zalo
Cảnh báo 4 nguyên nhân băng huyết sau sinh mẹ không nên bỏ qua
Giai đoạn hậu sản

Cảnh báo 4 nguyên nhân băng huyết sau sinh mẹ không nên bỏ qua

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

27/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các mẹ đang tìm hiểu về nguyên nhân băng huyết sau sinh? Những hậu quả của băng huyết và phòng ngừa băng huyết bằng cách nào? Các mẹ hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây. Thông qua bài viết này các mẹ sẽ biết chi tiết về dấu hiệu và cách xử lý từng nguyên nhân gây băng huyết sau sinh.

Đờ tử cung (Tone) gây băng huyết sau sinh

Đờ tử cung là nguyên nhân chủ yếu gây băng huyết cho sản phụ sau sinh, chiếm 70% các trường hợp bị băng huyết sau sinh.

Đờ tử cung là gì? 

Sau khi sản phụ sổ nhau thì tử cung sẽ co bóp ngay lập tức, khiến cho các động mạch xoắn ở giường bánh nhau cơ thắt liên tục để tránh trường hợp gây máu chảy ồ ạt. 

Việc co thắt của cơ tử cung vô cùng quan trọng, hơn cả cơ chế đông máu để ngăn ngừa chảy máu từ các vị trí mà nhau bám. Nếu không diễn ra sự co thắt tự nhiên này thì sản phụ sẽ bị đờ tử cung và dẫn đến băng huyết.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến sản phụ bị đờ tử cung, phổ biến là một số trường hợp sau :

  • Chất lượng cơ tử cung kém

  • Tử cung quá căng do đa thai, thai quá to, đa ối

  • Chuyển dạ kéo dài hoặc quá nhanh

  • Giục sinh lâu với Oxytocin

  • Nhiễm trùng ối

  • Gây mê bằng Halogen

  • Giảm máu tươi ở tử cung

  • Xuất huyết nhiều

  • Dẫn đầu vô cảm

Dấu hiệu

Để nhận biết các trường hợp bị đờ tử cung thì các mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như:

  • Máu chảy ồ ạt sau khi sổ nhau

  • Tử cung bị giãn to, mềm nhão, kèm đàn hồi

  • Sản phụ có dấu hiệu bị choáng

Cách xử lý

Xử lý tình trạng băng huyết chung

Thực hiện hồi sức tích cực, co hồi tử cung và tìm nguyên nhân gây băng huyết.

  • Thiết lập các đường truyền tĩnh mạch

  • Đánh giá tình trạng mất máu và tình trạng chung, các dấu hiệu sinh tồn của sản phụ như huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ

  • Phát hiệu dấu hiệu choáng thì xử lý theo phác đồ điều trị choáng

  • Tiến hành thông tiểu cho sản phụ

Thực hiện xoay đáy tử cung và dùng thuốc

  • Các loại thuốc thường dùng Oxytocin, Methyl-ergomertin không dùng cho sản phụ cao huyết áp, mắc hội chứng Raynaud, Carbetocin chỉ nên sử dụng cho trường hợp bị băng huyết nặng, Prostaglandin E1 có thể dùng cho cả người bị hen suyễn, huyết áp cao,...

  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của sản phụ vì có thể sốt lên đến 40 độ C

  • Xác định nguyên nhân gây băng huyết, kiểm tra đường sinh dục và tiến hành các biện pháp cầm máu cơ học

  • Tiến hành các xét nghiệm cơ bản cho sản phụ như: nhóm máu, đông máu toàn bộ, huyết đồ,...

Quá trình thực hiện ép tử cung khi sản phụ có dấu hiệu bị đờ tử cung ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp sản phụ bị đờ tử cung mức độ nhẹ thì cách xử lý sẽ như sau:

  • Thực hiện ép tử cung: Bác sĩ sẽ ép tử cung bằng tay, đặt một tay ở âm đạo, một tay đè vào đáy tử cung và tiến hành xoa bóp.

  • Dùng thuốc gò tử cung: Thuốc giúp tử cung co hồi bao gồm oxytocin, methylergonovine, misoprostol, dinoprostone, 15-methylprostaglandine F2a. Các loại thuốc này có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này với sản phụ mắc bệnh tim mạch, huyết áp không ổn định, bệnh hen suyễn, lạnh run, sốt, rối loạn tiêu hóa,...

