zalo
3+ Cách giãn cữ hút sữa thông minh, không lo tắc tia sữa mẹ nên biết
Giai đoạn hậu sản

3+ Cách giãn cữ hút sữa thông minh, không lo tắc tia sữa mẹ nên biết

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

17/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giãn cữ hút sữa trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian. Khi mới sinh, sữa mẹ còn khá ít, cần tích cực hút sữa để kích thích tiết sữa. Theo thời gian, khi sữa mẹ tiết đều, đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, mẹ có thể giảm bớt các cữ hút sữa. Vậy nên giãn cữ vắt sữa thế nào để không bị tắc tia sữa. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về 3+ phương pháp giãn cữ cực kỳ hiệu quả nhé. 

Lý do nên giãn cữ hút sữa

Chắc hẳn nhiều mẹ thắc mắc tại sao cần phải giãn cữ hút sữa? Nếu vẫn luôn duy trì lịch hút sữa như ban đầu thì lượng sữa tiết ra sẽ càng nhiều hơn. Tuy nhiên, theo thời gian phát triển của trẻ, sức ăn cũng sẽ dần lớn lên. Nếu mẹ cứ mãi duy trì lịch hút sữa dày đặc sẽ làm giảm lượng sữa trong bầu ngực, khiến trẻ không có để ti. 

Thêm vào đó, việc duy trì mãi một thời gian biểu hút sữa L2, L3 như khi mới sinh cực kỳ tốn thời gian. Hầu hết thời gian 1 ngày của mẹ sẽ phải dành cho việc hút sữa và không có thời gian chăm sóc cho bản thân, gia đình. 

Mẹ nên giãn cữ hút sữa khi sức ti của trẻ tăng lên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Cách giãn cữ hút sữa khoa học

Giãn cữ hút sữa là việc làm cực kỳ cần thiết, tốt cho sự phát triển của trẻ và đảm bảo sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều gặp nỗi lo tắc tia sữa sau khi giãn cữ hút. Để giải quyết vấn đề này, hãy tham khảo 3 cách sau đây mẹ nhé. 

Cách 1: Giãn cữ hút sữa dần dần 

Một trong những cách đơn giản nhất để giãn cữ hút sữa là thay đổi lịch hút. Khi mới sinh, các mẹ sẽ áp dụng lịch hút sữa L2 (2 tiếng hút sữa một lần) trong khoảng 2 tuần. Sau đó, mẹ điều chỉnh qua lịch hút sữa L3 (3 tiếng hút sữa một lần) trong 2 tháng tiếp theo.

Khi lượng sữa tiết ra đã ổn định, nhu cầu ti của trẻ cũng lớn hơn, mẹ có thể điều chỉnh qua L4 (hút sữa 4 tiếng 1 lần). Sau 6 tháng, lịch hút sữa L5, L6 (5 hoặc 6 tiếng hút sữa một lần) sẽ phù hợp nhất đối với mẹ. 

Tuy nhiên, cách giãn cữ này sẽ phù hợp với những mẹ ít bị tắc tia sữa. Với các mẹ có cơ địa dễ tắc tia sữa, việc điều chỉnh lịch hút sữa sẽ khiến cơ thể khó thích nghi. Lâu dần, nó gây ra tình trạng tắc tia mỗi lần thay đổi lịch hút sữa. 

Chuyển đổi lịch hút sữa theo sức ăn của trẻ, từ L2 đến L5. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách 2: Giảm lượng sữa từ từ trong mỗi cữ hút

Một cách giãn cữ hút sữa cực kỳ hiệu quả khác chính là giảm lượng sữa hút ra trong mỗi cữ hút. Để thực hiện phương pháp này, mẹ cần ghi nhận lượng sữa hút được trong mỗi lần hút sữa. Tiếp đến, mẹ hãy giảm lượng sữa ở mỗi lần hút ra. 

Ví dụ bình thường mẹ hút được 150ml ở cữ lúc 7h sáng thì hiện tại hãy giảm xuống 130ml. 

Mẹ nên duy trì lượng hút này khoảng 1 tuần, sau đó tiếp tục giảm từ 20 - 30ml trong các cữ hút mỗi ngày. Khi lượng sữa hút được bắt đầu giảm tự nhiên thì mẹ mới tiến hạn giãn cữ hút. Lúc này, mẹ có thể kéo dài khoảng cách giữa hai cữ hút sữa hơn mà không sợ bị tắc tia.  

Phương pháp này rất phù hợp cho những mẹ có cơ địa dễ tắc tia sữa. Vậy nên, mẹ hầu hết các mẹ khi muốn giãn cữ hút sữa để có thể yên tâm áp dụng phương pháp này. 

Giảm lượng sữa hút ra trong mỗi cữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách 3: Giảm lượng sữa ở một cữ hút duy nhất

Đối với các mẹ có nguy cơ tắc tia sữa cao, hai phương pháp giãn cữ ở trên vẫn dễ khiến mẹ bị tắc tia. Do đó, giảm lượng sữa ở một cữ hút sữa duy nhất là phương pháp được khuyến khích sử dụng trong trường hợp này. 

Ví dụ, hiện tại 1 ngày mẹ đang hút sữa 4 cữ, mẹ hãy chọn ra 1 cữ mình muốn giảm nhất để cắt lượng sữa hút ra. Lượng sữa nên giảm từ 20ml, đến 30ml và tăng dần sau mỗi lần. Mẹ hãy duy trì liên tục trong khoảng 5-7 ngày và tiếp tục giảm nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng đúng cách giảm sữa nói trên đối với các cữ hút sữa khác. Lâu dần, cơ thể mẹ sẽ quen với việc lượng sữa tiết ra giảm đi, mẹ hãy chuyển qua giãn cữ bú. 

Giảm lượng sữa hút ra ở một cữ duy nhất với những mẹ dễ tắc tia sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào mẹ nên thực hiện giãn cữ hút sữa?

Vậy khi nào mẹ nên thực hiện giãn cữ bú để phù hợp với sự phát triển của trẻ? Nhiều mẹ cho rằng khi tháng tuổi của trẻ lớn hơn thì nên giảm bớt hút sữa. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, nên thực hiện giảm thời gian hút sữa dựa trên nhu cầu ti của trẻ chứ không phải theo tháng tuổi của trẻ. Dưới đây là 2 dấu hiệu cho thấy mẹ nên giãn cữ hút sữa: 

  • Dấu hiệu 1: Trẻ ti mẹ nhiều hơn. Khi nhu cầu ti sữa của trẻ nhiều lên, mẹ không cần dành quá nhiều thời gian để hút sữa trữ bên ngoài. Thay vào đó, mẹ hãy để sữa trong bầu ngực để trẻ bú ngay mỗi khi đối. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nên bỏ hút sữa hoàn toàn. Mẹ chỉ nên giảm thời gian hút sữa trong ngày xuống. 

  • Dấu hiệu 2: Hút sữa là phương pháp kích sữa được nhiều mẹ áp dụng. Hút sữa càng thường xuyên, tuyến sữa sẽ hoạt động càng hiệu quả, giúp mẹ tiết sữa tốt hơn. Khi sữa mẹ tiết đều, đáp ứng đủ nhu cầu ti của trẻ thì mẹ không cần quá tập trung vào hút sữa. Thay vào đó, mẹ nên đầu tư thời gian để tăng chất lượng sữa mẹ sẽ tốt hơn. 

Trẻ ti nhiều hơn là dấu hiệu mẹ nên thực hiện giãn cứ bú. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Lưu ý khi giãn cữ hút sữa để tránh bị tắc tia 

Để tránh khỏi rủi ro bị tắc tia sữa khi tiến hành giãn cữ hút, mẹ đừng bỏ qua 3+ lưu ý quan trọng dưới đây nhé. 

  • Giãn cữ hút từ từ: giãn cữ bú cũng gần giống như việc cai sữa. Mẹ cần phải thực hiện từ từ theo từng bước một, không nên giãn đột ngột. Khi giãn cữ hút sữa quá đột ngột sẽ khiến cơ thể không thể thích nghi. Do đó, nguy cơ mẹ bị tắc tia sữa là cực kỳ cao. 

  • Áp dụng phương pháp giãn cữ phù hợp: Mỗi mẹ sẽ có cơ địa khác nhau, có người ít bị tắc, có người dễ bị tắc tia sữa. Vậy nên, mẹ nên tìm hiểu rõ cơ địa của chính mình, qua đó chọn phương pháp giãn cữ phù hợp. 

  • Đảm bảo đủ sữa cho trẻ ti: Mẹ chỉ nên thực hiện giãn cữ hút sữa khi đã đảm bảo đủ sữa cho con ti. Không phải chỉ cần khi số tháng của trẻ tăng lên thì mẹ sẽ thực hiện giãn cữ bú. Ngay cả khi trẻ còn nhỏ nhưng sức ti lớn, mẹ cũng nên giảm bớt số lần hút sữa. Ngược lại, dù trẻ lớn tháng, nhưng sức ti không lớn, mẹ nên duy trì hút sữa để đảm bảo tuyến sữa hoạt động tốt. 

Lưu ý quan trọng khi giãn cữ hút sữa không thể bỏ qua. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin về 3+ cách giãn cữ hút sữa phù hợp với mỗi mẹ bỉm khác nhau. Mẹ hãy tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình nhé. Và đừng quên những lưu ý quan trọng khi thực hiện để tránh khỏi rủi ro tắc tia sữa mẹ nhé.

BREAST PUMPING GUIDE: WHEN AND HOW LONG TO PUMP - Truy cập ngày 17/8/2022

https://www.ameda.com/milk-101/milk-101-article/when-and-how-long-to-pump/

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey