zalo
Mẹ sau sinh ăn lạc được không? 3+ lợi ích tuyệt vời khi ăn lạc
Dinh dưỡng

Mẹ sau sinh ăn lạc được không? 3+ lợi ích tuyệt vời khi ăn lạc

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

05/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sau sinh ăn lạc được không? Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không phải chị em nào cũng biết được đáp án và ăn như thế nào cho đúng. Trong bài viết này Monkey sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề trên và cung cấp thêm một số thông tin quan trọng khác nhé.

Khái quát giá trị dinh dưỡng trong lạc

Trước khi giải đáp thắc mắc phụ nữ sau sinh ăn đậu phộng được không, mẹ cần nắm rõ giá trị dinh dưỡng trong lạc. Theo nghiên cứu của chuyên gia, trong 100g lạc sống sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Lượng calo: 567 Kcal

  • Nước: 7%

  • Đường: 4,6g

  • Chất xơ: 8,6g

  • Protein: 25,9g

  • Chất béo: 49,1gr, trong đó có:

    • Chất béo không bão hòa đa: 15,57gr

    • Chất béo không bão hòa đơn: 24,42gr

    • Chất béo bão hòa: 6,26gr

    • Axit béo omega 3: 0gr

    • Axit béo omega 6: 15,55gr

Một số đặc điểm của đậu phộng

Đậu phộng - thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe con người với một số đặc điểm nổi trội như sau:

Lạc giàu chất béo

Lạc là loại thực phẩm rất giàu chất béo chiếm tỷ lệ hơn 49% trong thành phần dinh dưỡng. Chính vì vậy, lạc còn được dùng để ép lấy dầu làm dầu nấu ăn. Hàm lượng chất béo trong lạc hầu hết đều là chất béo không bão hòa, còn lại là omega 6 và chất béo bão hòa.

Chất béo của hạt lạc chiếm tỷ lệ hơn 49% trong thành phần dinh dưỡng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lạc giàu protein

Lạc là thực phẩm cung cấp hàm lượng protein dồi dào cho cơ thể. Protein từ lạc rất lành mạnh với sức khỏe vì vậy các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi dùng chúng. Theo nghiên cứu thì trong mỗi hạt lạc sẽ chứa khoảng 22 - 30% protein. Tỷ lệ protein cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào chất lượng của từng loại lạc.

 Trong mỗi hạt lạc sẽ chứa từ 22 - 30% là protein (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lạc chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Trong lạc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin E, chất xơ,protein, omega-3, omega-6, biotin, folate, thiamine, phốt pho và magie. Những loại chất này giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe, nhất là các mẹ sau sinh.

Lạc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể(Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ sau sinh thường, sinh mổ ăn lạc được không? 

Câu trả lời là ĐƯỢC. Bởi lạc có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B3, B9, photpho, magie,... Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ góp phần bổ sung thêm dưỡng chất để mẹ tăng cường sức khỏe sau sinh. Đồng thời, lạc còn có tác dụng kích thích tuyến sữa, làm giảm mỡ máu và giảm cân sau sinh. Mặc dù, lạc rất tốt cho sức khỏe nhưng mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa đủ để tránh bị rối loạn tiêu hóa.

Ăn lạc sau sinh có tác dụng kích thích tuyến sữa, làm giảm mỡ máu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Lợi ích khi ăn lạc sau khi sinh

Lạc là thực phẩm thường gặp trong cuộc sống và mang lại nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe mẹ sau sinh. Thế nhưng không phải ai cũng có thể biết được hết tất cả những lợi ích của việc ăn lạc sau khi sinh. Dưới đây là 3 lợi ích tiêu biểu từ việc ăn lạc mẹ có thể tham khảo:

Ăn lạc sau sinh giúp giảm cân, ngừa béo phì

Sau sinh có ăn được đậu phộng không? Lạc là thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo, giúp mẹ cảm thấy no bụng, giảm cảm giác thèm ăn. Nhờ vậy mà mẹ có thể dễ dàng kiểm soát cân nặng, giảm cân hiệu quả sau sinh. Đồng thời, ăn lạc còn giúp cung cấp nhiều năng lượng để mẹ sinh hoạt hơn những đồ ăn vặt khác. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn với số lượng vừa phải nếu không sẽ bị đầy bụng. 

Lạc là thực phẩm chứa nhiều calo giúp mẹ giảm cân hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn lạc sau sinh giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một lợi ích tuyệt vời tiếp theo khi ăn lạc sau sinh đó là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Trong lạc chứa nhiều axit folic có tác dụng hạn chế cholesterol xấu trong cơ thể. Đồng thời, hàm lượng Niacin trong hạt lạc còn giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu hiệu quả. Những chất này có tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh về tim và động mạch.

