Có rất nhiều món ngon chứa đầy dinh dưỡng để bồi bổ cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên một số món ăn lại có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ, đồng thời làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Hãy cùng tìm hiểu xem mẹ sau sinh không nên ăn gì ngay dưới bài viết dưới đây nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe và sữa mẹ thế nào
Theo chuyên gia khuyến cáo,mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trẻ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ phát triển vượt trội hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Dinh dưỡng của mẹ có vai trò rất lớn tới lượng sữa và thành phần vi chất có trong sữa mẹ như các vitamin nhóm A, D và B1.
Đặc biệt, trong sữa mẹ chứa một lượng kháng thể rất lớn, tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho mẹ cũng rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Những đứa trẻ được cung cấp đầy đủ sữa sẽ khỏe mạnh hơn, ít mắc bệnh vặt, lớn lên cũng ít gặp các bệnh mạn tính như tiêu chảy, các bệnh về hô hấp.
Sau sinh mẹ cần nhiều năng lượng hơn so với lúc chưa mang thai từ 300-500 kcal. Mẹ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và được nghỉ ngơi thoải mái thì mới có thể nhanh hồi phục sức khỏe và có đủ sữa cho con bú.
Các loại thực phẩm mẹ nên tránh xa
1. Tỏi, ớt, các loại gia vị mạnh
Tỏi, ớt, mù tạt là gia vị ưa thích của nhiều người nhưng mùi vị hăng nồng, tính cay nóng của các loại gia vị không dễ chịu với bé nên bạn cần tránh thêm loại gia vị này vào thực đơn cho phụ nữ sau sinh. Nếu bạn ăn nhiều tỏi,ớt hay mù tạt mùi vị của sữa mẹ có thể cũng bị ảnh hưởng đến trẻ khiến trẻ lười bú hơn.
2. Sau sinh mẹ kiêng uống cà phê
Trong cà phê chứa cafein gây ảnh hưởng không tốt tới thần kinh của trẻ. Tuy việc uống cà phê có thể giúp mẹ tỉnh táo hơn, tuy nhiên thức uống này lại không hề tốt cho trẻ nhỏ. Hệ thần kinh của trẻ lúc này rất non nớt, việc sử dụng các chất kích thích mạnh sẽ gây ảnh hưởng tới trẻ, khiến trẻ bị mất ngủ, mệt mỏi, dễ quấy khóc.
3. Socola
Trong socola cũng chứa caffeine nên sẽ có ảnh hưởng tương tự như cà phê lên giấc ngủ của bé. Mẹ ăn quá nhiều socola có thể dẫn tới hiện tượng bé quấy khóc do bị ảnh hưởng giấc ngủ, hệ thần kinh bé hoạt động không ổn định.
4. Rượu bia
Rượu bia luôn nằm ngoài danh sách những loại thực phẩm dành cho các bà mẹ mới sinh. Trong rượu bia có chứa một lượng cồn lớn, khi tích tụ nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng. Việc mẹ tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ làm giảm đáng kể lượng sữa, đồng thời khiến bé thiếu tỉnh táo, mệt mỏi và dễ ảnh hưởng tới tâm lý.
5. Đậu phộng (lạc)
Đậu phộng là thực phẩm rất dễ gây các phản ứng dị ứng và những phản ứng này thường rất nghiêm trọng như nổi mề đay, khó thở, tiêu chảy… Vậy nên mẹ hãy cẩn thận tránh khi sử dụng những món có đậu phộng khi đang trong thời gian cho con bú để phòng trường hợp bé bị dị ứng. Có thể sử dụng thử và theo dõi các phản ứng của trẻ sau khi được cho bú nhé.
6. Đồ ăn cay
Mới sinh kiêng ăn đồ ăn quá cay, đồ ăn cay không hề tốt cho sức khỏe, ngay cả đối với những người bình thường và đặc biệt là những bà mẹ đang cho con bú. Việc ăn thực phẩm cay không những có thể kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ mà còn có thể gây tác động xấu đến đường ruột và chất lượng máu của bé.
7. Dầu mỡ
Các bà mẹ mới sinh và đang cho con bú nên tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ vì những món này sẽ khiến cơ thể tích mỡ xấu. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng của bạn mà còn tác động không tốt lên chất lượng sữa. Mẹ nên ưu tiên những món luộc hay hấp và tránh những món chiên xào nhé.
Mẹ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé
Ngũ cốc:
Ngũ cốc cung cấp lượng lớn carbohydrate, carbohydrate không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể của bạn mà nó còn cung cấp chất xơ cần thiết.
Các loại ngũ cốc mà mẹ sau sinh được khuyến cáo sử dụng đó là các loại ngũ cốc nguyên hạt, chứa nhiều chất xơ hơn ngũ cốc tính chế như mạch nha lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, các loại đậu, hạt mè, hạnh nhân, óc chó,... Các loại thực phẩm như vậy sẽ giữ lượng đường trong máu ổn định vì chúng là carbohydrate phức tạp, do đó cơ thể cần nhiều thời gian để phân hủy và hấp thụ hơn.
