zalo
Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ không lo bị mất chất, giữ nguyên dinh dưỡng
Giai đoạn hậu sản

Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ không lo bị mất chất, giữ nguyên dinh dưỡng

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

26/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cách hâm sữa mẹ ở ngăn mát và ngăn đá tủ lạnh thế nào giúp giữ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu mẹ đang có cùng thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Trong bài viết này, Monkey sẽ bật mí cho mẹ về cách hâm sữa giúp giữ trọn vẹn dinh dưỡng trong sữa. Qua đó, vừa tốt cho sự phát triển của trẻ, giúp đảm bảo giúp con ăn ngon miệng hơn. 

Cách hâm sữa mẹ bảo quản ngăn mát tủ lạnh

Nếu sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát phải hâm thế nào mới giữ trọn dinh dưỡng. 

Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm

  • Bước 1: Lấy túi/bình sữa trong ngăn mát bỏ ra ngoài. 

  • Bước 2: Lấy một chiếc bát tô, thêm nước ấm khoảng 40 độ vào bát sao cho ngập phần sữa cần hâm nóng. 

  • Bước 3: Mẹ chờ trong khoảng 5 đến 7 phút, nếu thấy nước bị nguội có thể thêm nước để điều chỉnh nhiệt độ. 

  • Bước 4: Kiểm tra lại nhiệt độ của sữa và cho trẻ ti.  

Hâm sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bằng nước ấm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách hâm sữa mẹ bằng máy 

  • Bước 1: Mẹ kiểm tra khay chứa, bình của máy hâm sữa có đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ hay không. Nếu chưa thì cần vệ sinh và tiệt trùng trước khi sử dụng. 

  • Bước 2: Đặt bình sữa vào khay chứa trong máy hâm sữa đúng vị trí. 

  • Bước 3: Đổ nước vào máy hâm đến mức phù hợp (thường ngang với mức sữa trong bình đang hâm). 

  • Bước 4: Cắm điện và điều chỉnh mức nhiệt độ phù hợp để hâm sữa. Khi hâm sữa để ngăn mát, mẹ hãy đặt mức nhiệt độ khoảng 40 đến 45 độ C là phù hợp. 

  • Bước 5: Sau khoảng 7 phút, sữa sẽ đạt nhiệt độ chuẩn, đèn báo hiệu trên máy hâm sữa sẽ tắt. Khi này, mẹ có thể cho sữa vào bình để trẻ ti. 

Hâm sữa mẹ để ngăn mát bằng máy hâm sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách hâm sữa mẹ trữ đông ngăn đá

Tương tự với hâm sữa mẹ trữ ở ngăn mát, chúng ta cũng có thể hâm sữa trữ ở ngăn đá bằng 2 cách như sau: 

Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm

  • Bước 1: Lấy sữa mẹ từ ngăn đá bỏ vào ngăn mát tủ lạnh trước ít nhất 12 giờ. Khi sữa chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng nước tiến hành hâm. 

  • Bước 2: Lấy một chiếc bát tô, thêm nước ấm 40 độ vào trong. Nhiệt độ nước đạt 40 độ sẽ giữ dinh dưỡng bên trong sữa mẹ tốt nhất. Mẹ không nên hâm sữa bằng nước quá nóng hoặc quá nguội, sẽ khiến sữa không đạt chuẩn chất lượng. 

  • Bước 3: Mẹ đặt sữa túi/bình sữa vào bên trong bát nước trong khoảng 8 phút. 

  • Bước 4: Sau 8 phút, mẹ có thể cho sữa vào bình của trẻ, kiểm tra lại nhiệt độ và cho con sử dụng bình thường. 

Hâm sữa mẹ bằng nước âm khi trữ ngăn đá. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách hâm sữa mẹ bằng máy 

  • Bước 1: Mẹ kiểm tra khay chứa, bình của máy hâm sữa có đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ hay không. Nếu chưa thì cần vệ sinh và tiệt trùng trước khi sử dụng. 

  • Bước 2: Đặt bình sữa vào khay chứa trong máy hâm sữa đúng vị trí. 

  • Bước 3: Đổ nước vào máy hâm đến mức phù hợp (thường ngang với mức sữa trong bình đang hâm). 

