zalo
Trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước có nguy hiểm hay không
Kỹ năng sống

Trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước có nguy hiểm hay không

Hồng Nhung
Hồng Nhung

20/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nổi mụn nước là một biểu hiện rất thường gặp ở những trẻ nhỏ khi bị côn trùng cắn. Trong một số trường hợp trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước, những vết mụn nước này vô hại, một thời gian là nó sẽ tự động lặn và biến nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, vẫn có một số vết mụn nước rất nguy hiểm và nếu không xử lý kịp thời sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm. Để biết rõ hơn về trường hợp này, bố mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước

Hầu hết các tình huống bị côn trùng cắn rất dễ nhận biết vì nó có hình thái nhận diện rất đặc biệt. Sau khi bé tiếp xúc với nọc của côn trùng khoảng 2 tiếng, da bé sẽ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện như sau:

  • Ở vùng da bị cắn sẽ bắt đầu nổi mẩn đỏ hoặc nổi vệt dài và bắt đầu ngứa.

  • Vùng da bị côn trùng cắn sẽ cộm và gồ cao hơn so với vùng da xung quanh. 

  • Bóng nước sẽ bắt đầu xuất hiện tại vùng da mà côn trùng cắn.

  • Các bóng nước xuất hiện với đa dạng hình dáng và kích thước, từ vài mm đến vài cm. 

  • Các mụn nước này sẽ có xu hướng phát triển thành mụn nước chứa dịch mủ.

  • Đối với những trường hợp nhẹ da sẽ bị tổn thương trong vòng 3 đến 5 ngày. 

  • Đối với trường hợp nặng có thể khiến vùng da lở loét, chảy dịch thậm chí có thể dẫn đến hoại tử.

  • Những vết mụn nước này thường xảy ra ở những vùng như da mặt, tay, cổ và chân. 

Xuất hiện những mụn nước với các kích thước khác nhau trên vùng da bé bị côn trùng cắn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các loại côn trùng có thể gây mụn nước khi đốt trẻ

Bình thường khi tiếp xúc với dịch tiết hay với cơ thể của côn trùng thì da chỉ có những triệu chứng đỏ và sưng nhẹ. Tuy nhiên đối với một số loại côn trùng mà trong da của chúng chứa pederin & và axit phosphor thì khi tiếp xúc với da sẽ bị kích ứng và nổi bóng nước. Sau đây là một số loại côn trùng khi cắn sẽ gây nổi mụn nước trên da, bố mẹ nên biết để phòng tránh cho bé:

  • Bướm đêm

  • Kiến ba khoang

  • Sâu ban miêu

  • Bướm bụi

  • Ong vò vẽ

  • Kiến lửa

  • Ong bắp cày

  • Bọ ve

  • Rệp

  • Muỗi

  • Bướm đuôi vàng

Kiến ba khoang là loài côn trùng cực độc, rất nguy hiểm khi bé bị cắn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nguyên nhân trẻ bị nổi mụn nước do côn trùng cắn

Trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước do rất nhiều nguyên nhân, cụ thể:

  • Do cơ địa: Phản ứng miễn dịch của cơ thể diễn ra ngay sau khi côn trùng cắn. Đặc biệt đối với làn da nhạy cảm của em bé thì phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn và nghiêm trọng hơn như bị bầm tím, bị phồng rộp, ngứa ngáy, đau rát. 

  • Do côn trùng: Tuỳ loại côn trùng cắn sẽ gây ra những phản ứng khác nhau. Có loại côn trùng không độc, cũng có loại côn trùng có độc. Nhóm côn trùng có độc này sẽ tiêm độc tố vào da bé qua vòi gây đau nhức và nổi mụn. Đặc biệt là những loại côn trùng có chứa pederin, axit phosphor như đã nhắc ở trên.

Nhóm côn trùng có độc khi cắn sẽ để lại những vết mụn nước trên da (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn cách xử lý nhanh khi bị côn trùng đốt

Ngay sau khi phát hiện bé bị côn trùng cắn, bố mẹ nhanh chóng xử lý vết thương ngay, tránh gây hậu quả xấu về sau. 