Nên tránh các loại thực phẩm đã tinh chế như bánh ngọt, gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống trắng,...Đây là các loại carbohydrate đơn giản được cơ thể chuyển hóa thành đường nhanh chóng và dễ bị hấp thụ.
Người mẹ cần ăn đủ 14,5 đơn vị ngũ cốc mỗi ngày.
Thịt, cá (đạm):
Protein (đặc biệt là các axit amin tạo nên protein) chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển thể chất của cả mẹ và bé.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bà mẹ đang cho con bú cần phải bổ sung thêm khoảng 7 đơn vị đạm mỗi ngày trong 6 tháng đầu.
Lượng đạm cần thiết trong 6 tháng đầu là 79gr/ngày, tăng 19 gr/ngày so với nhu cầu bình thường. Trong 6 tháng tiếp theo tổng lượng đạm cần thiết trong 1 ngày là 73g, tăng thêm 13g/ngày so với nhu cầu bình thường.
Nên ăn các loại thực phẩm có thành phần đạm cao như cá hồi, thịt bò nạc, thịt lợn,... để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết.
Sữa và các sản phẩm từ sữa:
Sữa có thành phần chính là nước (87-92% sữa là nước), chất béo, protein, đường lactose, vitamin và các khoáng chất. Đây là nguồn dưỡng chất dồi dào là cứu tinh cho những người cần bổ sung dinh dưỡng, là thức uống giúp cơ thể thêm năng lượng sống, đặc biệt là những người sức khỏe yếu.
Sử dụng sữa các sản phẩm từ giúp cơ thể bổ sung được canxi giúp xương chắc khỏe, đồng thời một số sản phẩm được làm từ sữa như sữa chua lại rất tốt cho đường tiêu hóa.
Canxi trong sữa rất có lợi cho việc phát triển xương, răng và cơ bắp của trẻ nhỏ.
Do đó, mẹ cần uống ít nhất 700ml sữa mỗi trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Trứng và sản phẩm từ trứng:
Trứng là loại thực phẩm linh hoạt đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày. Ngoài ra, nó còn được coi là có hàm lượng protein hoàn hảo với hầu hết các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Trứng không những chứa một lượng vitamin và khoáng chất mà còn có hàm lượng choline khá dồi dào. Vì thế, trứng là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bà mẹ sau sinh bởi nó đáp ứng đủ những chất cần thiết theo nhu cầu khuyến nghị.
Rau củ:
Rau củ chứa các vitamin tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt chứa nhiều chất xơ chống táo bón, tốt cho tiêu hóa.
Cải bó xôi, súp lơ xanh rất giàu vitamin A, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, rau củ, đặc biệt là các loại đậu còn là nguồn vitamin C, sắt và canxi dồi dào.
Nước:
Nước giúp cho quá trình duy trì năng lượng cũng như khả năng sản xuất sữa của mẹ
Khi cho con bú, các bà mẹ hay gặp cảm giác bị khát do mất nước.Vì vậy, bà mẹ cần uống khoảng 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày tương đương với 12-15 cốc nước.
Mẹ có thể sử dụng thêm các loại nước ép, sinh tố để bổ sung thêm lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Một số thực phẩm lợi sữa mẹ sau sinh không nên bỏ qua
Cá hồi giàu DHA,
Thịt bò nạc
Chế phẩm từ sữa: mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 6-7 đơn vị sữa
Trái cây, rau củ
Ngũ cốc nguyên hạt
Xem thêm:
- Mẹ sau sinh nên ăn gì để mẹ khỏe bé thông minh
- Mẹ bầu sau sinh ăn được quả gì? Top 10 loại quả tốt cho mẹ và bé
Những lưu ý về dinh dưỡng mẹ nên biết
Tăng số bữa ăn trong ngày: nên chia làm nhiều bữa trong ngày, khoảng 3-6 bữa/ngày để đáp ứng nhu cầu về năng lượng.
Đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn: Bữa ăn của mẹ sau sinh cần đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường; chất đạm; chất béo; và nhóm vitamin/khoáng chất).
Ngoài ra, trong khẩu phần ăn cũng cần có canxi, khoảng 1300mg/ngày, vừa để cung cấp cho trẻ qua sữa mẹ vừa phòng tránh mất canxi trong xương của người mẹ.
Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết Ngay sau khi sinh, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), hoặc tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ).
Nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái
Sau sinh, các mẹ cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Không kiêng khem quá mức
Phần lớn các mẹ thường lo ngại vấn đề cân nặng sau sinh vì vậy thường hay ăn kiêng hoặc nhịn ăn để giảm cân. Đây là quan niệm sai lầm, mỡ trong cơ thể mẹ sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú nên mẹ hoàn toàn yên tâm.
Qua bài viết trên chắc các bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh kiêng ăn gì đúng không nào. Các thông tin về dinh dưỡng và sức khỏe cho mẹ sau sinh sẽ được liên tục cập nhật trên chuyên mục sau sinh của Monkey. Hãy cùng đón chờ nhé!