  • Truyền dịch, máu và các chế phẩm thay thế của máu: thực hiện việc này càng sớm càng tốt để giúp sản phụ phục hồi.

Trường hợp sản phụ bị đờ tử cung nặng, chảy và mất máu nhiều dẫn đến băng huyết thì có thể xử lý như sau:

  • Tiến hành phẫu thuật: Xác định các mạch máu ở tử cung đang gây tình trạng băng huyết, tiến hành phẫu thuật để có thể cứu được tính mạng và mà còn có thể giữ lại được tử cung cho sản phụ.

  • Làm tắc động mạch của tử cung: Bác sĩ sẽ dùng mảnh nhỏ y tế đưa vào động mạch tử cung, khiến cho động mạch bị tắc và ngăn được máu chảy đến tử cung.

  • Thắt động mạch ở tử cung: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thắt động mạch ở tử cung sẽ khiến một phần tử cung bị buộc lại. Đồng thời, động mạch và tĩnh mạch cũng sẽ bị thắt hoàn toàn. Phẫu thuật này đã can thiệp và kiểm soát được 95% những trường hợp bị băng huyết.

  • Cắt bỏ tử cung: Đây sẽ là biện pháp cuối cùng nếu những biện pháp trên không mang lại hiệu quả. Việc cắt tử cung sẽ giúp cầm máu tốt nếu bị băng huyết ở cổ tử cung, tử cung và vòm âm đạo.

Tổn thương đường sinh dục (Trauma)

Sau nguyên nhân đờ tử cung thì tổn thương đường sinh dục đứng thứ hai chiếm khoảng 19% các trường hợp băng huyết sau sinh. Đặc biệt tổn thương gây nguy hiểm nhất chính là vỡ tử cung.

Tổn thương đường sinh dục là gì? 

Tổn thương đường sinh dục là tình trạng đường sinh dục bị tổn thương sau quá trình sinh đẻ. Một số tổn thương thường thấy như bị rách tầng sinh môn, chảy máu âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương và nặng hơn và vỡ tử cung,...

Nguyên nhân

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tổn thương đường sinh dục sau sinh của sản phụ:

  • Cắt tầng sinh môn (TSM) rộng

  • Thai quá to, thai bị dị dạng, ngôi thai bất thường, thai bị dính nhau,...

  • Khung chậu sản phụ bị hẹp, méo, tử cung bị dị dạng, có sẹo ở tử cung do sinh mổ nhiều lần, các tổn thương dao nạo phá, bóc nhau nhân tạo,..

Dấu hiệu

Một số dấu hiệu dễ nhận thấy khi sản phụ bị tổn thương đường sinh dục như:

  • Rách tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung

  • Có máu tụ ở đường sinh dục

  • Tử cung co giãn, đàn hồi tốt nhưng vẫn có máu đỏ tươi chảy ra ở âm đạo

  • Vỡ tử cung: thai phụ đau dữ dội, mất tim thai, tử cung không còn co hồi, bụng méo mos, rau máu âm đạo,...

Cách xử lý

Sau khi tiến hành xử lý chung cho các trường hợp bị băng huyết thì còn xử lý thêm một số vấn đề khác như:

  • Tiến hành khâu hồi phụ đường sinh dục bị tổn thương

  • Xử lý khối máu tụ thích hợp tùy từng vị trí, kích thước và sự phát triển của nó, xử lý triệt để và tránh để tái phát

  • Xử lý khối máu tụ to, sâu, khó kiểm soát ngay tại phòng mổ để tránh gây nguy hiểm 

Trường hợp sản phụ bị tổn thương đường sinh dục nặng dẫn đến vỡ tử cung thì vừa cấp cứu vừa tiến hành mổ lấy thai. Nên thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 

Trong quá trình phẫu thuật, có thể hồi sức chống choáng cho sản phụ bằng truyền dịch điện giải, truyền bù lượng máu đã mất. Sau đó, dựa vào tình hình sức khỏe của sản phụ mà tiến hành khâu phục hồi tử cung.

