiện và đưa trẻ đi khám kịp thời (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Phòng chống nguy cơ bị ngộ độc thức ăn ở trẻ 2 tuổi

Bố mẹ hãy luôn cung cấp đầy đủ các kiến thức để phòng chống nguy cơ bị ngộ độc thức ăn ở trẻ 2 tuổi. Dưới đây là những biện pháp phòng chống giúp bảo vệ an toàn cho trẻ khỏi ngộ độc thức ăn:

Thực phẩm sạch và được khử trùng

Bố mẹ hãy lựa chọn những địa điểm cung cấp thực phẩm rõ nguồn gốc, có chứng nhận vệ sinh. Những thực phẩm này sẽ không chứa những vi khuẩn và hóa chất độc hại. Trẻ và gia đình ăn những thực phẩm sạch này sẽ yên tâm và giảm bớt tình trạng ngộ độc.

Bảo quản thực phẩm sạch

Cần bảo quản thực phẩm hợp lý khi mua thức ăn về gia đình và lưu trữ lâu dài. Bảo quản kỹ sẽ giúp thực phẩm không bị biến chất và tạo ra những hóa chất độc hại. Những hóa chất này dễ khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm hơn.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín

Thực phẩm chính chứa những vi sinh và vi khuẩn độc hại, khi bố mẹ để những thực phẩm chính và thực phẩm sống gần nhau sẽ khiến thực phẩm chín bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn độc hại khi trẻ ăn vào sẽ khiến cho trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Không cho trẻ ăn thức ăn lạ

Những thức ăn lạ như thực phẩm ngoài ngoài đường phố, thực phẩm muối chua, chế biến sẵn, đồ ăn tái,... chứa nhiều vi khuẩn độc hại, hóa chất xảy ra trong quá trình lên men thực phẩm. Do vậy, thực phẩm này khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm khi trẻ ăn phải.

Phòng chống nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm - Không cho trẻ ăn thức ăn lạ (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Hướng dẫn cho trẻ và gia đình rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi động vào đồ ăn sống. Khử trùng các khu vực bằng chất tẩy rửa gia dụng khi trong gia đình có người bị bệnh.

Sử dụng thớt, đĩa, dao riêng cho đồ ăn sống và đồ ăn chín. Rau củ nên được rửa sạch, có thể rửa với muối hoặc chất rửa trái cây đặc hiệu. Sau khi cắt thịt chín, đồ ăn chín bố mẹ nên rửa sạch với chất tẩy rửa nhằm tránh các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào những thức ăn sau.

Ăn chín uống sôi

Đảm bảo đồ ăn được nấu chín kỹ, lưu ý về độ chín của mỗi loại thức ăn. Trẻ 2 tuổi các cơ quan của hệ tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh, men tiêu hóa của trẻ chưa phát triển do vậy nếu bố mẹ cho trẻ ăn đồ ăn chưa chín sẽ khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Nên cho trẻ uống nước sôi hoặc nước đã tiệt trùng. Nước chưa sôi sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn có hại khiến trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý khác mà trẻ nhỏ thường xuyên bị, bố mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống nhằm nâng cao đề sức đề kháng cho trẻ. Giai đoạn này là giai đoạn trẻ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để phát triển cơ thể toàn diện hơn. Như vậy trẻ mới có thể ít mắc phải các bệnh vặt và ít gặp trường hợp ngộ độc hay vấn đề tiêu hóa.

Cho trẻ ăn chín uống sôi để phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã chia sẻ thông tin đến phụ huynh về trẻ 2 tuổi bị ngộ độc thức ăn được Monkey chia sẻ. Qua bài viết này, bố mẹ có thể trang bị cho mình những kiến thức phù hợp để xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, để phòng tránh bố mẹ cũng cần có kiến thức để bảo vệ sức khỏe trẻ an toàn hơn. Đừng quên theo dõi Monkey để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích về nuôi dạy con.

How long does food poisoning last in a 2 year old?  - Ngày truy cập 22/07/2022

https://ottovonschirach.com/how-long-does-food-poisoning-last-in-a-2-year-old/ 

Symptoms of Food Poisoning in Children - Ngày truy cập 22/07/2022

https://www.verywellhealth.com/food-poisoning-food-poisoning-symptoms-2634360 

 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!