zalo
Top 5+ điều giải đáp: Bà đẻ băng huyết sau sinh cần kiêng gì?
Giai đoạn hậu sản

Top 5+ điều giải đáp: Bà đẻ băng huyết sau sinh cần kiêng gì?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

29/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu bị băng huyết sau sinh cần kiêng gì? Một câu hỏi liên quan đến sức khỏe sau sinh được khá nhiều mẹ quan tâm vì đây là một hiện tượng hậu sản đáng lo ngại. Để có được đáp án chính xác nhất cho hỏi câu hỏi trên, các mẹ hãy theo dõi bài viết sau.

Những yếu tố gây nguy hiểm cho mẹ bị băng huyết sau sinh

  • Tuổi: Sản phụ sau 35 tuổi có nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh gấp 2 lần so với người dưới 25 tuổi.

  • Chỉ số khối cơ thể (BMI): Phụ nữ béo phì có chỉ số BMI lớn hơn 35 sẽ rất dễ gặp các biến chứng băng huyết trong lúc sinh và sau khi sinh

  • Số lần sinh: Những mẹ đã từng sinh con nhiều sẽ có nguy cơ bị băng huyết cao hơn người lần đầu sinh nở.

  • Thai to: Kích thích thai to từ 3.5 - 4kg có thể sẽ khiến tử cung bị vỡ làm xuất hiện tình trạng băng huyết.

  • Đa thai: Trường hợp mang thai đôi hoặc thai ba cũng rất dễ bị băng huyết vì tử cung bị áp lực nặng.

  • U xơ tử cung: Theo bài nghiên cứu tại Nhật Bản, những mẹ bị bệnh u xơ tử cung rất có nguy cơ mắc băng huyết trong khi sinh.

  • Rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ: Mẹ có chứng sản giật/tăng huyết áp thai kỳ có nguy cơ cao bị băng huyết.

  • Thiếu máu trước sinh: Các mẹ có chỉ số Hb <9g/dL rất có nguy cơ bị băng huyết. 

  • Chảy máu trước sinh: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do nhau tiền đạo, nhau bong non.

  • Có tiền sử bị băng huyết sau sinh: Những lần sinh nở em đã từng bị băng huyết thì tỷ lệ mắc cho lần kế tiếp là khá cao lên đến 2.2 lần người bình thường. 

Các yếu tố nguy hiểm có thể khiến mẹ bị băng huyết sau sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị băng huyết sau sinh cần kiêng gì?

Kiêng cữ sau băng huyết là điều rất cần thiết vì nó sẽ giúp sức khỏe sau sinh mẹ được hồi phục nhanh chong. Dưới đây là 5 điều mẹ cần tránh thực hiện khi bị băng huyết sau sinh:

Kiêng vận động mạnh khi bị băng huyết

Sau khi băng huyết mẹ nên tránh vận động mạnh, nặng nhọc như: mang vác nặng, tập thể dục cường độ mạnh,...Bởi nó có thể khiến mẹ nhanh mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe. Thay vào đó, mẹ hãy vận động nhẹ nhàng bằng cách tập yoga hoặc đi bộ để đào thải toàn bộ máu huyết còn ứ đọng. Đồng thời, việc hoạt động thể thao còn giúp xương khớp mẹ được khỏe mạnh, máu lưu thông tốt hơn. Thời điểm tốt nhất để mẹ có thể vận động, tập thể dục là 6 - 8 tuần tùy theo mức độ hồi phục sức khỏe của mỗi người.

Mẹ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến việc hồi phục sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng quan hệ vợ chồng khi bị băng huyết

Sau khi bị băng huyết mẹ không quan hệ sinh hoạt vợ chồng quá sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi cơ quan sinh sản sau khi trải qua quá trình vượt cạn, cũng như việc bị bvăng huyết đã bị tổn thương khá nặng nề. Cho nên nếu mẹ quan hệ tình dục sau sinh sớm sẽ dễ khiến âm đạo và các cơ quan sinh sản bị nhiễm trùng nhiễm khuẩn. Theo các bác sĩ, mẹ nên kiêng quan hệ tối thiểu trong vòng 6 - 8 tuần, khi vùng kín không còn bị đau nữa. 

Trong lần quan hệ đầu tiên sau khi sinh, cần chú ý động tác nhẹ nhàng, dùng thêm dung dịch bôi trơn nếu âm đạo khô. Đồng thời, mẹ nên sử dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn quá sớm.