Với các mẹ còn trẻ, mong muốn sinh thêm lần nữa và tổn thương đường sinh dục không quá phức tạp thì có thể khâu phục hồi. Còn đối với các mẹ đã lớn tuổi, đã đẻ đủ con, tình trạng tổn thương phức tạp thì nên cắt tử cung để bảo đảm an toàn và giảm bớt biến chứng sau này.

Vỡ tử cung là tình trạng tổn tương đường sinh dục nặng ở sản phụ  ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sót nhau (Tissue)

Sót sau xếp sau tổn thương sinh dục là nguyên nhân chiếm khoảng 10% các trường hợp gây băng huyết ở sản phụ sau sinh.

Sót nhau là gì? 

Sau khi sinh tử cung của sản phụ co hồi sẽ làm cho bánh nhau bong tróc ra khỏi tử cung và tống ra bên ngoài. Nhưng nếu quá trình bong tróc nhau và tống ra ngoài không diễn ra sẽ dẫn đến tình trạng sót nhau.

Nguyên nhân

Sót nhau ở sản phụ sau sinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:

  • Nhau cài răng lược, nhau tiền đạo

  • Bánh nhau phụ, cuống rốn ngắn, diện tích và thể tích lớn như đa thai, phù thai,..

  • Nhau bị dính vào lớp niêm nội mạc bất thường do viêm, nạo thai, nội tiết, u xơ dưới niêm mạc,...

  • Can thiệp không đúng cách trong thời kỳ sổ nhau

Dấu hiệu

Trường hợp sót nhau, sót màng sản phụ thường có triệu chứng:

  • Tử cung đàn hồi rất kém

  • Xuất hiện máu khi sổ nhau

  • Chảy máu âm ỉ, lượng máu thường ít hoặc có thể nhiều, máu ra thường là máu tươi lẫn với máu cục

  • Nếu không phát hiện kịp thời sản phụ thường có dấu hiệu choáng và có thể ngất đi

Trường hợp nhau không bong ra sẽ có các triệu chứng:

  • Nhau bám chặt tử cung và không bong

  • Nhau không bong sau khi sổ nhau hoặc dùng biện pháp xử lý tích cực ở giai đoạn 3 chuyển dạ vẫn không có kết quả

  • Nhau cài răng lược bán phần không bong hoàn toàn, chảy máu ít và nhiều tùy vào lượng nhau bong ra hộp hay hẹp

  • Nhau răng lược toàn phần khá ít gặp nhưng không bị chảy máu

Cách xử lý

Tùy theo trường hợp bị sót nhau mà sẽ có từng cách xử lý khác nhau.

Đối với sản phụ bị sót nhau, sót màng:

  • Tiến hành truyền tĩnh mạch

  • Tiêm thuốc giảm đau Morphin hoặc Pethidine và kiểm soát tình trạng tử cung

  • Tiêm Oxytocin và Methyl-ergometrine

  • Cho sản phụ dùng kháng sinh toàn thân

  • Theo dõi tình trạng của sản phụ và các chỉ số mạch, huyết áp, máu và co giãn của tử cung

  • Truyền máu hồi sức nếu sản phụ bị mất máu quá nhiều

Đối với sản phụ có tình trạng nhau không bong

  • Có hiện tượng máu chảy thì tiến hành bóc nhau và kiểm soát tình trạng tử cung, tiêm Oxytocin, xoa bóp đáy tử cung, thực hiện hồi sức khi sản phụ có dấu hiệu choáng và tiêm kháng sinh.

  • Khi nhau cài răng lược bán phần hoặc toàn phần bị chảy máu thì phải tiến hành cắt tử cung

  • Trường hợp máu chảy quá nhiều thì phải thực hiện hồi sức chống choáng ngay lập tức, sau đó truyền máu và đưa vào phòng phẫu thuật.

  • Thực hiện duy trì gò tử cung cho sản phụ

Các hiện tượng nhau thai khi sinh của sản phụ  ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rối loạn đông máu (Thrombosis)

Đây là nguyên nhân rất hiếm gặp trong các trường hợp gây băng huyết sau sinh của nhiều mẹ bỉm. Tuy nhiên rối loạn đông máu lại vô cùng nguy hiểm cho các sản phụ.

Rối loạn đông máu là gì? 

