zalo
Nhiễm trùng hậu sản là gì? 7+ Hậu quả cực kỳ nguy hiểm mẹ nên nắm rõ
Giai đoạn hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản là gì? 7+ Hậu quả cực kỳ nguy hiểm mẹ nên nắm rõ

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

19/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiễm trùng hậu sản là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ phụ nữ tử vong khi sinh con ngày càng gia tăng. Đây là nguy cơ bất kỳ người mẹ nào cũng phải đối mặt và khó lường trước hậu quả của nó. Vậy nhiễm trùng hậu sản là gì? Có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn sau sinh? Mẹ hãy tham khảo bài viết sau để giúp hành trình vượt cạn của bản thân được đảm bảo an toàn nhé. 

Nhiễm trùng hậu sản là gì? 

Nhiễm khuẩn hậu sản là tình trạng xảy ra trong thời gian ở cữ, thường là 6 tuần sau sinh. Lúc này, sản phụ đã bị vi khuẩn đã xâm nhập từ bộ phận sinh dục nữ đến âm đạo tử cung, cổ tử cung gây ra tình trạng nhiễm trùng. 

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nhóm vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu, vi khuẩn yếm khí như Clostridium, Bacteroides.

Nhiễm trùng hậu sản sau sinh thường xảy ra sau khoảng 6 tuần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối tượng nào dễ bị nhiễm khuẩn hậu sản

Mặc dù đa phần sản phụ bị nhiễm khuẩn sau sinh đều do nguyên nhân bên ngoài, nhưng có một vài đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh hơn những người còn lại. Cụ thể: 

  • Sản phụ có tiền sử viêm, nhiễm âm đạo nhiều lần trước khi sinh con. 

  • Sản phụ bị béo phì hoặc thiếu máu. 

  • Sản phụ có thời gian sinh kéo dài hơn bình thường. 

  • Sản phụ bị băng huyết sau khi sinh. 

  • Phụ nữ sống ở điều kiện kinh tế thấp, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. 

Phụ nữ có tiền sử viêm âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh thường, sinh mổ

  • Một số triệu chứng dễ thấy nếu mẹ bị nhiễm khuẩn sau sinh gồm: 

  • Sản dịch sau sinh có mùi, vùng kín cảm thấy đau buốt, sót, đồng thời sốt nhẹ. 

  • Bầu ngực có biểu hiện đau rát, săn cứng không phải do sữa, tình trạng sốt ngày càng nghiêm trọng. 

  • Vết mổ có dấu hiệu nhiễm trùng, tiết nhiều dịch hơn bình thường, kèm nóng rát, thậm chí sưng đỏ. 

  • Tiểu buốt, rát, có thể kèm theo máu. Nếu tiêu ra máu là cảnh báo của bệnh viêm đường tiết niệu. 

Một số dấu hiệu nhiễm khuẩn sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Nguyên nhân khiến mẹ bị nhiễm trùng hậu sản

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh. Theo bác sĩ, một số vi khuẩn như Coli, vi khuẩn tú cầu, Clostridium, Bacteroides là những tác nhân trực tiếp gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Thông thường, chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể sản phụ nhờ 4 trường hợp sau đây. 

  • Quá trình sinh không đảm bảo vô khuẩn: Trong một vài trường hợp, các vấn đề như kỹ thuật rửa tay, kháng khuẩn phòng sinh không đảm bảo tiêu chuẩn vô khuẩn. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của sản phụ trong thời gian sinh nở. Cuối cùng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trong giai đoạn hậu sản. 

  • Bị bệnh phụ khoa trước khi sinh: Nếu sản phụ từng bị viêm nhiễm âm đạo nhiều lần trước khi sinh cũng là điều kiện thuận lợi khiến các vi khuẩn gây nhiễm trùng hoạt động. Bởi sức khỏe vùng kín của mẹ ngay từ đầu đã kém, các loại vi khuẩn thường xuyên hoạt động ở đây. 

  • Thời gian trở rạ kéo dài: Thời gian trở rạ kéo dài đồng nghĩa với việc kiểm tra tử cung trước khi sinh cũng được thực hiện nhiều lần. Vì vậy, nguy cơ vi khuẩn gây nhiễm trùng xâm nhập cũng lớn hơn. 

  • Chăm sóc sau sinh không đạt chuẩn: Sau khi sinh, nếu mẹ chăm sóc vùng kín không cẩn thận, đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn cũng rất dễ hoạt động. Bởi giai đoạn này, sản dịch của phụ nữ ra khá nhiều, là điều kiện tốt để vi khuẩn sinh sôi. 