  • Lấy nọc: Đầu tiên bố mẹ nhanh chóng đưa nọc độc của côn trùng ra khỏi cơ thể bé. Bố mẹ dùng nhíp sạch và lấy nọc độc ra khỏi cơ thể bé. Tuyệt đối không dùng tay không chạm vào vết thương, điều này có thể khiến vết thương bị nhiễm khuẩn và làm nỡ túi độc trong cơ thể bé.

  • Rửa sạch vết đốt làm loãng độc: Sau khi đã đưa nọc độc ra ngoài cơ thể, bố mẹ tiến hành rửa vết thương của bé bằng nước sạch hoặc bằng xà phòng diệt khuẩn. Mục đích của việc này là để làm loãng độc. Nếu bé có biểu hiện đau đớn, bố mẹ hãy chườm lạnh vào vết thương của bé, điều này giúp bé giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.

Xem thêm: Trẻ bị côn trùng cắn cần xử lý như thế nào? Trẻ bị côn trùng cắn bôi gì

Xem thêm: Trẻ bị côn trùng đốt sưng to - Hướng dẫn cách xử lý cho cha mẹ

Nhanh chóng đưa nọc ra khỏi cơ thể bé bằng nhíp sạch, tuyệt đối không dùng tay không (Ảnh: Sưu tầm internet)

Điều trị trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước

Sau khi sơ cứu vết thương cho bé, bố mẹ cần phải biết cách chăm sóc và điều trị vết thương cho bé để vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó trong quá trình chăm sóc, bố mẹ cần lưu ý một số điều để vết thương không bị nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Dùng nước muối sinh lý để lau sạch vùng da bị đốt

Sau khi bị côn trùng cắn, mẹ cần làm sạch vùng da bị cắn của bé với nước muối sinh lý. Điều này nhằm đào thải chất độc đồng thời làm dịu vết thương của bé, hạn chế sự phát triển của mụn nước.

Bên cạnh đó, mẹ có thể thường xuyên ngâm da với nước muối loãng hoặc chườm đắp lên vết đốt để giảm sưng viêm. Nếu thực hiện xử lý nhanh, bạn có thể loại trừ được gần như trọn vẹn nọc độc của côn trùng.

Dùng nước muối sinh lý để làm sạch vùng da bị cắn của bé (Ảnh: Sưu tầm internet)

Sử dụng thuốc bôi để giảm vết bọng nước do côn trùng đốt

Ngoài vệ sinh và sơ cứu đúng cách thì sử dụng thuốc bôi sẽ giúp cho vết thương của bé nhanh lành hơn. Dưới đây là một số loại thuốc bôi mà bố mẹ có thể sử dụng để giảm vết bọng nước côn trùng cắn cho bé.

  • Hồ nước: Hồ nước là dung dịch bôi ngoài da giúp làm dịu, có tính sát trùng và giảm viêm, ngăn lây nhiễm cho vết thương của bé. Thuốc thường được sử dụng lúc mới bị bệnh côn trùng cắn và sử dụng 1 đến 2 lần để nâng cao hiệu quả chữa lành của các triệu chứng.

  • Thuốc tím: Trong thuốc tím có chứa kali pemanganat có tính oxy hoá cao giúp tiêu diệt các vi khuẩn nấm mốc, tiêu diệt những con vi khuẩn trên bề mặt da hiệu suất cao. Đối với những trường hợp tổn thương da lan rộng, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm và hỏi ý kiến bác sĩ về việc pha thuốc ngâm rửa vết thương hoặc thậm chí là tắm.

  • Dung dịch Jarish: Trong thuốc có chứa hoạt chất Glycerin & Acidum Boricom có tác dụng làm sạch da, giảm tình trạng sưng viêm và ngăn chặn nguy cơ bội nhiễm. Mẹ có thể sử dụng thuốc bôi này từ 1 đến 2 lần một ngày để ngăn chặn sự phát triển của vết thương.

  • Dung dịch Milian: Dung dịch Milian với hoạt chất methylen có tác dụng sát trùng nhẹ và phá vỡ những phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng. Thuốc này thường chống chỉ định trong chữa các bệnh viêm da có mủ và viêm da do virus. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bôi lên vết thương 1 đến 2 lần một ngày sau khi vệ sinh vết thương. 