  • Bước 4: Cắm điện và điều chỉnh mức nhiệt độ phù hợp để hâm sữa. Khi hâm sữa để ngăn đá, mẹ hãy đặt mức nhiệt độ 75 đến 85 độ C. 

  • Bước 5: Khi sữa đạt nhiệt độ đạt chuẩn, đèn trên máy hâm sữa sẽ tự động ngắt. Lúc này, mẹ hãy kiểm tra lại nhiệt độ thực của sữa một lần nữa và cho bé ti. 

Cách hâm sữa mẹ để ngăn đá bằng máy hâm sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên tắc khi hâm sữa mẹ giúp giữ nguyên dưỡng chất

Dưới đây là một số quy tắc khi hâm sữa mẹ. Các mẹ hãy tham khảo và áp dụng thật cẩn thận, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhé. 

Không hâm sữa bằng lò vi sóng

Nhiệt độ của lò vi sóng thường khá cao, sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ. Đồng thời, sóng microwave từ lò vi sóng sẽ làm đứt gãy cấu trúc của các amino axit trong sữa mẹ. Từ đó phá hủy vitamin, làm chết kháng thể, và giảm giá trị dinh dưỡng của protein, lipid trong sữa mẹ. 

Nó đồng nghĩa với việc dinh dưỡng trẻ nhận được từ việc ti sữa sẽ giảm đáng kể, không còn đảm bảo. Lâu dần sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. 

Không được hâm sữa bằng lò vi sóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không hâm sữa bằng nước quá nóng 

Nếu sử dụng nhiệt độ quá nóng khi hâm sữa sẽ dẫn đến tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều này sẽ làm đứt gãy các liên kết dinh dưỡng, amino axit trong sữa mẹ, gây biến chất. Khi trẻ uống vào sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Vậy nên, mẹ tuyệt đối không được hâm sữa bằng nước quá nóng. 

Theo khuyến cáo, 40 độ là nhiệt độ thích hợp nhất để hâm sữa cho trẻ. Khi trẻ bú sữa mẹ trực tiếp, nhiệt độ của sữa sẽ tầm 37 đến 37,5 độ, tương đương với nhiệt độ cơ thể mẹ. Vậy nên, hâm sữa với nhiệt độ 40 độ sẽ giúp sữa mẹ đạt đến nhiệt độ chuẩn nhất. 

Hâm sữa bằng nước quá nóng sẽ làm giảm dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không lắc mạnh bình sữa khi hâm

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia sữa mẹ, khi hâm sữa tuyệt đối không được lắc mạnh bình. Nếu mẹ lắc mạnh bình sẽ phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng bên trong, làm giảm chất lượng của nó. Đặc biệt, điều này có thể làm mất kháng thể trong sữa, làm đứt gãy liên kết phân tử bên trong. Do đó, khi hâm và rã đông sữa, mẹ chỉ nên lắc nhẹ nhàng để làm tan váng sữa.   

Không nên lắc mạnh bình sữa khi hâm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng bình/túi chuyên dụng để hâm sữa

Túi hay bình đựng sữa chuyên dụng được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, rất an toàn. Ngay cả khi đun nóng, chất liệu này cũng không bị biến đổi, đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng. Vậy nên, mẹ nên sử dụng bình hoặc túi chuyên dụng để hâm sữa cho trẻ.

Mẹ tuyệt đối không được sử dụng bình tái chế, dùng một lần, làm từ nhựa số 7 chứa BPA. Chúng là những chất liệu độc hại, không tốt cho sức khỏe của mẹ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. 

Sử dụng bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng khi hâm sữa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin hướng dẫn cách hâm sữa mẹ đạt chuẩn, giúp đảm bảo chất lượng. Mẹ hãy tham khảo và thực hiện đầy đủ các bước để tốt nhất cho trẻ nhé. Đồng thời đừng quên tham khảo thêm nhiều kiến thức về sữa mẹ thật hữu ích tại chuyên mục Giai đoạn hậu sản của Monkey nhé. 

How to Safely Warm Breast Milk from the Refrigerator and Freezer - Truy cập ngày 26/9/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/how-to-warm-breast-milk

Proper Storage and Preparation of Breast Milk - Truy cập ngày 26/9/2022

https://www.cdc.gov/breastfeeding/recommendations/handling_breastmilk.htm

 

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!