Kiêng ăn dứa khi bị băng huyết hậu sản

Dứa là thực phẩm có tính nóng khiến tử cung co thắt nhiều hơn và làm sản phụ dễ sinh non. Vì vậy, các mẹ bầu tuyệt đối không ăn dứa để tránh làm tăng nguy cơ mẹ bị băng huyết sau sinh. 

Dứa có tính nóng khiến tử cung co thắt, dễ sinh non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiêng ăn đồ cay nóng 

Sau khi bị băng huyết mẹ nên tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng bởi chúng sẽ hạn chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Đồng thời, chúng còn gây ra hiện tượng co bóp tử cung, làm vỡ các mao mạch trên niêm mạc tử cung. Đặc biệt, việc mẹ ăn đồ chứa gia vị cay còn khiến mẹ bị táo bón, giảm chất lượng sữa, bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, quấy khóc,...

Kiêng ăn đồ dầu mỡ hậu băng huyết 

Hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh thường khá yếu vì vậy mẹ nên tránh ăn các món có chứa quá nhiều dầu mỡ. Nếu mẹ ăn phải sẽ khiến bụng bị khó tiêu, đầy bụng, làm cản trở việc hấp thu các dưỡng chất khác.

Món ăn nhiều dầu mỡ khiến bụng mẹ bị khó tiêu, đầy bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bị băng huyết sau sinh nên làm gì? 

Chăm sóc sức khỏe sau khi bị băng huyết là điều rất cần thiết vì nó góp phần giúp mẹ mau bình phục và tránh bị tái phát hơn. Dưới đây là 3 việc mẹ cần nên làm để giảm nguy cơ bị biến chứng sau băng huyết:

Bổ sung dinh dưỡng theo gợi ý bác sĩ

Mẹ bị băng huyết sau sinh nên bổ sung nhiều dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác nhau để sức khỏe mau hồi phục. Đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều sắt và acid folic, bởi hai loại chất này có vai trò giúp bổ máu, sản sinh hồng cầu. Sau đây là danh sách một số nguyên liệu, món ăn chứa nhiều sắt và acid folic mẹ nên ăn gồm có:

  • Gan, nội tạng động vật: Những nội tạng động vật như gan gà, gan lợn, cật bò, cật heo… là nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt.

  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt cừu,...

  • Các loại cá: Cá nục, cá thu, cá trích, cá ngừ,...

  • Ngũ cốc: Bột yến mạch, lúa mạch,...

  • Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng,...

  • Các loại rau màu xanh đậm: cải rubi, bông cải xanh, rau chân vịt,...

  • Trứng

  • Trái cây: đu đủ chín, lê, bơ, hồng xiêm… Các loại trái cây này mẹ có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành thành sinh tố.

Đồng thời, mẹ cũng nên uống đều đặn và đúng liều lượng thuốc bổ từ  bác sĩ chỉ định để quá trình hồi phục được nhanh chóng hơn.

Mẹ nên bổ sung nhiều dưỡng chất, đặc biệt là sắt và acid folic sau băng huyết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi đóng vai trò khá lớn trong việc giúp tình trạng băng huyết sau sinh của mẹ được cải thiện và hồi phục nhanh chóng. Theo các bác sĩ, mẹ nên ngủ đủ giấc tốt nhất là 7 - 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể không bị mệt mỏi, mất sức. Đồng thời, mẹ nên tránh hoạt động, làm việc nặng nhọc mà chỉ nên vận động tay chân nhẹ nhàng để máu lưu thông.

Xem thêm:

  1. Thông tin phác đồ xử trí băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế
  2. Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách phòng ngừa

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Trong giai đoạn trước sinh mẹ nên cố gắng sắp xếp thời gian để đến các cơ sở y tế thăm khám sức khỏe định kỳ. Việc làm này sẽ  mẹ phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường về sức khỏe thai kỳ và các yếu tố có nguy cơ gây băng huyết sau sinh.

Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp mẹ phát hiện sớm các yếu tố gây băng huyết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên vừa giúp mẹ giải đáp về câu hỏi băng huyết sau sinh cần kiêng gì. Đồng thời, Monkey còn chia sẻ thêm cho mẹ 3 cách phòng ngừa và cải thiện sức khỏe sau băng huyết khoa học. Hy vọng, khi đọc bài viết này mẹ sẽ biết cách chăm sóc khỏe và tránh được những biến chứng băng huyết không mong muốn.

Postpartum Hemorrhage - Truy cập ngày 29/7/2022

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22228-postpartum-hemorrhage

Acute Postpartum Hemorrhage - Truy cập ngày 29/7/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499988/

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!