Một số nguyên nhân khiến mẹ bị nhiễm trùng sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hậu quả nguy hiểm khi mẹ nhiễm trùng hậu sản sau sinh

Nhiễm trùng hậu sản là hội chứng cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong đối với phụ nữ sau sinh. Vì thế, mẹ tuyệt đối không được chủ quan với vấn đề này. Sau đây là 7 hậu quả nghiêm trọng thường thấy nhất đối với sản phụ bị nhiễm khuẩn sau sinh. 

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, đường tiểu, âm đạo, cổ tử cung

Nguyên nhân

  • Quá trình rạch và khâu vết rạch tầng sinh môn không đúng cách, không đảm bảo tiêu chuẩn y tế. 

  • Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. 

  • Rách âm đạo trong quá trình sinh đẻ. 

  • Sót gạc trong âm đạo. 

Triệu chứng

  • Xuất hiện tình trạng sưng tấy, đỏ, rát và mủ, dịch tiết nhiều ở vết rạch. 

  • Sản phụ bị sốt nhẹ, tăng dần lên khoảng 38 đến 38.5 độ C. 

  • Sản dịch tiết ra có thể có mùi hoặc không. 

Cách điều trị

  • Vệ sinh tại chỗ bằng thuốc tím (oxi già) hoặc betadin. 

  • Nếu vết rạch tầng sinh môn có mủ, bị sưng tấy sẽ được cắt trĩ một phần hoặc toàn bộ để giúp tiêu dịch. 

  • Lấy băng gạc bỏ quên trong âm đạo (nếu có do sai sót y tế). 

  • Chỉ định dùng kháng sinh đối với từng trường hợp và diễn biến bệnh cụ thể. 

Nhiễm trùng vết rạch tầng sinh môn sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Viêm niêm mạc tử cung

Nguyên nhân

  • Do tình trạng chuyển dạ kéo dài, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ối. 

  • Do sót nhau, sót màng trong quá trình sinh đẻ hoặc thủ thuật bóc tách màng không đạt tiêu chuẩn vô khuẩn. 

Triệu chứng

  • Hầu hết các sản phụ bị viêm niêm mạc tử cung sau sinh đều có biểu hiện sốt từ 38 đến 39 độ sau 2 đến 3 ngày sinh em bé. 

  • Ngoài ra còn các biểu hiện khác như sản dịch có mùi hôi, có thể lẫn cả mủ và máu. 

  • Mạch đập nhanh, thường >100 nhịp/ phút. Người có cảm giác mệt mỏi, uể oải. 

  • Tử cung có cảm giác đau, rát, co hồi chậm. 

Cách điều trị

  • Bác sĩ có thể chỉ định hạ sốt cho mẹ bằng thuốc. Một số loại thuốc thường được dùng như Paracetamol. 

  • Ngoài ra, mẹ sẽ được chỉ định tiêm hoặc uống kháng sinh trong 7 ngày với liều lượng tùy tình trạng bệnh. Một số loại kháng sinh thường được áp dụng điều trị như ampicillin, gentamycin. 

  • Mẹ cũng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc làm tăng co bóp tử cung như oxytocin và ergometrin. 

  • Nếu nguyên nhân gây viêm niêm mạc là do bế sản dịch, mẹ nên massage để hỗ trợ tống sản dịch ra bên ngoài. 

  • Khi tình trạng viêm ngày càng nguy hiểm, có xu hướng lan rộng ra toàn bộ tử cung, mẹ sẽ có nguy cơ phải cắt toàn bộ. 

Viêm niêm mạc tử cung nguy hiểm tới tính mạng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm trùng toàn bộ tử cung

Nguyên nhân

  • Các nguyên nhân gây ra nhiễm trùng toàn bộ tử cung thường giống với nhiễm niêm mạc tử cung. Chúng bao gồm: do sót rau, màng, thủ thuật bóc rau, màng không đảm bảo vô khuẩn. 

Triệu chứng

  • Các triệu chứng bệnh cũng giống với nhiễm trùng niêm mạc tử cung nhưng với mức độ mạnh hơn. 

  • Đặc biệt, vào các ngày thứ 8, hoặc thứ 10 sẽ thấy máu ra nhiều bất thường, không giống với sản dịch. 

Cách điều trị

  • Đối với trường hợp viêm nhiễm đã tạo thành túi mủ, bác sĩ sẽ chọc túi mủ và dẫn lưu mủ ra bên ngoài. 

  • Đối với trường hợp nguy hiểm hơn, có khả năng cần cắt hoàn toàn phần tử cung mới có thể hết tình trạng nhiễm trùng. 

  • Khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng toàn bộ tử cung, mẹ nên điều trị tại các bệnh viện tuyến trên. Chúng sẽ đảm bảo về tay nghề bác sĩ cũng như cơ sở vật chất, điều kiện điều trị tốt hơn. 

Nhiễm trùng toàn bộ tử cung sau sinh ảnh hưởng tới sức khỏe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Viêm phúc mạc tiểu khung

Nguyên nhân

Viêm phúc mạc tiểu khung thứ phát là hình thái nhiễm khuẩn lan từ tử cung, dây chằng rộng, phần phụ, đáy chậu. Viêm phúc mạc nguyên phát là nhiễm khuẩn từ tử cung có thể không qua các bộ phận khác mà đi theo đường bạch mạch hoặc lan trực tiếp đến mặt sau phúc mạc, lan đến túi cùng sau, ruột, bàng quang.

Tình trạng viêm lan đến đâu sẽ hình thành giả mạc và phúc mạc sẽ dính vào nhau tại đó, phản ứng sinh ra các túi dịch, chất dịch có thể trong hoặc đục lẫn mủ hoặc máu (thể nặng). 

Triệu chứng

  • Các biểu hiện cảnh báo viêm phúc mạc tiểu khung thường xuất hiện khá chậm, sau 10 ngày sinh em bé. 

  • Thông thường, mẹ sẽ gặp phải trường hợp sốt cao kéo dài từ 39 đến 40 độ. Một số trường hợp còn kèm theo cơn đau bụng dưới dữ dội. 

  • Khu vực tử cung có cảm giác đau, đặc biệt khi ấn tay vào sẽ càng đau hơn. 

  • Bên cạnh tử cung thấy xuất hiện một khối u kích thích nhỏ, sờ vào cảm thấy cứng và đau không rõ lý do. 

Cách điều trị

  • Tình trạng viêm phúc mạc tiểu khung có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh đáp ứng thuốc, đồng thời phương pháp điều trị phù hợp. Bởi tùy thuốc vào tình trạng và cơ địa mỗi người sẽ có phương pháp phù hợp nhất định. 

  • Tuy nhiên, khi điều trị không tốt, tình hình có thể nguy hiểm, dẫn đến viêm phúc mạc toàn bộ. Thậm chí kết quả xấu nhất là gây tử vong đối với sản phụ. Vì vậy, mẹ cần tham khảo phương pháp điều trị tại bệnh viện, với bác sĩ uy tín. 

Viêm phúc mạc tiểu khung (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Viêm phúc mạc toàn bộ

Nguyên nhân

Viêm phúc mạc toàn bộ được chia thành hai thể thứ phát và nguyên phát. Nguyên nhân gây ra cả hai thể này chủ yếu đều xảy ra trong quá trình sinh hoặc mổ lấy thai. Cụ thể: 

  • Các quy trình vệ sinh trong phẫu thuật y tế như vệ sinh cá nhân của bác sĩ, vệ sinh phòng đẻ không đảm bảo vô khuẩn. 

  • Sai sót trong y tế như sót băng gạc trong bụng. 

  • Nhiễm khuẩn ối do thời gian chuyển dạ kéo dài. 

Triệu chứng

  • Viêm phúc mạc toàn bộ thường gây ra tình trạng mệt mỏi, sốt cao sau 7 đến 10 ngày sinh. Đồng thời, một số biểu hiện đi kèm khác như : mạch nhanh, khó thở, nôn.

  • Ổ bụng của mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, đau, có cảm giác đầy hơi chướng bụng. 

  • Nếu thực hiện xét nghiệm máu sẽ thấy lượng bạch cầu tăng trong cơ thể. 

Cách điều trị

  • Để điều trị tình trạng này, đa phần bác sĩ lựa chọn phương pháp sử dụng kháng sinh. 

  • Ngoài ra, với tình trạng nguy hiểm có thể áp dụng cắt bỏ tử cung một phần. 

Viêm phúc mạc tiểu khung toàn bộ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm khuẩn huyết sau sinh

Nguyên nhân

  • Do quá trình phẫu thuật không được đảm bảo tiêu chuẩn vô khuẩn. 
  • Do chưa thực hiện đúng các biện pháp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Khiến chúng thông qua vết thương hở xâm nhập vào máu, gây nguy hiểm đến sức khỏe. 

Triệu chứng

  • Sản phụ bị nhiễm khuẩn huyết thường là sốt cao liên tục. Nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 độ và cảm thấy rét run nhiều lần trong ngày. 
  • Xuất hiện một số tình trạng cảnh báo nhiễm khuẩn rõ ràng như môi khô, khó thở, đi tiểu ra máu, 
  • Thể trạng có dấu hiệu suy nhược, chóng mặt và buồn nôn thường xuyên. 