  • Thuốc mỡ kháng sinh: Sau khi vết thương bị côn trùng cắn của bé khô lại, bạn có thể sử dụng một số phương thuốc mỡ kháng sinh chẳng hạn như Fucicort, Eumovate & Gentrisone,... Những loại thuốc này có công dụng giảm ngứa ngáy khó chịu và hạn chế được tình trạng viêm nhiễm. 

  • Kem làm dịu da: Một số loại kem làm dịu da với thành phần lành tính có thể giúp làm dịu và làm khô vết mụn nước trên da bé thường được sử dụng như Mentholatum Remos IB, Chicco, S-Quito,... Những loại kem làm dịu da này có công dụng cấp ẩm, làm dịu, hạn chế nguy cơ để lại sẹo xấu trên da bé. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại kem bôi da này, mẹ hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi bôi lên da bé nhé. 

Dung dịch Milian - một trong những loại thuốc bôi giúp hạn chế tình trạng nổi mụn nước của bé bị côn trùng cắn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước uống thuốc gì?

Nhiều trường hợp trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước đều có thể lành lại sau khi sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da kèm theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên làn da của bé rất mỏng manh, nhạy cảm nên bố mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm một số loại thuốc uống để kiểm soát các triệu chứng như:

  • Các loại thuốc giảm đau: Trong trường hợp bé bị các loại côn trùng cắn và gây nên tình trạng nổi mụn nước, sưng hạch, sốt nhẹ, đau nhức, mệt mỏi,... thì có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Naproxen, Diclofenac, Acetaminophen.

  • Các loại thuốc kháng histamin tổng hợp: Để giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy và mẫn cảm do côn trùng cắn thì bác sĩ chỉ định một số loại thuốc kháng histamin tổng hợp như Loratadin, Clorpheniramin, Promethazine, Diphenhydramine. 

  • Một số loại thuốc kháng sinh: Đối với trường hợp vết côn trùng cắn bị nổi bóng nước có dấu hiệu bội nhiễm thì bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh đường uống với mục đích ức chế hoạt động và ức chế sự phát triển của những con vi sinh vật. Đồng thời làm giảm tổn thương trên da bé và ngăn chặn sự nhiễm trùng.

Kết hợp dùng thuốc uống kháng histamin để vết thương hồi phục nhanh hơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bảo vệ trẻ hạn chế nguy cơ bị côn trùng cắn

Những vết thương bị côn trùng cắn có trường hợp nguy hiểm, nhưng cũng có trường hợp không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên các triệu chứng do côn trùng cắn gây ngứa ngáy khó chịu trên da bé tiềm ẩn nguy cơ để lại các loại sẹo. Để bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị côn trùng cắn, bố mẹ hãy chú ý những điều như sau:

  • Côn trùng hoạt động nhiều nhất là vào ban đêm, vì vậy bố mẹ chú ý đóng rèm vào buổi tối để tránh côn trùng bay vào nhà.

  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là vào những ngày mưa, thời tiết ẩm ướt. Sử dụng xịt côn trùng để tiêu diệt côn trùng, sa thải nấm mốc và bụi bặm. 

  • Bố mẹ hạn chế phơi quần áo ngoài trời vào ban đêm vì côn trùng có thể bám vào quần áo của bé.

  • Kiểm tra quần áo thật kỹ trước khi mặc vào cho bé.

  • Nếu phát hiện có côn trùng trên da bé, bố mẹ lập tức đuổi côn trùng và lau sạch vùng da đó ngay. 

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để hạn chế sự xuất hiện của côn trùng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài viết trên đây tổng hợp tất cả những thông tin về trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước. Hy vọng với những chia sẻ trê, bố mẹ có thể biết cách xử khi gặp trường hợp bé bị nổi mụn nước này. Đừng quên theo dõi website của Monkey để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về chăm sóc bé nhé. 

How to Identify and Treat Insect Bites on Babies - 30/8/2022

How to Treat Bug Bites on Babies - 30/8/2022

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!