Ăn lạc sau sinh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lạc có tác dụng chống lão hóa hiệu quả

Bên cạnh tác dụng giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì lạc còn khả năng chống lão hóa da hiệu quả. Bởi trong thành phần của lạc có chứa nhiều hàm lượng vitamin E, Cephalin và Lecithin. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng chống oxy hóa, giúp da được săn chắc, ngừa nếp nhăn.

Lạc giúp chống lão hóa da nhờ hàm lượng vitamin E, Cephalin và Lecithin (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi ăn lạc không thể bỏ qua

Ngoài việc giải đáp được thắc mắc sau sinh có ăn được lạc không, mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề khi ăn lạc. Bởi những lưu ý này sẽ giúp mẹ phòng tránh, ngăn chặn được những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.

Không nên ăn quá nhiều

Lạc là thực phẩm có tính hàn, dễ gây lạnh bụng. Đồng thời, việc mẹ ăn nhiều lạc sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, có cảm giác no lâu khó hấp thu dinh dưỡng khác.  Đặc biệt hàm lượng chất béo cao trong lạc cũng khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không được ổn định. Cho nên việc ăn lạc với số lượng nhiều sau khi là không tốt, bởi hệ tiêu hóa của mẹ lúc này còn khá yếu.

Mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều lạc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có tiền sử dị ứng nên cân nhắc

Loại protein có nhiều trong lạc là arachin và conarachin, chất này có thể gây dị ứng ở một số người. Vì vậy, những mẹ có tiền sử đã từng dị ứng với lạc thì nên cân nhắc trước khi ăn. 

Những mẹ có tiền sử từng dị ứng với lạc thì nên cân nhắc trước khi ăn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không ăn lạc để quá lâu, đã bị mốc

Khi phát hiện lạc bị mốc hoặc đã để quá lâu thì mẹ tuyệt đối không nên ăn. Bởi  trong lạc để lâu và lạc bị nấm mốc có chứa một loại nấm mang tên là aspergillus flavus. Loại nấm này sẽ tiết ra chất độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm, khiến cơ thể bị nhiễm độc, thậm chí ung thư.

Chất độc tố aflatoxin trong lạc bị mốc có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn cách làm món muối lạc thơm ngon đưa cơm

Muối lạc là một món ăn dân dã, dễ thực hiện với sự kết hợp từ muối và lạc sống. Món ăn này có thể dùng để ăn chung với cơm nắm, xôi, cơm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng muối lạc để chấm một số loại rau củ quả như măng luộc, quả lặc lè luộc, rau luộc,... Muối lạc sau khi làm xong sẽ có mùi thơm rất hấp dẫn, kích thích khẩu vị, đảm bảo mẹ sẽ thích mê.

Nguyên liệu

  • Lạc sống: 200g

  • Muối: 1 thìa cà phê

Cách làm

  • Bước 1: Bắc chảo lên bếp để lửa không quá lớn đến khi chảo thật nóng thì cho lạc sống vào. Sau đó, dùng đũa đảo đều nhanh tay để lạc không bị cháy. Mẹ rang đều tay đến khi lạc khô lại, vỏ nứt và tách khỏi hạt thì giảm lửa. Tiếp tục rang thêm 5 phút, mẹ ăn thử nếu thấy lạc đã thơm giòn, không bị ỉu, không còn mùi hăng thì tắt bếp.

  • Bước 2: Cho lạc ra đia để nguội rồi tách hết vỏ, cho lạc vào cối giã nhỏ vừa, không nên giã quá nhuyễn.

  • Bước 3: Cho chảo khô lên bếp làm nóng chảo rồi thêm muối vào đảo nhanh tay để muối không bị cháy. Khi thấy muối đã khô lại và chuyển màu hơi vàng thì tắt bếp.

  • Bước 4: Nếu muối lạc mẹ không dùng ngay thì hãy để nguội và bảo quản trong túi hoặc lọ kín miệng. Điều này sẽ giúp lạc không bị ỉu, giữ được hương vị thơm ngon.

Công thức muối lạc ăn cùng với cơm, xôi dễ làm tại nhà (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc sau sinh ăn lạc được không. Đồng thời, mẹ còn bỏ túi thêm nhiều thông tin, kiến thức cần thiết khác để việc ăn lạc sau sinh được an toàn

 

Peanuts During Breastfeeding – Health Benefits and Risks - Truy cập ngày 5/7/2022

https://parenting.firstcry.com/articles/peanuts-during-breastfeeding-health-benefits-and-risks/

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey