Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ trong những ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên nếu mẹ cho trẻ bú cho bú sai cách, sai tư thế sẽ khiến trẻ không nhận được đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ. Việc này khiến trẻ bị đói, quấy khóc thậm chí là sụt cân. Vậy làm thế nào để cho con bú đúng cách? Các mẹ hãy theo dõi bài viết cách cho con bú đúng khớp ngậm dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Lợi ích khi trẻ bú sữa mẹ từ sớm
Các chuyên gia khuyến cáo cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt và mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và trẻ. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ bú mẹ sớm.
-
Tăng cường hệ miễn dịch của trẻ: Cho trẻ bú sớm sẽ giúp trẻ nhận được phần sữa non tuyệt vời và tốt nhất của sữa mẹ. Sữa non là loại thực ăn cực kỳ phù hợp với hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ.
Trong sữa non có chứa nhiều kháng thể IgA, các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Nếu mẹ cho trẻ bú sớm trong 6 tháng đầu sẽ giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh hô hấp, nhiễm trùng tai, tiêu chảy,...
-
Tốt cho sự phát triển toàn diện: Hàm lượng protein có trong sữa non cao gấp 5 lần sữa mẹ thông thường. Đồng thời, sữa non còn chứa nhiều loại vitamin A, E, K, B2. B3, lactose,...hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Trong 2 tuần đầu, sữa mẹ chứa 4000 bạch cầu trong 1m tiết ra IgA, lysozyme, lactoferrin ức chế hoạt động của các virus. Mẹ cho trẻ bú sớm sẽ giúp trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá này. Và giúp trẻ sẽ tăng sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh.
-
Bảo vệ sức khỏe của mẹ: Việc cho trẻ bú trong 1 giờ sau sinh cũng rất quan trọng với các mẹ. Khi trẻ bú sẽ co hồi tử cung nhanh giúp mẹ phòng ngừa được tình trạng băng huyết. Ngoài ra còn giúp mẹ tiết sữa sớm hơn, hạn chế được tình trạng cương tức ngực, áp xe vú và gọi sữa về nhiều hơn.
-
Tiết kiệm chi phí: Trung bình mỗi tháng nếu cho trẻ bú sữa ngoài mẹ sẽ tiêu tốn từ 2.000.000-3.000.000 VNĐ. Vì thế, nếu mẹ cho trẻ bú sữa mẹ sớm sẽ tiết kiệm được khoản tiền này mỗi tháng. Đồng thời còn giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển một cách tự nhiên.
4 Bước thực hành cho trẻ bú đúng khớp ngậm
Khi mẹ cho trẻ bú đúng khớp sẽ giúp trẻ nhận được nhiều dinh dưỡng từ sữa hơn. Đây cũng là một kỹ năng khá quan trọng cho các mẹ trong quá trình nuôi con nhỏ. Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm hoặc chưa biết cách thì có thể tham khảo các bước hướng dẫn sau đây.
Bước 1: Mẹ bồng trẻ áp sát vào người sao cho mặt trẻ hướng vào bầu ngực và mũi trẻ đặt gần núm vú của mẹ. Lúc này mẹ cần lưu ý bồng trẻ sao cho phần tai, vai và hông trẻ nằm trên một đường thẳng. Ở tư thế này sẽ giúp trẻ nuốt sữa dễ dàng và tốt hơn.
Bước 2: Điều chỉnh phần đầu của trẻ hơi ngửa ra sau để môi của trẻ có thể chạm vào núm vú. Cách này sẽ giúp kích thích trẻ mở rộng miệng hơn để ngậm vú mẹ.
Bước 3: Trong quá trình bú trẻ sẽ há miệng rộng nên cằm của trẻ sẽ chạm vào vú của mẹ trước. Lúc này mẹ có thể chờ cằm và lưỡi của trẻ hạ xuống và cho trẻ ngậm núm vú. Mẹ nên lưu ý để ngón tay của mình xa vú một chút để không cản trở quá trình bú của trẻ.
Bước 4: Mẹ nên điều chỉnh vị trí đầu của trẻ ngửa ra sau để lưỡi của trẻ chạm vào vú mẹ càng nhiều càng tốt. Mẹ nên để trẻ ngậm vú kín miệng và cầm của trẻ chạm sát vào vú của mẹ. Lưu ý luôn để mũi của trẻ thông thoáng để trẻ bú được nhiều sữa, bú lâu hơn và không bị sặc hay ngạt thở.
Có nên sử dụng ghế cho con bú không? Ưu nhược điểm là gì?
Phương pháp cho con bú vô kinh là gì? Tránh thai có hiệu quả không?
Nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào? Thời điểm cai sữa phù hợp
Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã bú đúng khớp
Nếu trẻ không ngậm đúng khớp sẽ khiến sữa mẹ tiết ra không được nhiều, trẻ bú không no và đủ sữa. Mẹ có thể nhận biết điều này qua một số dấu hiệu sau để điều chỉnh kịp thời, giúp trẻ bú tốt hơn.
-
Vị trí môi: Nếu trẻ bú đúng khớp thì môi trên và môi dưới sẽ trề ra bên ngoài và không bị mím vào bên trong. Trong quá trình bú, nếu trẻ ngậm đúng khớp mẹ sẽ không thể thấy được phần núm vú mà chỉ thấy được quầng vú.
-
Vị trí miệng: Khi bú miệng của trẻ sẽ mở rộng, phần núm vú và quầng vú đều sẽ nằm trong miệng trẻ.
-
Phần lưỡi của trẻ: Lưỡi của trẻ khi bú đúng sẽ mở về phía của nướu dưới tạo thành một vùng lõm quanh vú. Điều này sẽ giúp trẻ giảm áp lực từ hàm khi bú sữa mẹ.
-
Tai trẻ: Trong suốt quá trình mút và nuốt sữa tai của trẻ sẽ chuyển động lay nhẹ.
-
Nghe thấy tiếng nuốt đều đặn: Những ngày đầu sau khi trẻ có thể mút từ 5 đến 10 lần trước khi nuốt bởi vì sữa non rất ít. Khi sữa mẹ đã tiết đều thì mẹ sẽ nghe tiếng nuốt sữa rõ ràng hơn. Khi trẻ mút sẽ kích thích phản ứng tiết sữa của mẹ, mẹ sẽ nghe trẻ mút 1-2 lần trước khi nuốt.
-
Sữa không bị rỉ ra ngoài: Trong quá trình bú sữa không bị rỉ ra miệng của trẻ chứng tỏ sẽ đã ngậm đúng khớp và nuốt được sữa.
-
Không thấy bầu má trẻ: Nếu mẹ cho trẻ bú mà không thể nhìn thấy được bầu má của trẻ cho thấy trẻ không ngậm chặt vú, không mút được sữa khi chuyển động lưỡi và nướu. Lúc này mẹ nên kéo trẻ ra và cho ngậm vú lại.
Nguyên tắc khi cho con bú sữa mẹ không thể bỏ qua
Để quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thuận lợi thì trong quá trình cho con bú mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
Cho trẻ bú sớm
Trong vòng 1 giờ sau sinh trẻ nên được tiếp xúc da kề da và bú sữa mẹ sớm. Khi trẻ bú mẹ sẽ tạo các phản xạ lên tuyến yên để tiết hormone oxytocin. Hormone này sẽ khiến tử cung co chặt, hạn chế tình trạng băng huyết sau sinh cho mẹ và giúp sữa về sớm hơn. Vì thế mẹ sau sinh cho trẻ bú càng sớm càng tốt. Đặc biệt trước và trong khi được bú sữa mẹ thì mẹ không nên cho trẻ uống thêm bất cứ thứ gì.
Cho trẻ bú theo nhu cầu
Mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu để giúp trẻ không bị khát, bị đói và trẻ sẽ ít quấy khóc, ngủ ngoan hơn và tăng cân nhanh hơn. Đồng thời cho trẻ bú theo nhu cầu sẽ giúp mẹ giảm căng tức vú, kích thích tiết sữa nhiều hơn. Mẹ có thể cho trẻ bú theo nhu cầu khi trẻ có các dấu hiệu đói như mở miệng, rúc đầu tìm vú mẹ, mút hoặc ngậm ngón tay ngón chân, quấy khóc.
Xem thêm:
- Cách cho con bú đúng cách: Tư thế cho con bú mẹ, bú bình đúng chuẩn
- Khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ mới nhất hiện nay
Cho trẻ bú đúng tư thế
Mẹ có thể cho bé bú ở bất kỳ tư thế nằm hay ngồi nào mà mẹ và trẻ đều thấy thỏa mái. Khi cho bú mẹ nên đặt phần đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng, bụng trẻ áp vào bụng mẹ, mặt trẻ quay về hướng của vú mẹ. Đồng thời mũi trẻ được đặt đối diện với núm vú để mẹ có thể đỡ được toàn bộ cơ thể của trẻ.
- Ở tư thế ngồi: Mẹ chọn một vị trí để tựa thoải mái để cho trẻ bú bởi vì mỗi lần bú thời kéo dài từ 15-30 phút. Tiếp đến mẹ ôm trẻ vào lòng, 2 tay mẹ tạo thành hình vòng cung. Mẹ cho trẻ bú bên nào thì nên dùng tay phía đó để đỡ trẻ trong quá trình bú. Mẹ nên kiểm tra để đảm bảo đầu-lưng-mông của trẻ nằm trên một đường thẳng. Trẻ sẽ được đặt nghiêng sao với bầu ngực của mẹ, bụng và mặt của trẻ sẽ chạm vào bụng và ngực của mẹ.
- Ở tư thế nằm: Mẹ đặt trẻ nằm nghiêng bên cạnh, phần đầu của trẻ sẽ đặt cao hơn thân để tránh bị trào sữa.
Hy vọng qua bài viết về cách cho con bú đúng khớp ngậm trên sẽ giúp mẹ cho trẻ bú tốt hơn. Khi trẻ bú đúng cách sẽ bú được nhiều sữa, bú ngoan hơn và cũng sẽ giúp mẹ đỡ vất vả hơn. Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình vất vả và gian nan nên các mẹ phải thật kiên trì và cố gắng. Chúc các mẹ nuôi con thuận lợi và thành công.
Breastfeeding: positioning and attachment - Truy cập ngày 30/9/2022
https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/positioning-and-attachment/