zalo
Hướng dẫn cách trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá đảm bảo chất lượng
Giai đoạn hậu sản

Hướng dẫn cách trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá đảm bảo chất lượng

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

24/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cách trữ đông sữa mẹ thế nào để giữ chất lượng sữa tốt nhất? Có nhiều phương pháp bảo quản sữa mẹ khác nhau như làm lạnh và trữ đông. Trong đó, trữ đông là phương pháp được nhiều mẹ bỉm yêu thích bởi thời gian bảo quản lâu dài. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa còn nguyên vẹn, mẹ cần đảm bảo trữ đông sữa đúng cách. Hãy tham khảo hướng dẫn trữ đông sữa đạt chuẩn chất lượng ngay sau đây mẹ nhé. 

Cách trữ đông sữa mẹ đảm bảo chất lượng tốt nhất

Quy trình trữ đông sữa đạt chuẩn chất lượng cần đảm bảo thực hiện đúng từ khâu hút sữa đến cấp đông. Cụ thể những việc mẹ cần làm để đảm bảo chất lượng sữa mẹ hút ra được tốt nhất bao gồm: 

Trước khi hút sữa

  • Bước 1: Rửa tay, ngực sạch sẽ: 

Mẹ luôn phải rửa tay trước khi bắt đầu hút để đảm bảo không có vi khuẩn bám vào dụng cụ.  Trên thực tế, bất kỳ vi trùng nào trên da của mẹ cũng có thể xâm nhập vào sữa mẹ trong quá trình hút. Vậy nên cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm khuẩn là giữ mọi thứ sạch sẽ nhất có thể.

Trước khi hút sữa, mẹ hãy rửa tay với xà phòng và nước sạch. Ngoài ra mẹ cũng có thể rửa tay sát khuẩn bằng cồn có nồng độ thấp nhất 60 độ. 

  • Bước 2: Rửa toàn bộ dụng cụ hút sữa, trữ sữa và tiệt trùng

Trước khi vắt sữa, mẹ cần vệ sinh các dụng cụ hỗ trợ vắt bao gồm: bình sữa, túi trữ sữa, máy hút sữa, dây dẫn, phễu, ống hút, bình đựng,... Làm như vậy sẽ đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập vào sữa, giữ chất lượng tuyệt đối. 

Vệ sinh tay và bình trước khi hút sữa rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trữ sữa sau khi hút

  • Bước 1: Cho sữa vào bình/ túi chuyên dụng.

Theo khuyến cáo, mẹ nên trữ sữa vào các dụng cụ chuyên dụng, được làm từ chất liệu nhựa cao cấp. Điều này sẽ giúp giữ chất lượng sữa tốt nhất. Mẹ tuyệt đối không được trữ sữa vào các loại hộp nhựa tái chế, dùng một lần, nhựa số 7 chứa BPA. Đồng thời, mẹ hãy ghi rõ ngày tháng và số lượng sữa trong mỗi phần. Đến khi cần sử dụng, mẹ sẽ biết nên dùng túi nào trước, túi nào sau để không gây lãng phí. 

  • Bước 2: Cho sữa vào ngăn mát 1 ngày trước khi cấp đông.

Trong quá trình trữ đông sữa, nếu làm sữa thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng bên trong. Vậy nên, mẹ hãy cho sữa vào ngăn mát 1 ngày rồi mới chuyển vào ngăn đá để trữ đông. 

  • Bước 3: Sau khi thực hiện các bước liệt kê ở trên, mẹ có thể yên tâm cho sữa vào ngăn đá để trữ đông.

Mẹ lưu ý nên đặt sữa tại vị trí lạnh nhất, nhiệt độ duy trì ổn định. Đồng thời hạn chế tối đa đặt sữa tại ngăn cánh tủ lạnh, sẽ khiến dễ bị hỏng do thường xuyên mở cửa tủ.  

Trữ sữa trong túi/bình chuyên dụng và cho vào ngăn mát trước khi cấp đông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá được bao lâu?

Với mỗi mức nhiệt độ khác nhau và cách bảo quản khác nhau, thời gian trữ sữa sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể, thời gian trữ đông sữa được quy định như sau: 

  • Nhiệt độ > -18 độ: Khi mẹ trữ đông sữa ở mức nhiệt độ nhỏ hơn -18 độ, thời hạn bảo quản tối đa là 3 tháng.

  • Nhiệt độ < -18 độ (tủ thường): Khi trữ đông sữa ở tủ lạnh thông thường, với mức nhiệt độ nhỏ hơn -18 độ, thời hạn bảo quản tối đa là 6 tháng.

  • Nhiệt độ < -18 độ (tủ chuyên dụng): Nếu mẹ trữ đông sữa bằng tủ chuyên dụng, với mức nhiệt độ nhỏ hơn -18 độ, thời hạn bảo quản có thể lên tới 12 tháng. 

Lưu ý: Mặc dù thời hạn bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá có thể lên tối đa 12 tháng, nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ chỉ nên sử dụng sữa được bảo quản trong vòng 6 tháng. Mức thời gian này đảm bảo giữ chất lượng sữa tốt nhất. 

Tùy nhiệt độ bảo quản, thời gian trữ sữa sẽ khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi trữ đông sữa trong ngăn đá tủ lạnh

Có rất nhiều nguyên tắc mẹ cần lưu ý khi trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh. Việc tuân thủ những nguyên tắc này sẽ đảm bảo giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng trong sữa. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những lưu ý sau đây nhé. 