Rối loạn đông máu là tình trạng cơ thể thiếu hụt các yếu tố đông máu dẫn đến tình trạng máu đông chậm khiến cho máu chảy ồ ạt và không cầm được. Đa số các bệnh rối loạn đông máu chủ yếu là do sản phụ được di truyền từ gia đình.

Nguyên nhân

Một số nguyên gây rối loạn đông máu phổ biến như:

  • Nhau bong non, thai lưu, thuyên tắc ối, nhiễm trùng ối

  • Mắc phải hội chứng HELLP gây giảm số lượng tiểu cầu, đông máu nội mạch rải rác, tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm khuẩn huyết,... trong giai đoạn mang thai.

  • Di truyền bệnh Von Willebrand

Dấu hiệu

Các dấu hiệu để nhận biết sản phụ bị rối loạn đông máu như: 

  • Máu chảy quá nhiều nhưng không thể kiểm soát được

  • Máu chảy ở cuống rốn trẻ sơ sinh

  • Cơ thể sản phụ dễ bầm tím

  • Máu sản phụ lẫn trong nước tiểu hoặc phân

  • Chảy máu nhiều hơn bình thường trong quá trình sinh con

Cách xử lý

Cách xử lý tình trạng máu chảy sau sinh do rối loạn đông máu bao gồm các bước:

  • Bổ sung phục hồi lượng máu đã mất bằng máu tươi, huyết thanh và một số chất chống đông máu.

  • Dùng thuốc dự phòng tắc mạch do huyết khối trong vòng 21 ngày sau khi đã điều chỉnh các yếu tố đông máu và ngừng tình trạng chảy máu.

  • Trường hợp đặc biệt có thể phẫu thuật cắt tử cung bán phần cùng với buộc lại động mạch hạ vị.

Tình trạng rối loạn đông máu vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ  ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hậu quả khi bị băng huyết sau sinh

Tùy vào tình trạng băng huyết nặng hay nhẹ của sản phụ sẽ để lại nhiều biến chứng khác nhau. Một số biến chứng nhẹ có thể gây choáng do mất máu nhiều hay bị nhiễm trùng hậu sản,...Còn đối với trường hợp nặng thì có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm như sau: 

Thiếu máu

Thiếu máu là hậu quả phổ biến ở nhiều sản phụ bị băng huyết sau sinh. Khi bị băng huyết sản phụ có thể bị mất từ 500-1000ml, làm cạn kiệt lượng sắt trong cơ thể. 

Lúc này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể khiến cơ thể của các mẹ bị suy nhược, trầm cảm,...Điều này cũng làm giảm chất lượng sữa của mẹ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và chức năng của em bé.

Sau khi bị băng huyết thì các mẹ thường bị thiếu máu trầm trọng  ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Viêm tắc tĩnh mạch

Sự hình thành của các cục máu đông dẫn đến sự tắc nghẽn hoạt động trong tĩnh mạch gây nên tình trạng viêm tắc. Khi mắc phải viêm tắc tĩnh mạch nông, nếu các mẹ điều trị kịp thời thì sẽ không để lại biến chứng. Còn nếu phát hiện chậm có, tình trạng viêm tắc tĩnh mạch có thể lan rộng và gây nhiễm trùng máu.

Trường hợp các mẹ mắc viêm tắc tĩnh mạch sâu sẽ dễ dẫn đến viêm tắc phổi và nguy cơ tử vong cao.

Viêm tắc tĩnh mạch là một trong những hậu chứng băng huyết nguy hiểm với các mẹ sau sinh  ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hội chứng Sheehan

Đây là hội chứng rối loạn do thiếu máu khiến cho tuyến yên bị tổn thương và hoại tử sau sinh. Khi tuyến yên không cung cấp đủ hormone cho hoạt động của cơ thể thì dễ gây rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết khác. 

Hội chứng Sheehan là bệnh lý nặng và rất phức tạp, khi chuyển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng như rối loạn điện giải, hạ đường huyết, suy đa thận,... Vì thế, khi mắc bệnh các mẹ nên điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Xem thêm: Gợi ý mẹ nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh hiệu quả 100%

Hội chứng Sheehan khiến sức khỏe sau sinh của các mẹ bị giảm sút  ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vô sinh

Trong quá trình sinh đẻ thì cổ tử cung của các mẹ sẽ không tránh khỏi việc tổn thương. Những tổn thương này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm, lở loét ở niêm mạc tử cung và lan rộng sang nhiều vùng khác. 

Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến viêm cổ tử cung, ung thư tử cung gây vô sinh và ảnh hưởng đến tính mạng của các mẹ.

Băng huyết cũng khiến tử cung của các mẹ bị tổn thương và dẫn đến vô sinh cho sau này  ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tử vong

Băng huyết là tai biến khi sinh đẻ nguy hiểm nhất đối với sản phụ. Trong trường hợp sinh thường hay sinh mổ thì các mẹ vẫn có nguy cơ bị băng huyết rất cao.

 Khi bị băng huyết bất ngờ, ồ ạt nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời sẽ có thể gây suy hô hấp, suy tim, suy đa tạng,...Nếu diễn biến nặng có thể khiến sản phụ tử vong bất cứ khi nào.

Hậu chứng nặng nhất của băng huyết là dẫn đến tử vong cho sản phụ  ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách phòng ngừa băng huyết hậu sản hiệu quả

Băng huyết sau sinh là một tai biến vô cùng nguy hiểm cho sản phụ. Vì thế, việc phòng ngừa băng huyết vô cùng quan trọng để có thể giúp các mẹ giảm bớt được nguy cơ và nguy hiểm khi mắc phải. Dưới đây là một số cách phòng ngừa băng huyết hậu sản các mẹ có thể tham khảo:

  • Bổ sung sắt khi mang thai và sau sinh: Sắt giúp vận chuyển oxy cho cơ thể nên đóng quan trò quan trọng đối với sức khỏe đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau sinh. Thiếu sắt khiến cơ thể các mẹ dễ mệt mỏi, chóng mặt và dễ gây thiếu máu. 

Đối với mẹ bầu bổ sung sắt sẽ giúp hạn chế việc thiếu máu và nguy cơ băng huyết sau sinh. Còn với mẹ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ thì bổ sung sắt sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn.

Các mẹ có thể bổ sung sắt bằng các ăn nhiều thực phẩm chứa sắt như thịt bò, ngũ cốc, cải xoăn, củ cải, bông cải xanh,...Các mẹ có thể bổng sung các thực phẩm giàu vitamin C để hấp thụ sắt tốt hơn. Bên cạnh việc bổ sung sắt bằng các thực phẩm thì các mẹ có thể sử dụng thuốc sắt để bổ sung cho cơ thể.

  • Hạn chế vận động nặng: Sau sinh thì các mẹ cũng không nên vận động mạnh quá sớm để gây ảnh hưởng đến vết thương và xương khớp. Tuy nhiên, với những vận động nhẹ, cường độ phù hợp sẽ rất có ích trong việc phục hồi sức khỏe của các mẹ.

 Với các mẹ sinh thường thì từ sau 2 tháng, các mẹ có thể tập luyện để lấy lại vóc dáng với các bài tập nhẹ. Còn đối với các mẹ sinh mổ khoảng sau 6 tuần thì có thể vận động nhẹ nhàng để giúp săn chắc da. Sau khoảng 4 tháng thì các mẹ có thể tập thể dục nhưng vẫn cần lưu ý về bài tập và thời gian tập phù hợp với độ phục hồi vết mổ.

  • Thăm khám định kỳ: Đây là điều quan trọng mà tất cả các mẹ điều phải nên làm sau khi sinh. Việc khám định kỳ sẽ giúp các mẹ kiểm tra sự hồi phục của cơ thể và nguy cơ bị băng huyết sau sinh. Từ đó, có thể giúp các mẹ phát hiện và điều trị kịp thời để tránh để lại biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng.

Bổ sung sắt trong giai đoạn mang thai và sau sinh là cách phòng ngừa băng huyết hiệu quả cho các mẹ  ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về những nguyên nhân băng huyết sau sinh. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng băng huyết xảy ra sau sinh. Từ đó, có thể trang bị thêm nhiều kiến thức và cách phòng ngừa băng huyết hậu sản hiệu quả. Chúc các mẹ vượt cạn thành công và an toàn.

Postpartum Hemorrhage - Truy cập ngày 27/7/2022

https://www.chop.edu/conditions-diseases/postpartum-hemorrhage

Acute Postpartum Hemorrhage - Truy cập ngày 27/7/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499988/

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!