Cách điều trị

  • Đối với hình thức trị nội khoa, bác sĩ thường sẽ sử dụng kháng sinh kết hợp truyền máu cho sản phụ. 
  • Với điều trị ngoại khoa, sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ổ viêm để giúp tình trạng bệnh tốt hơn.

Nhiễm trùng đường huyết sau khi sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kế hoạch chăm sóc sản phụ bị nhiễm trùng hậu sản

Để chăm sóc tốt sản phụ bị nhiễm trùng sau khi sinh, người nhà cần tuân thủ theo 3 nguyên tắc sau đây. 

Nguyên tắc 1: Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

Mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng kháng sinh trong thời kỳ cho con bú. Bởi nếu dùng sai cách có thể gây ra tình trạng mất sữa. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và lưu ý một số loại kháng sinh như tĩnh mạch chỉ được dùng khi có triệu chứng nghiêm trọng. 

Sử dụng thuốc, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên tắc 2: Vệ sinh sạch sẽ

Mẹ cần đảm bảo vệ sinh cơ thể, đặc biệt vùng kín sạch sẽ sau khi sinh để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Nhờ đó, tình hình điều trị nhiễm khuẩn sau sinh sẽ có tác dụng, hiệu quả hơn. Nếu vệ sinh không đảm bảo, tình trạng bệnh có thể sẽ ngày càng nghiêm trọng, khó điều trị, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Vệ sinh vùng kín sau sinh thật sạch sẽ, cẩn thận (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên tắc 3: Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất là cách giúp mẹ nâng cao sức đề kháng tự tiện. Trong giai đoạn điều trị nhiễm khuẩn sau sinh, mẹ nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, những chất dinh dưỡng như protein, omega, khoáng chất canxi, sắt cũng giúp nâng cao sức khỏe cực kỳ tốt, mẹ không nên bỏ qua. 

Trong thời gian này, mẹ nên ăn nhiều các loại thịt đỏ, trứng gà, sữa để bổ sung năng lượng. Ngoài ra, mẹ nên ăn nhiều trái cây như cam, bưởi, táo, ổi để bổ sung vitamin C cho cơ thể. 

Xem thêm: 

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản sau sinh

Bệnh nhiễm trùng hậu sản cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh chính là gây ra tử vong. Vì vậy, mẹ cần phòng tránh cẩn thận để tránh xảy ra tình trạng này. 

Trên thực tế, đây là bệnh lý hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo một số phương pháp phòng ngừa sau nhé. 

  • Điều trị tình trạng viêm nhiễm khi mang thai: Nếu mẹ thường xuyên bị viêm âm đạo, nấm khi mang thai, mẹ cần đảm bảo trị khỏi hoàn toàn các bệnh trên trước khi sinh đẻ. Việc làm này giúp đảm bảo âm đạo, tử cung của chị em sạch sẽ, vô khuẩn tuyệt đối. Trong quá trình sinh đẻ xuất hiện các vết thương hở cũng không lo bị nhiễm khuẩn. 

  • Tuân thủ đúng quy trình vệ sinh khi sinh đẻ: Trước, trong và sau khi đẻ có rất nhiều yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh. Đặc biệt trong lúc sinh, phòng sinh cần đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Các tiêu chuẩn vệ sinh của đội ngũ tham gia đỡ đẻ và sản phụ cũng cần được đặt lên hàng đầu. Chỉ có như vậy mới đảm bảo sản phụ không có nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ môi trường. 

  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi sinh: Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường tống ra nhiều sản dịch. Đồng thời tại vùng kín cũng xuất hiện một số vết thương hở, vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Để ngăn chặn nguy cơ này, mẹ cần chủ động vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên. 

Khám phụ khoa thường xuyên, điều trị bệnh viêm nhiễm giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là tổng hợp thông tin về hội chứng nhiễm trùng hậu sản cùng những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng của nó. Mong rằng các thông tin trong bài đã giúp mẹ có cái nhìn khách quan nhất về bệnh lý này. Qua đó biết về sự nguy hiểm của nó và cách phòng ngừa hiệu quả. 

What Is Postpartum Endometritis? - Truy cập ngày 17/06/2022

https://www.webmd.com/parenting/what-is-postpartum-endometritis

Postpartum Infection - Truy cập ngày 17/06/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560804/

Puerperal Infections - Truy cập ngày 17/06/2022

https://www.healthline.com/health/puerperal-infection

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!