Không đổ sữa quá đầy

Thực tế, khi sữa chuyển từ thể lỏng qua thể rắn sẽ làm tăng thể tích. Vậy nên, khi trữ sữa, mẹ không nên đổ quá đầy vào bình hoặc túi. Việc đổ quá đầy có thể khiến túi trữ sữa bị rách trong quá trình trữ đông, làm hỏng chất lượng sữa. 

Thay vì đổ đẩy, mẹ nên trữ đủ lượng vừa với lượng ti một lần của trẻ. Như vậy khi rã đông trẻ có thể ti hết, không trừ lại gây lãng phí. 

Không đổ sữa quá đầy khi trữ sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trữ riêng sữa của các lần hút

Nhiều mẹ có thói quen dồn sữa từ nhiều lần hút khác nhau để trữ đông trong một lần. Thế nhưng đây là thói quen xấu, làm giảm chất lượng của sữa. Việc đổ chung sữa từ nhiều lần hút với nhau sẽ khiến sữa dễ bị hỏng, giảm dưỡng chất và khó phân loại hạn sử dụng của sữa. 

Mẹ nên trữ riêng sữa của mỗi lần hút với nhau, đồng thời ghi rõ ngày tháng hút sữa ra ngoài bao bì. Cách làm này giúp mẹ dễ dàng phân loại và sử dụng sữa đúng thời hạn. 

Trữ riêng sữa của các lần hút với nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không trữ đông sữa ở ngăn cánh tủ lạnh

Theo khuyến cáo, mẹ nên trữ đông sữa tại vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh để giữ chất lượng tốt nhất. Đồng thời mẹ không nên đặt sữa tại ngăn cánh, sẽ xảy ra chênh lệch nhiệt độ mỗi khi mở ra. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến nó dễ bị hỏng hơn. 

Không được trữ sữa ở ngăn cánh của tủ lạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn rã đông sữa đúng cách

Có hai cách rã đông sữa mẹ thường được áp dụng trong quá trình nuôi con. Chúng bao gồm: 

  • Rã đông sữa tại ngăn mát tủ lạnh: Theo hướng dẫn, các mẹ bỉm nên rã đông sữa mẹ tại ngăn mát tủ lạnh. Trước khi sử dụng 1 ngày, mẹ nên lấy sữa từ ngăn đá bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này sẽ giúp giữ nguyên dinh dưỡng trong sữa. Đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào sữa, làm giảm chất lượng và nguy hại đến sức khỏe của trẻ. 

  • Rã đông sữa dưới vòi nước lạnh: Trong trường hợp mẹ quên bỏ sữa vào ngăn mát rã đông mà muốn dùng ngay thì có thể sử dụng cách rã đông sữa dưới vòi nước lạnh. Mẹ hãy lấy sữa từ trong ngăn đá, bỏ vào một chiếc bát tô và xả nước lạnh vào bên trong cho đến khi sữa rã đông hoàn toàn. 

Theo ý kiến từ chuyên gia, rã đông sữa mẹ tại ngăn mát tủ lạnh sẽ giúp đảm bảo chất lượng sữa tốt hơn. Vậy nên mẹ hãy lưu ý điểm này nhé. 

Hướng dẫn cách rã đông sữa chuẩn nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi rã đông sữa mẹ

  • Không rã đông sữa ở nhiệt độ thường: Rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ thường sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào sữa. Vì thế nên mẹ hãy tuân thủ quy tắc rã đông sữa mẹ tại ngăn mát tủ lạnh hoặc dưới vòi nước nhé. 

  • Không rã đông sữa bằng lò vi sóng: Sóng microwave từ lò vi sóng sẽ làm đứt gãy cấu trúc của các amino axit trong sữa mẹ. Từ đó phá hủy vitamin, làm chết kháng thể, và giảm giá trị dinh dưỡng của protein, lipid trong sữa mẹ. Vậy nên mẹ tuyệt đối không được rã đông sữa bằng lò vi sóng. 

  • Không trữ đông lại sau khi đã rã đông: Sau khi sữa đã rã đông, mẹ nên hâm và cho bé sử dụng ngay trong vòng 1 tiếng. Mẹ tuyệt đối không nên trữ đông trở lại, sẽ giảm chất lượng sữa trong lần sử dụng tiếp theo. 

  • Sữa đã rã đông không hâm lại nhiều lần: Sữa rã đông chỉ nên sử dụng trong 1 giờ đồng hồ. Vậy nên, sau 1 giờ, nếu trẻ uống không hết mẹ nên bỏ đi, không nên hâm lại và tiếp tục sử dụng. Điều này sẽ làm giảm dưỡng chất trong sữa, việc uống sữa gần như không có tác dụng. Ngoài ra, nó còn có thể khiến trẻ bị đau bụng khi uống sữa có chất lượng không đảm bảo. 

Lưu ý quan trọng khi rã đông sữa mẹ không thể bỏ qua. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin về cách trữ đông sữa mẹ đúng cách, giúp đảm bảo chất lượng tốt nhất. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng thật tốt trong quá trình nuôi con nhé. Và mẹ đừng quên tham khảo thêm nhiều kiến thức về sữa mẹ cực kỳ hữu ích tại chuyên mục Giai đoạn hậu sản nhé. Chúc mẹ và em bé có một thời kỳ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. 

Proper Storage and Preparation of Breast Milk - Truy cập ngày 26/9/2022

https://www.cdc.gov/breastfeeding/recommendations/handling_breastmilk.htm

Pumping and Storing Frozen Breast Milk - Truy cập ngày 26/9/2022

https://www.verywellfamily.com/how-to-collect-breast-milk-to-be-frozen-431742

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey